Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Mẹ hiền dạy con

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: (Trang 152 - SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lập bảng tóm tắt năm sự việc diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ) theo mẫu.

Hướng dẫn giải

Câu 2: (Trang 152 - SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì ? Trong hai sự việc sau là gì ? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử ?

Hướng dẫn giải

  • Qua ba sự việc dạy con đầu tiên cho thấy: dù chuyển nhà là công việc khó khăn vất vả nhưng bà mẹ Mạnh Tử vẫn quyết định làm vì bà muốn lựa chọn môi trường sống tốt cho con. Bà sợ tâm hồn trẻ thơ của con bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa, không lành mạnh từ xung quanh
  • Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con, luôn là tấm gương để con nhìn nhận đúng – sai. Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.
  • Tác dụng cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử: Mạnh Tử đã trở thành một bậc hiền tài trong thiên hạ. Con mình trở thành người giỏi giang là điều mà tất cả các bà mẹ đều ao ước. Để có được thành quả đó là sự hi sinh, lựa chọn cách dạy đúng đắn của người mẹ Mạnh Từ.

Câu 3: (Trang 152 - SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em hình dung bà mẹ Mạnh Tử là người như thế nào?

Hướng dẫn giải

  • Đó là người mẹ thương con nhưng lựa chọn cách giáo dục nghiêm khắc, đạo đức mẫu mực. Thương yêu không có nghĩa là nuông chiều, mà tìm ra cách giáo dục con đúng đắn.
  • Bà mẹ Mạnh Tử không chỉ là người mẹ mà bà còn là người thầy mẫu mực, vĩ đại cho con mình.  Bà mẹ Mạnh Tử là người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái. 

Câu 4: (Trang 152 - SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nêu nhận xét về cách viết truyện “Mẹ hiền dạy con”

Hướng dẫn giải

  • Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán.
  • Nội dung mang tính giáo huấn, chứa đựng bài học sâu sắc.
  • Câu chuyện này gần với kí với sử. Nó ghi chép những sự việc có thật.
  • Cốt truyện đơn giản (có 5 sự kiện không phức tạp).
  • Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện và hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật-

LUYỆN TẬP Câu 1: (Trang 153 - SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung

Hướng dẫn giải

Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Tấm vải dệt lên, mất biết bao công sức thời gian thế mà bà mẹ cắt nó đứt ngay để dạy cho cảm nhận việc nghỉ học một cách sâu sắc. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Bà không đánh, hay chửi mắng mà lấy biểu tượng tấm vải bị cắt đứt để so sánh việc con bỏ học. Qua đó, thể hiện bà mẹ là người thương yêu con cái nhưng nghiêm khắc, kiên quyết trong việc dạy dỗ.  Đó là cách dạy rất khéo léo, đầy tính sư phạm.

LUYỆN TẬP Câu 2: (Trang 153 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) 

 Từ chuyện mẹ con của thầy Mạnh tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?

Hướng dẫn giải

Từ chuyện dạy con của bà mẹ Mạnh Tử, em cảm nhận được tình yêu thương con cái của cha mẹ dành cho mình là vô bờ bến. Dù công việc hàng ngày vất vả và khó khăn nhưng bố mẹ luôn dành thời gian chăm sóc cho em và lựa chọn những điều tốt đẹp nhất dành cho con. Dù đôi lúc em cảm thấy bố mẹ rất nghiêm khắc và khó tính, nhưng em hiểu đó là sự lo lắng của bố mẹ mong em khôn lớn thành người có đạo đức và trí tuệ. Em sẽ cố gắng học tập tốt hơn và nghe lời bố mẹ để không phụ công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ

LUYỆN TẬP Câu 3: (Trang 153 - SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Có hai yếu tố Hán - Việt đồng âm, hãy cho biết các kết hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa nào?
Hai yếu tố Hán - Việt đồng âm:
tử: chết
tử: con

Hướng dẫn giải

  • Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa là chết)
  • Trong các từ: công tử, hoàng tử, đệ tử (từ tử được dùng với nghĩa là con)

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm