Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Lời tiễn dặn

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 1: (Trang 94 - SGK Ngữ văn 10) 

Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng như thế nào? Hãy phân tích những câu thơ, những dẫn chứng thể hiện tâm trạng đó.

Hướng dẫn giải

  • Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng
    • Đưa tiễn người yêu về nhà chồng,chàng trai vô cùng đau khổ, xót xa. Chàng trai vẫn dành rất nhiều tình cảm cho cô gái. Điều này thể hiện qua cách gọi cô gái của chàng trai là “người đẹp anh yêu”, khẳng định tình yêu dành cho cô gái vẫn vô cùng thắm thiết.
    • Lúc đưa tiễn chàng trai có nhiều cử chỉ, hành động như muốn níu kéo những phút giây cuối cùng được ở bên cạnh người yêu, muốn ngồi lại, âu yếm chị, nựng con của chị…
    • Chàng trai dặn dò người mình yêu đôi câu rồi nặng nề quay trở về.
  • Qua hành động ấy ta thấy được tình yêu cao cả đến nhường nào của anh đối với cô gái, bỏ qua tất cả để đến với chị bằng tấm lòng chân thành, thật đáng ngợi ca.

Câu 2: (Trang 94 - SGK Ngữ văn 10) 

Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào?

Hướng dẫn giải

  • Trong đoạn trích không diễn tả tâm trạng của Chị nhiều vì đây là đoạn thơ lời của Anh nhưng qua việc thể hiện nội tâm, hành động của Anh thì ta cũng nhận ra được nỗi niềm của Chị như thế nào. Bị ép lấy chồng nỗi oan ức, tủi cực biết đến nhường nào, Chị đành gậm đắng nuốt cay. Chị chân bước đi mà đầu “còn ngoảnh lại” mắt còn “ngoái trông anh”, chân bước càng xa thì lòng càng đau đớn,… chính từ các tâm trạng ấy mà cứ mỗi lần qua một cánh rừng chị đều lấy đó là cái cớ để mà dừng lại  đợi chờ anh.
  • Tất cả những hành động, tâm trạng đó của cô gái không được cô thốt thành lời mà chỉ qua những cảm nhận của chàng trai. Bằng tình yêu của mình anh dõi theo từng ánh nhìn của người con gái, nghe được sự ngập ngừng trong bước chân của cô, anh cảm nhận được tình cảm đong đầy trong những hành động ngỡ chừng vô ý kia của cô nữa… lời thơ đầy trìu mến, thương yêu. Nó chứng tỏ tình yêu sâu đậm của chàng trai dành cho người yêu của mình. Anh cảm nhận được tình yêu của cô gái dành cho mình, điều đó cũng đồng thời chứng tỏ sợi dây tình cảm của hai người bền chặt, quyết luyến không muốn rời. Người đọc hẳn không khỏi xúc động xót thương cho một cuộc tình đẹp phải chia lìa, chính xã hội ấy cũng đã tiếp tay tạo nên bờ vực thẳm giữa hai con người ấy.

Câu 3: (Trang 94 - SGK Ngữ văn 10) 

Phân tích những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô.

Hướng dẫn giải

Những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô:

  • Chàng trai nâng cô gái dậy, phủi áo, chải tóc cho cô gái
  • Đi chặt tre về làm ống lam thuốc cho cô gái uống
  • Ở lại nhà chồng cô gái mà anh yêu, chàng trai chứng kiến cảnh cô gái bị chồng đánh, anh bèn chạy lại ân cần đỡ cô gái dậy và dỗ dành cô:

Dậy đi em, dậy đi em ơi
Dậy rũ áo kẻo bọ
Dậy phủi áo kẻo lấm
Đầu bù anh chải cho
Tóc rối đưa anh búi hộ

Những hành động, cử chỉ ân cần của chàng trai không chỉ thể hiện nỗi niềm xót xa, thương cảm của mình với cô gái mà còn thể hiện được tình yêu sâu nặng dành cho cô gái mình yêu. Trong mỗi lời thơ, người đọc cảm nhận được tình yêu tha thiết của chàng trai, sự cảm thông của chàng trai lúc này chính là niềm an ủi to lớn với người con gái mình yêu.

Câu 4: (Trang 94 - SGK Ngữ văn 10) 

Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu). Hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó.

Hướng dẫn giải

Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp như:

  • Điệp hình ảnh: Cô gái vừa đi vửa ngoảnh lại (khi nói về quyết tâm đưa người yêu trở về chàng trai đã đưa hình ảnh cái chết ra để nói về việc gắn bó giữa hai người son sắt đến cái chết cũng không chia cắt nổi)…
  • Điệp từ ngữ: đợi, chết, yêu nhau
  • Điệp kiểu câu:

Chết ba năm hình treo còn đó
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng,
Chết thành đất, mọc cây trầu xanh thẳm,
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Chết thành hồn, chung một mái, song song.


Yêu nhau , yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…

Việc nhắc đi, nhắc lại nhiều lần ấy còn nhằm thể hiện một cách mạnh mẽ những cảm xúc tưởng như đang trào dâng trong lòng nhân vật cũng chính là đang trào dâng trong lòng người viết. Đó là cảm xúc về một tình yêu da diết, mãnh liệt bị chia lìa. Qua đoạn trích này tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thủy chung son sắt trong tình yêu. Đồng thời cũng muốn nói lên sức mạnh của một tình yêu đúng nghĩa, tình yêu chân thành sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách để đến được với nhau. Bằng cách sử dụng nhiều câu thơ với những hình ảnh so sánh tương đồng, dùng lối ẩn dụ đặc sắc hay một loạt những câu có cấu trúc cú pháp chung… Tất cả làm nên thành công về cách diễn đạt thật xúc động của những con người sống bằng niềm tin, ý chí mãnh liệt đạt đến một cái đích tốt đẹp.

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm