Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu C1 (SGK trang 157)

Hãy tính các giá trị của tích pV ở bảng 29.1 và rút ra kết luận về dự đoán.

Thể tích V(cm3) Áp suất p(105 Pa) PV
20 1,00  
10 2,00  
40 0,50  
30 0,67  

Hướng dẫn giải

V1=20cm3 ; P1=1 . 105 Pa thì P1V1=20

V2=10cm3 ; P2=2 . 105 Pa thì P2V2=20

P3=40cm3 ; V3=0,5 . 105 Pa thì P3V3=20

P4=30cm3 ; V4=0,67 . 105 Pa thì P4V4=20,1

Ta nhận thấy tích PV = hằng số thì P ~ 1/V

Câu C2 (SGK trang 157)

Hãy dùng các số liệu trong bảng kết quả thí nghiệm để vẽ đường biểu diễn sự biến thiên của p theo V trong hệ tọa độ (p, V).

- Trên trục hoành: 1 cm ứng với 10cm3

- Trên trục tung: 1 cm ứng với 0,2.105 Pa

Hướng dẫn giải

Đường biểu diễn sự biến thiên của p theo V trong hệ toạ độ (p;V) là một đường hypebol

Bài 1 (SGK trang 159)

Kể tên các thông số trạng thái của một lượng khí.

Hướng dẫn giải

Tên các thông số trạng thái của một lượng khí : áp suất, thể tích, nhiệt độ.

Bài 2 (SGK trang 159)

Thế nào là quá trình đẳng nhiệt?

Hướng dẫn giải

Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.

Bài 3 (SGK trang 159)

Phát biểu và viết hệ thức của định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt.

Hướng dẫn giải

Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

Phát biểu cách khác:
Ở nhiệt độ không đổi, tích của thể tích một khối lượng khí với áp suất của lượng khí đó là một đại lượng không đổi.

Bài 4 (SGK trang 159)

Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V) có dạng gì?

Hướng dẫn giải

- Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V) là đường hypebol

Bài 5 (SGK trang 159)

Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A. Thể tích

B. Khối lượng

C. Nhiệt độ tuyệt đối

D. Áp suất

Hướng dẫn giải

Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

A. Thể tích

B. Khối lượng

C. Nhiệt độ tuyệt đối

D. Áp suất

Bài 6 (SGK trang 159)

Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào không phù hợp với định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt?

A. \(p\sim\dfrac{1}{V}\).

B. \(V\sim\dfrac{1}{p}\).

C. \(V\sim p\).

D. \(p_1V_1=p_2V_2\).

Hướng dẫn giải

D

Bài 7 (SGK trang 159)

Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt?

A. \(p_1V_1=p_2V_2\).

B. \(\dfrac{p_1}{V_1}=\dfrac{p_2}{V_2}\).

C. \(\dfrac{p_1}{p_2}=\dfrac{V_1}{V_2}\).

D. \(p\sim V\).

Hướng dẫn giải

Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt?

D. p ~ V

Bài 8 (SGK trang 159)

Một xilanh chứa 150cm3 khí ở áp suất 2.10Pa.Pit-tông nén khí trong xilanh xuống còn 100cm3. Tính áp suất của khí trong xilanh lúc này, coi nhiệt độ như không đổi.

Hướng dẫn giải

Quá trình đẳng nhiệt: \(P_1V_1=P_2V_2\Rightarrow P_2=\dfrac{P_1V_1}{V_2}\)

\(=\dfrac{2\cdot10^5\cdot150}{100}=3\cdot10^5Pa\)

Bài 9 (SGK trang 159)

Một quả bóng có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125cm3 không khí. Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 45 lần bơm. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi.

Hướng dẫn giải

* Sau 45 lần bơm đã đưa vào bóng một lượng khí ở bên ngoài có thể tích là V1 = 45 . 125 = 5625 cm3 và áp suất p1 = 105 pa

* Khi vào trong quả bóng, lượng khí này có thể tích V2 = 2,5 lít = 2 . 500 cm3 và áp suất P2

Do nhiệt độ không đổi:

p1V1 = p2V2 => P2 = \(\dfrac{p1V1}{V2}=\dfrac{10^5\cdot5625}{2\cdot500}\)

P2 = 2,25 . 105 Pa

Có thể bạn quan tâm