Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Treo biển

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: (Trang 125 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) 

Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng (“Ớ đây có bán cá tươi”) có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?

Hướng dẫn giải

Nội dung tấm biển đề treo ở cửa hàng có bốn yếu tố:

  • Yếu tố 1: Ở đây. Chí địa điếm (bán cá) tức là cửa hàng này, xác định được vị trí cửa hàng
  • Yếu tố 2: Có bán. Chỉ chức năng, mục đích là bán, chứ không phải là để trưng bày.
  • Yếu tố 3: Cá. Chỉ sản phẩm bán là cá.
  • Yếu tố 4: Tươi. Chỉ chất lượng hàng hóa

Câu 2: (Trang 125 - SGK Ngữ văn 6 tập 1)

  Có mấy người “góp ý” về cái biển đề ở cửa hàng bán cá?

Hướng dẫn giải

  • Ở trong văn bản có bốn người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng bán cá. Mỗi người góp ý lại hiểu nội dung của cái biển thông báo theo một cách khác nhau:
    • Người thứ nhất góp ý về chữ “tươi” vì cho rằng nhà nay xưa nay quen bán cá ươn nên hôm nay mới treo biển bán cá tươi. Ý kiến này không sai vì mỗi người có một cách đánh giá khác nhau về nội dung của tấm biển nhưng chủ hàng cá ngay hôm sau đã bỏ luôn chữ “tươi” đi => tấm biển còn lại: ở đây có bán cá.
    • Người thứ hai góp ý về chữ “ở đây” vì có thể là khách quen nên anh ta đã biết ở đây bán cá nên nói “ chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao?”
    • Người thứ ba góp ý về chữ “có bán”  vì cho rằng nó không hợp lí khi nhà hàng đã bày cá ra để bán. Chữ đó là thừa so với tấm biển => Tấm biển chỉ còn từ cá.
    • Người thứ tư là người đọc được mỗi chữ “cá” ở trên tấm biển nên anh ta góp ý không treo biển nữa vì đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh.
  • Từ một tấm biển đầy đủ thông tin, dần dần do mọi người góp ý, tấm biển đã thành một thông báo không hợp lí cả về nội dung và hình thức.
  • Tấm biển là thông tin ngôn ngữ trước lúc người ta tiếp xúc với thực tế. Nó muốn thông báo với những người chưa biết, chưa quen cửa hàng cá và là xác định một địa chỉ. Nó rất cần trong hoạt động kinh doanh buôn bán.

Câu 3: (Trang 125 - SGK Ngữ văn 6 tập 1)

 Đọc truyện này, những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái đáng cười được bộc lộ rõ nhất? Vì sao?

Hướng dẫn giải

  • Sau khi đọc truyện mỗi lần bác chủ bỏ một phần của tấm biển đi là những chi tiết gây cười nhiều nhất cho em. Nhà hàng không hề có sự suy nghĩ hay phản bác gì cả mà lại nhanh nhảu làm theo các ý kiến góp ý như một cái máy.
  • Cái đáng cười nhất được bộc lộ là sau khi được bốn người khách đi ngang qua góp ý bác chủ đã cất luôn tấm biển to đó đi.

Câu 4: (Trang 125 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) 

Ý nghĩa của truyện Truyện “Treo biển”

Hướng dẫn giải

Truyện “Treo biển” đã tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu bản lĩnh, thiếu suy nghĩ độc lập khi làm việc, cũng như khi nghe người khác góp ý, nhận xét. Đó là những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.

LUYỆN TẬP Câu 1: (Trang 125 - SGK Ngữ văn 6 tập 1)

 Nếu nhà hàng bán cá trong truyện nhờ em làm lại cái biển, em sẽ tiếp thu và phản bác những ý kiến của bốn người như thế nào, hoặc sẽ làm lại cái biển ra sao?

Hướng dẫn giải


Tấm biển được treo lên là “Ở đây có bán cá tươi”
Nếu nhà hàng nhờ em làm lại biển, em sẽ tiếp thu ý kiến của người góp ý thứ nhất, bỏ đi chữ “ở đây”. Thay vào đó sẽ thêm chủ ngữ cho câu văn được đầy đủ  chủ - vị: “Nhà hàng bán cá tươi”
Việc nghe ý kiến góp ý, nhận xét của người khác là rất quan trọng nhưng chúng ta cần có chính kiến của riêng mình. 

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm