Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 38-39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 3 (SGK trang 154)

Câu 3: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmon nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí?

Hướng dẫn giải

- Vào thời kì dậy thì của nam. vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testostêrôn làm thay đổi mạnh thể chất và tâm sinh lí ở nam.

- Vào thời kì dậy thì ở nữ, vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích buồng trứng tăng cường tiết ơstrôgen làm thay đổi mạnh thể chất và tâm sinh lí ở nữ.


 

Câu 1 (SGK trang 157)

Câu 1: Nêu một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

Hướng dẫn giải

Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật là nhân tố di truyền và hoocmôn.

Câu 4 (SGK trang 157)

Câu 4: Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?

Hướng dẫn giải

Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng duy trì nhiệt độ thích hợp cho phôi phát triển.

Câu 2 (SGK trang 157)

Câu 2: Nêu một số nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

Hướng dẫn giải

Một số nhân tố môi trưởng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật như: thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng...

Câu 2 (SGK trang 154)

Câu 2: Kể tên các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng.

Hướng dẫn giải

Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là juvenin và ecđisơn.

Câu 1 (SGK trang 154)

Câu 1: Kể tên các loại hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.

Hướng dẫn giải

Câu 1 Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.

Trả lời:

Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là: tirôxin, testosterôn, ơstrôgen.

Câu 3 (SGK trang 157)

Câu 3: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia sức non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường.

Hướng dẫn giải

Vì gia súc là động vật hằng nhiệt, mùa đông trời lạnh, thân nhiệt của gia súc cao hơn nhiều so với nhiệt độ của môi trường nên cơ thể gia súc mất rất nhiều nhiệt vào môi trường. Để bù lại lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn vì vậy gia súc non cần được ăn nhiều hơn hình thường để bù lại các chất đã bị ôxi hoá. Bảo đảm chúng có thể sinh trưởng và phát triển hình thường trong những ngày mùa đông lạnh giá.

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm