Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2)

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1 (Trang 38 – SGK)

Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi.
Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách. Cậu bé tìm mãi không ra bèn hỏi bố.
Ông bố đáp:
- Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa.
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy. 

Hướng dẫn giải

Khi cậu bé lên năm hỏi cha quả bóng ở đâu, người cha trả lời  “Quả bóng ở ngay dưới cuốn Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”  thì câu trả lời của người cha đã không tuân thủ phương châm cách thức.
Đứa con 5 tuổi (chưa học lớp 1) không thể nhận biết được đâu là “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”; đối với đối tượng giao tiếp này, câu nói đó là mơ hồ. Như thế, câu nói của người bố cũng không đảm bảo mối quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp (ở đây là người giao tiếp: nói với ai?).

Câu 2 (Trang 38 – SGK)

 Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão:

- Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Lời nói của Chân, Tay với lão Miệng "Chúng tôi đến đây không phải để thăm hỏi trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ này chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi khổ cực vì ông nhiều rồi" không tuân thủ phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ phương châm lịch sự như vậy là không có lý do chính đáng, không có căn cứ. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

 

Có thể bạn quan tâm