Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đại từ

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1 (Trang 56 SGK)

a.Hãy xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng đã cho.
b. Nghĩa của đại từ mình trong câu “Cậu giúp đỡ mình với nhé!” có gì khác nghĩa của đại từ mình trong câu ca dao sau đây?

Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

Hướng dẫn giải


a. Chúng ta có thể sắp xếp như sau:

b. Mình ở câu đầu là ngôi thứ nhất (tương tự: tôi, tớ) trỏ bản thân người nói (viết).
Mình ở câu sau là ngôi thứ hai (tương tự như: bạn, em) trỏ người nghe (đọc).

Câu 2 (Trang 57 SGK)

Khi xưng hô, một số danh từ chỉ người như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, con, cháu,... cũng được sử dụng như đại từ xưng hô. Ví dụ:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Hãy tìm thêm các ví dụ tương tự.

Hướng dẫn giải

Một số ví dụ trong các bài thơ, ca dao:
 

Từ này tôi kệch đến già
 Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu
Ruộng bà vừa xấu vừa sâu
Vừa bé hạt thóc vùa lâu đồng tiền

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!


Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm


Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! 
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời 


Người là Cha, là Bác, là Anh
Quá tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.

Câu 3 (Trang 57 SGK)

Các từ đế hỏi trong nhiều trường hợp được dùng để trỏ chung. Ví dụ:

  • Hôm ấy ở nhà, ai cũng vui.
  • Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

  • Thế nào anh cũng đến nhé.

 Dựa theo những cách nói trên, hãy đặt câu với mỗi từ: ai, sao, bao nhiêu đế trỏ chung.

Hướng dẫn giải

Đặt câu:

Trong lớp, ai cũng phấn khởi khi biết điểm thi học kì.

Sao anh không đi luôn cho sớm?

Nó càng cố gắng bao nhiêu càng nhận về sự thất vọng bấy nhiêu.

Câu 4 (Trang 57 SGK)

Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi em nên xưng hô như thế nào cho lịch sự? Ở trường, ở lớp em, có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự không? Nên ứng xử thế nào với hiện tượng đó?

Hướng dẫn giải

  • Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, nên dùng các từ xưng hô như: tôi, bạn, mình, tớ ,…để xưng hô cho lịch sự.
  • Hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự hiện vẫn còn khá phổ biến ở trường và ở lớp. Với những trường hợp ấy cấn góp ý để các bạn xưng hô với nhau một cách lịch sự hơn. Bản thân mỗi người cần tuyên truyền và giải thích cho các bạn hiểu được là một người HS cần phải rèn luyện cách nói năng lễ phép, chuẩn mực. Tham gia tốt các phong trào như “nói lời hay, làm việc tốt”…

Câu 5 (Trang 57 SGK)

Em hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà em đã học (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga).

Hướng dẫn giải


Giữa tiếng Việt và tiếng Anh có sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa

  • Về số lượng đại từ:
    • Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn từ xưng hô trong tiếng Anh.
    • Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ có hai từ, số ít you và số nhiều cũng you. Tiếng Việt ngôi thứ hai có rất nhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp… tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể.
  • Ý nghĩa biểu cảm: tùy mức độ quan hệ xã giao hay mối quan hệ thân mật, sường sã có thể có nhiều cách dùng đại từ. Đôi khi tùy vào tâm trạng, hoàn cảnh, người nói có thể sử dụng các đại từ khác nhau.

Ví dụ: Khi vui vẻ ta có thế xưng hô: - Cậu đã làm bài tập chưa?  - Mình đã làm rồi.

Khi bực bội cáu giận: - Mày đã ăn cơm chưa? - Tao chưa ăn.

 

 

 

 

 

 

 

 

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm