Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 9 : Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 2 (SGK lớp 12 trang 65)

Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.

Hướng dẫn giải

Các xu hướng phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc:

- Trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới mang lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.

- Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

- Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì có thể thực hiện được tham vọng đó.

- Sau Chiến tranh lạnh, hào bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nước châu Phi và Trung Á.

Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người. Nhưng cuộc tấn công khủng bổ bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11-9-2001 lại báo trước những nguy cơ mới đầy tệ hại của chủ nghĩa khủng bố quốc tế đối với mọi quốc gia-dân tộc trên hành tinh.


Câu 1 (SGK lớp 12 trang 65)

Hãy chọn những sự kiện tiêu biểu của thời kỉ Chiến tranh lạnh.

Hướng dẫn giải

- Tháng 3-1947, Tổng thống Mĩ Truman phát động cuộc chiến tranh lạnh nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan”, viện trợ khoảng 17 tỉ USD cho các nước Tây Âu, vừa giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh, vừa nhằm hợp tác các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

“Kế hoạch Mácsan” đã tạo nên sự phân chia, đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Về nước Đức Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9-1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức. Tháng 10-1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau. Nước Đức đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây ở châu Âu.

- Việc thành lập tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước Đông Âu (Anbani, Ba Lan, Hunggari, Bungari, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Rumani) đã thành lập Tổ chức Vácsana, một liên minh chính trị-quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

- Sự đối đầu Đông-Tây căng thẳng đã dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh cục bộ ác liệt. Hầu như mọi cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ trong Chiến tranh lạnh.

- Trên cơ sở những thỏa thuận Xô-Mĩ, ngày 9-11-1972 hai nước Đức-Cộng hòa Dân chủ và Cộng hòa Liên bang- đã kí kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quả quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.

Cũng trong năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã thỏa thuận việc hạn chế vã khí chiến lược và kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) ngày 26-5, sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT-1)

- Tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng hai nước Mĩ, Canada đã kí kết Định ước Henxinki, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này.

- Tháng 12-1989, trong cuộc gặp không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M. Goocbachốp và Busơ (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.


Có thể bạn quan tâm