Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Nghĩa của câu

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1 (trang 9 sgk ngữ văn 11 tập 2)

Hãy phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến.

Hướng dẫn giải

Câu 1: diễn tả sự việc (trạng thái ao thu nước trong và lạnh )

Câu 2: diễn tả sự việc- đặc điểm (hình ảnh chiếc thuyền nhỏ trên mặt ao )

Câu 3: diễn tả quá trình (sóng- gợn )

Câu 4: diễn tả quá trình (lá đưa vèo )

Câu 5: diễn tả một sự việc- quá trình (tầng mây lơ lửng ) và một đặc điểm (trời xanh ngắt)

Câu 6: diễn tả hai sự việc một quá trình (ngõ trúc- quanh co ) và một đặc điểm (khách- vắng teo)

Câu 7: hai sự việc- đều là các tư thế (tự gối, ôm cần)

Câu 8: Một sự việc- hành động (cá đớp động chân bèo )

Câu 2 (trang 9 sgk ngữ văn 11 tập 2)

Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các ví dụ.

a, Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm.

b, Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi.

c, Để họ cũng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không?

Hướng dẫn giải

  • Trong câu "có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm"
    •  Nghĩa sự việc : nói về xuân.
    • Nghĩa tình thái : sự công nhận sự danh giá là có thực, nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đó, còn ở phương diện khác thì đều là đáng sợ.
  • Trong câu "có lẽ hắn cũng như mình chọn nhầm nghề mất rồi"
    • Nghĩa sự việc : quản ngục nghĩ về việc chọn nghề của mình và thầy thơ lại.

    • Nghĩa tình thái : thể hiện một phỏng đoán chỉ mới là khả năng, chứ chưa hoàn toàn chắc chắn về việc chọn nhầm nghề.

  • Trong câu "dễ họ cũng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không". Câu này có hai sự việc và hai tình thái :

    • Sự việc 1 :  họ cũng phân vân như mình.

    • Nghĩa tình thái 1: thái độ phỏng đoán, chưa chắc chắn ( từ “ dễ” = “ có lẽ)

    •  Sự việc 2 : mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay không.

    • Nghĩa tình thái 2: nhấn mạnh bằng các từ tình thái ( “đến ngay chính mình”).

Câu 3 (trang 9 sgk ngữ văn 11 tập 2)

Chọn từ ngữ thích hợp nhất có thể điền vào chỗ trống để câu thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.

Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, /.../ không phải là kẻ xấu hay là vô tình.

- hình như

- có thể

- hẳn

- lẽ nào

- họa chăng

 

Hướng dẫn giải

Người nói nhắc tới nhiều phẩm chất tốt ( biết mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người tài) thì không phải người xấu

Phù hợp với phần nghĩa sự việc, chỉ có thể là tình thái từ khẳng định tính quyết đoán, vì thế cần chọn từ “hẳn”

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm