Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 30: Làm thế nào để biết có không khí?

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Thực hành (SGK Khoa học 4 tập 1 trang 62)

Dùng một túi ni lông to, mở rộng miệng túi và thử làm như các bạn trong hình 1. Sau đó buộc túm miệng túi lại.

- Cái gì đã làm cho túi ni lông căng phồng?

- Điều đó chứng tỏ xung quanh chúng ta có gì?

Hướng dẫn giải

+ Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong.

+ Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên.

+ Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí.

Thực hành (SGK Khoa học 4 tập 1 trang 62, 63)

1. Lấy kim đâm thủng một túi ni lông chứa đầy không khí. Bạn thấy có hiện tượng gì xảy ra? Để tay lên chỗ thủng, tay bạn có cảm giác gì?

2. Nhúng chìm một chai “rỗng” có đậy nút kín vào trong nước. Khi mở nút chai ra, bạn nhìn thấy gì nổi lên mặt nước? Vậy bên trong chai “rỗng” đó có chứa gì?

3. Nhúng miếng bọt biển khô xuống nước, bạn nhìn thấy gì nổi lên mặt nước? Những lỗ nhỏ li ti trong miếng bọt biển khô đó chứa gì?

Hướng dẫn giải

1. Khi dùng kim châm thủng túi ni lông ta thấy túi ni lông dần xẹp xuống. Để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ vậy.

2. Khi mở nút chai ra ta thấy có bông bóng nước nổi lên mặt nước.

Không khí có ở trong chai rỗng.

3. Nhúng miếng bọt biển khô xuống nước ta thấy nổi lên trên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong miếng bọt biển

Những lỗ nhỏ li ti trong miếng bọt biển khô đó chứa không khí.

Liên hệ thực tế và trả lời (SGK Khoa học 4 tập 1 trang 63)

Hãy tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật.

Hướng dẫn giải

- Khi thổi bóng, quả bóng căng phồng lên vì có chứa không khí xung quanh.

- Khi ta dùng sách quạt thì da mặt cảm nhận được hơi mát. Điều đó chứng tỏ không khí ở xung quanh ta.

- Khi ta bịt một đầu của kim tiêm và cho xi-lanh vào ta thấy nặng. Điều đó chứng tỏ không khí có trong bơm tiêm.

Có thể bạn quan tâm


Có thể bạn quan tâm