Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ôn tập phần làm văn

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1 (Trang 124 sgk ngữ văn 11 tập 2)

Thống kê, phân loại và hệ thống hóa các bài học phần Làm văn trong SGK Ngữ văn 11

Hướng dẫn giải

Học kì 1 Học kì 2

- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

- Thao tác lập luận phân tích

- Luyện tập thao tác lập luận phân tích

- Thao tác lập luận so sánh

- Luyện tập thao tác lập luận so sánh

- Luyện tập vận dụng c kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

- Phong cách ngôn ngữ báo chí

- Bản tin

- Luyện tập viết bản tin

- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

- Luyện tập Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

- Thao tác lập luận bác bỏ

- Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

- Tiểu sử tóm tắt

- Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

- Thao tác lập luận bình luận

- Luyện tập thao tác lập luận bình luận

- Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

- Tóm tắt văn bản nghị luận

- Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

- Ôn tập phần làm văn

 

Câu 2 (Trang 124 sgk ngữ văn 11 tập 2)

Trình bày quan niệm, yêu cầu và cách thức tiến hành các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận

Hướng dẫn giải

  Nội dung Yêu cầu và cách thức
So sánh Tìm ra điểm giống hay khác nhau giữa nhiều đối tượng

Đối tượng so sánh trên cùng 1 bình diện, tiêu chí

- Quan điểm người viết

Phân tích Chia tách, tháo gỡ một vấn đề thành nhiều vấn đề nhỏ để chỉ ra bản chất

Thấy được bản chất sự vật sự việc

- Phân tích phải đi với tổng hợp

Bác bỏ Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phản biện, bác bỏ. Nêu ý kiến thuyết phục của mình

Bác bỏ luận điểm, luận cứ

Phân tích chỉ ra cái sai

Bình luận Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận định, đánh giá của mình

rình bày khoa học, trung thực

- Đề xuất được những ý kiến đúng

Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề

 

Câu 3 (Trang 124 sgk ngữ văn 11 tập 2)

Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận

Hướng dẫn giải

Yêu cầu: Trình bày ngắn gọn nội dung văn bản gốc theo mục đích nào đó

Cách thức: 

- Đọc kỹ văn bản gốc, chọn ý phù hợp với mục đích

- Tìm cách diễn đạt lại luận điểm

Câu 4 (Trang 124 sgk ngữ văn 11 tập 2)

Yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt và bản tin

Hướng dẫn giải

  Viết tiểu sử tóm tắt Bản tin
Yêu cầu Văn bản chính xác, cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp của người được nói tới Cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp
Cách thức Đảm bảo tính thời sự (đưa tin kịp thời, nhanh chóng), tin phải có ý nghĩa xã hội, nội dung thông tin phải chân thực, chính xác.

- Khai thác và lựa chọn tin

- Viết theo các nội dung sau: nội dung sự kiện, không gian, địa điểm, thời gian cụ thể, con người, diễn biến, tính chất của sự kiện, Kết cục của diễn biến, sự kiện

 

LUYỆN TẬP 1 (Trang 124 sgk ngữ văn 11 tập 2)

Trong văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận nào? Hãy phân tích và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng khi sử dụng các thao tác lập luận ấy.

Hướng dẫn giải

  • Trong văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận:
    • Thao tác lập luận bác bỏ
    • Thao tác lập luận phân tích
    • Thao tác lập luận bình luận
  • Tác dụng: Khiến cho bài nghị luận có cái nhìn đa chiều về thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam khi không có đoàn thể, sắc bén và tăng sức thuyết phục với người đọc

LUYỆN TẬP 2 (Trang 124 sgk ngữ văn 11 tập 2)

Khi phân tích nội dung câu cách ngôn "Thất bại là mẹ thành công", anh (chị) bắt đầu phân tích từ đâu, dựa trên cơ sở và sử dụng những ví dụ có thật nào để làm sáng tỏ?

Hướng dẫn giải

Phân tích danh ngôn “Thất bại là mẹ thành công”

- Mỗi lần thất bại người ta rút được nhiều bài học, kinh nghiệm quý giá

   + Thất bại mà không nản chí cũng rèn cho con người bản lĩnh

   + Từ thất bại người ta có thể nảy sinh ý tưởng, cách thức vượt qua khó khăn

- Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh

- Phân tích có thể lồng vào thao tác bác bỏ quan niệm sai lầm (Sợ thất bại nên không dám làm, bi quan, chán nản, không biết rút ra bài học sau mỗi lần thất bại

LUYỆN TẬP 3 (Trang 124 sgk ngữ văn 11 tập 2)

Phân tích tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong đoạn văn sau và thử viết một đoạn văn bác bỏ với chủ đề tự chọn.

[...] Thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng "vô úy", cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người. "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân dạy cho ta hiểu rằng, muốn nên người phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết là loài quỷ sứ. Loại người này, thực ra rất hiếm hoi, hay nói đúng hơn, không thể có được. Những loại người sau đấy thì chắc không ít: sợ rất nhiều thứ, nhất là quyền thế và đồng tiền, nhưng đối mặt với cái tài, cái đẹp, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ, giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất. 

(Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006)

Hướng dẫn giải

- Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên này. Loại người này hiếm, thực ra không có

- Tác giả loại bỏ người thứ hai:

   + Loại người sau đây chắc chắn không ít, sợ rất nhiều thứ: quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn nhát, thô bỉ nhất, đồi bại nhất.

Có thể bạn quan tâm