Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Từ đồng âm

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: (Trang 136 - SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đọc lại đoạn dịch bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá từ “tháng tám thu cao gió thét già” đến "quay về, chống gậy lòng ấm ức", tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.

Hướng dẫn giải

    • Thu:
    • Thu 1 : danh từ, mùa thu -> chỉ một mùa trong năm.
    • Thu 2 : động từ, thu tiền -> chỉ hành động.
  • Cao :
    • Cao 1 : tính từ, trái nghĩa với thấp.
    • Cao 2 : danh từ, chỉ một loại thuốc Nam dùng để chữa bệnh (cao khỉ, cao trăn).
  • Ba :
    • Ba 1: số từ, ba lớp tranh.
    • Ba 2: danh từ, người sinh ra mình (ba mẹ).
  • Tranh:
    • Tranh 1: danh từ, tấm lợp kín bằng cỏ (tấm tranh).
    • Tranh 2: động từ, bàn cãi để tìm ra lẽ phải (tranh cãi).
  • Sang:
    • Sang 1: động từ, biểu thị hướng hoạt động nhằm một đối tượng khác (sang phương).
    • Sang 2: tính từ, làm cho người ta phải coi trọng (sang trọng).
  • Nam:
    • Nam 1: chỉ phương hướng (miền Nam)
    • Nam 2: giới tính của con người (nam nhi)
  • Sức:
    • Sức 1: chỉ sức khỏe của con người (sức lực)
    • Sức 2: danh từ: một loại văn bản do quan lại truyền xuống cho lí trưởng đốc thúc (tờ sức).
  • Nhè:
    •  Nhè 1: động từ nhằm vào chỗ yếu, chỗ bất lợi của người khác
    • Nhè 2: động từ bụm miệng lại dùng lưỡi để đẩy ra
  • Tuốt:
    • Tuốt 1: tính từ, thẳng một mạch đến tận nơi xa
    • Tuốt 2: động từ, hành động lao động trong việc thu hoạt lúa (tuốt lúa)
  • Môi:
    • Môi 1: danh từ, chỉ bộ phận trên khuôn mặt (môi khô)
    • Môi 2: tính từ, làm trung gian cho hai bên (môi giới)

Câu 2: (Trang 136 - SGK Ngữ văn 7 tập 1)

a. Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.
 b. Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.

Hướng dẫn giải

Nghĩa khác nhau của danh từ cổ:

  • Nghĩa 1: Bộ phận của cơ thể nối đầu với thân
  • Ví dụ: Tiện đây anh nắm cổ tay/ Anh hỏi câu này có lấy anh không?
  • Nghĩa 2: Sự cứng cỏi không chịu thuyết phục
  • Ví dụ: Tôi nói anh ấy không chịu thay đổi, cứng đầu cứng cổ lắm
  • Nghĩa 3: Bộ phận co lại ở phần đầu của một số đồ vật (cổ chai)
  • Ví dụ: Cổ chai này bé quá
  • Nghĩa 4: Bộ phận của áo hoặc giày
  • Ví dụ: Chiếc cổ áo này bị bẩn rồi

Từ đồng âm với cổ: Đồ cổ: Đồ vật có từ xa xưa và có giá trị.

Câu 3: (Trang 136 - SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm đã cho sẵn.

  • Bàn (danh từ) - bàn (động từ)
  • Sâu (danh từ) - sâu (tính từ)
  •  Năm (danh từ) - năm (số từ)

Hướng dẫn giải

Đặt câu:

  • Ngồi quây quần quanh bàn ăn, gia đình em đang bàn bạc rôm rả về ngày tết sắp tới.
  • Những loài sâu thường ẩn mình sâu dưới những kẽ lá để tránh sjw phát hiện của kẻ thù.
  • Năm nay có năm bạn học sinh trong lớp đạt loại xuất sắc 

Câu 4: (Trang 136 - SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Anh chàng trong truyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?
Ngày xưa có anh chàng mượn của hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: "Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả." Anh chàng nói: "Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò."

- Nhưng vạc của con là vạc thật.
- Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? - Anh ta trả lời.
- Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.
- Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?

Hướng dẫn giải

Anh chàng gian dối láu cá trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp đồng âm, để âm mưu không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.

  • Vạc đồng có thế hiếu theo hai cách:
    • Vạc làm băng chất liệu kim loại
    •  Vạc là con chim kiếm ăn ngoài đồng.
  • Đồng cũng có hai cách hiểu:
    • Cánh đồng
    • Chất liệu kim loại bằng đồng

Các từ vạc, đồng được đặt trong câu với sự kết hợp không chặt chẽ: mượn vạc - cái vạc - con vạc, đền cho anh ta cò, vạc đồng - cái vạc làm bằng đồng - con vạc ở ngoài đồng, cò nhà - cò đồng - cò sống ở ngoài đồng.

Bài tham khảo thêm

Viết 1 đoạn văn ngắn sử dụng từ đồng âm và giải thích nghĩa từ đồng âm đó

Hướng dẫn giải

Bài làm tham khảo

Bạn có nhớ ngày đầu tiên mình biết đọc những nét chữ tiếng Việt là khi nào không? Tôi vẫn nhớ như in năm đó tôi tròn năm tuổi. Bên chiếc bàn học nhỏ xinh, mẹ đã ân cần, nhẫn nại dạy tôi đọc những chữ cái tiếng việt. Dần dần, tôi đã biết đọc những câu thơ ngắn. Càng đọc, tôi càng khám phá thêm được nhiều kiến thức mới, yêu thêm quê hương đất nước mình. Khi tôi biết đọc thành thạo, tôi thường đọc những câu chuyện cổ tích dài cho bố mẹ nghe và cả nhà cùng háo hức bàn về ý nghĩa của câu chuyện đó. Qua những lời phân tích, giảng giải của mẹ đã giúp tôi hiểu thêm những bài học răn dạy trong câu chuyện mà ông cha ta đã gửi gắm. Yêu biết mấy thứ ngôn ngữ đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay.

Những từ đồng âm trong đoạn văn trên:

  • Từ "năm" thứ nhất (danh từ, chỉ đơn vị thời gian) - từ "năm" thứ hai (số từ, chỉ số tuổi của mỗi người).
  • Từ "bàn" thứ nhất (danh từ chỉ chiếc bàn, 1 đồ dùng quen thuộc) - từ "bàn" thứ hai (động từ, chỉ việc bàn bạc một công việc nào đó).

Tham khảo thêm

Viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) trong đó có sử dụng từ đồng âm.

Hướng dẫn giải

Bài tham khảo 1:

Tôi và  Hoa là bạn thân của nhau. Mặc dù hai đứa chơi thân với nhau nhưng chúng tôi mỗi người một tính cách, sở thích khác nhau. Tôi không có giọng hát hay như Hoa. Hoa hát hay lắm. Mỗi lần nó hát đều khiến mọi người trò khen ngợi. Để có giọng hát hay như thế, nó đều hay hát mỗi ngày. Chính sự chăm chỉ rèn luyện mà kì thi văn nghệ cấp thành phố vừa qua. Kể cũng lạ, rõ chơi thân với nhau nhưng tôi chẳng thể hát hay như nó. Cái giọng cứ ồm ồm như vịt đực chẳng thể trong trẻo hát hay được như nó cả. Nó vẫn hay trêu tôi bởi cái giọng nói này, và nhiều khi còn bắt tôi luyện giọng với cả nó. Mặc dù nó hay trêu chọc tôi, tính tình, sở thích chúng tôi có khác nhau nhưng chúng tôi mãi là bạn tốt của nhau.

Từ đồng âm: hát hay( Hoa hát hay lắm) chỉ lời khen còn hát ( nó đều hay hát mỗi ngày) chỉ việc làm thường xuyên

Bài tham khảo 2:

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người. Nơi đây có biết bao nhiêu kỉ niệm gắn bó, là nơi ta sinh ra và lớn lên. Nơi đây có con sông đỏ nặng phù sa, có cánh diều lũ trẻ thả mỗi chiều hè, có cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, những bông hoa trong vườn tỏa hương thơm ngát.... Quê hương là mái ấm, là ngôi nahf, là nơi có ba, có mẹ,... những người thân yêu nhất, luôn quan tâm, bên cạnh nuôi lớn em trưởng thành. Nhớ nhất những tháng này bên bạn bè vui đùa, bên thầy cô học tập, bên cha mẹ để nhận được thương yêu. Quê hương là thế đó, là trái tim là nhịp đập, luôn khắc sâu vào tâm trí mỗi người. Mai này, nếu có đi xa, em sẽ không bao giờ quên được nơi đây.

=> Từ đồng âm: hương (quê hương)là nơi ta sinh ta và sinh sống, còn hương (những bông hoa trong vườn tỏa hương thơm ngát) mùi thơm của hoa

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm