Bài 48: Mắt
Bài C1 (SGK trang 128)
Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh. Thể thủy tinh đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ phần nào trong con mắt?
Hướng dẫn giải
Những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh: Đều có một bộ phận với vai trò như một thấu kính hội tụ để thu ảnh (đó là vật kính hoặc thể thủy tinh) và một bộ phận để hứng ảnh, đó là phim hoặc màng lưởi.
Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh. Phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.
Bài C2 (SKG trang 129)
Ta đã biết, khi vật nằm càng xa thấu kính hội tụ thì ảnh thật của vật nằm càng gần tiêu điểm của thấu kính. Vậy em hãy cho biết tiêu cự của thể thuỷ tinh khi mắt nhìn các vật ở xa và các vật ở gần dài, ngắn khác nhau như thế nào? Biết rằng khoảng cách từ thể thuỷ tinh của mắt đến màng lưới là không thay đổi và ảnh của vật luôn hiện rõ nét trên màng lưới (hình 48.2).
Hướng dẫn giải
Khi nhìn các vật ở càng xa mắt thì tiêu cự của thể thuỷ tinh càng lớn (thể thuỷ tinh dẹt xuống), khi nhìn các vật càng gần mắt thì tiêu cự của thể thuỷ tinh càng nhỏ (thể thuỷ tinh phồng lên).
Bài C5 (SGK trang 130)
Một người đứng cách một cột điện 20 m. Cột điện cao 8 m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2 cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Trên hình ta biểu diễn cột điện bằng đoạn AB (AB = 8 cm); O là thể thủy tinh (OA = 20 m); A'B' là ảnh cột điện trên màng lưới (OA' = 2 cm). Ta có:
= => A'B' = = 0,8 cm
Bài C6 (SGK trang 130)
Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất?
Hướng dẫn giải
Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài nhất. Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ ngắn nhất.