Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu a (SGK trang 50)

Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá hoại di sản văn hoá?

(1) Đập phá các di sản văn hoá;

(2) Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp;

(3) Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm;

(4) Lấy cắp cổ vật về nhà;

(5) Buôn bán cổ vật không có giấy phép;

(6) Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích;

(7) Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh;

(8) Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá;

(9) Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử;

(10) Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu;

(11) Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật;

(12) Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hoá;

(13) Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp hạng.

Hướng dẫn giải

Biện pháp góp phần bảo vệ môi trường là: (1); (2); (5)

Câu b (SGK trang 50)

Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.

- Em đồng tình với quan điểm nào? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Em đồng tình với ý kiến của bạn Dung vì: hằng ngày có biết bao khách du lịch đến tham quan, nếu người nào cũng khắc, cũng kí tên lên vách đá, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, thì việc khắc tên, kí tên lên vách đá không còn có ý nghĩa.

Việc kí tên, khắc tên lên trên vách đá gây nguy cơ huỷ hoại danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long.

Câu c (SGK trang 51)

Hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản vằn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau.

Hướng dẫn giải

Trả lời

Em có thể sưu tầm, tranh ảnh, tư liệu ở trong sách, báo, tạp chí mà em có về di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới.

Câu d (SGK trang 51)

Em hãy tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một vài loại di sản văn hoá vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết.

Hướng dẫn giải

Ở địa phương em có một số di sản văn hoá phi vật thể,ví dụ như:

- Đờn ca tài tử Nam Bộ: Đờn ca tài tử Nam Bộ được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2013. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, được bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Nhạc cụ thường là đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, đàn tam, sáo và đàn guitar phím lõm. Nghệ thuật đờn ca tài tử hiện đang được phát triển ở 21 tỉnh.

Ở đất nước em có rất nhiều di sản văn hoá vật thể, ví dụ như:

- Danh lam thắng cảnh "Động Phong Nha-Kẻ Bàng" ở tỉnh Quảng Bình: Động Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2003. Động được giới chuyên môn cho điểm cao với 7 cái nhất: sông ngầm đẹp nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát - đá ngầm đẹp nhất, hồ nước ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, hang nước dài nhất.

Câu đ (SGK trang 51)

Hãy tìm hiểu một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá.

Hướng dẫn giải

Trả lời

Em có thể tìm hiểu những di sản văn hóa vật thể hoặc di sản văn hóa phi vật thể của địa phương nơi mình sinh sống. Có thể hỏi bác trưởng làng, trưởng thôn hoặc có thể tìm trên sách, báo.


Câu e (SGK trang 51)

Hãy xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Hướng dẫn giải

Học sinh tự xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương: rủ các bạn mang đồ dùng khăn lau, xô chậu, chổi dễ...

Có thể bạn quan tâm