Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 26. Cơ cấu nền kinh tế

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài 2 (SGK trang 102)

Cho bảng số liệu:

a, Hãy vẽ bốn biểu đồ (hình tròn) thể hiện cơ cấu ngành trong GDP.

b, Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.

Hướng dẫn giải

a) Vẽ hiểu đồ

- Xử lí số liệu:

CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CỦA CÁC NHÓM NƯỚC, NĂM 2004 (%)

Khu vực

Nông - lâm - ngư nghiệp

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

Các nước thu nhập thãp

23

25

52

Các nước thu nhập trung hình

10

34

56

Các nước thu nhập cao

2

27

71

Toàn thế giới

4

32

64

- Tính bán kính:
+ Diện tích hình tròn thể hiện giá trị GDP phân theo ngành kinh tế của thế giới so với:
Diện tích hình GDP phân theo ngành kinh tế các nước thu nhập thấp hơn gấp = 32,6 lần.
Diện tích hình tròn thể hiện giá trị GDP phân theo ngành kinh tế của các nước thu nhập trung bình lớn gấp: = 5,9 lần.
Diện tích hình tròn thể hiện giá trị GDP phân theo ngành kinh tế của các nước thu nhập cao lớn gấp: = 1,25 lần.
+ Nếu S là diện tích hình tròn thể hiện giá trị GDP phân theo ngành kinh tế của thế giới được tính bằng công thức:S= πR2,S1 là diện tích hình tròn thể hiện giá trị GDP phân theo ngành kinh tế của các nước thu nhập thấp được tính bằng công thức: s1 = πr12; s2 là diện tích hình tròn thể hiện giá trị GDP phân theo ngành kinh tế của các nước thu nhập trung bình được tính bằng công thức: s2 = πr22 ; s3 diện tích hình tròn thể hiện giá trị GDP phân theo ngành kinh tế của các nước thu nhập cao được tính bằng công thức:s3 = πr32

Thì: = = = 32,6; = = = 5,9

= = = 1,25

+ Nếu r1 = 0,5 cm, thì R2= 32,6 x (0,5)2 => R = √8,15 = 2,85 cm;

r22 = = 1,38 => r2 = √1,38 = 1,17 cm

r32 = = 6,5 => r3 = √6,5 = 2,5 cm

Vẽ:

b) Nhận xét:

- các nước thu nhập thấp, dịch vụ chiếm tỉ trọng ca, tiếp theo là công nghiệp - xây dựng 25%, nông nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao so với các nươc thu nhập trung bình và cao 23%.

- Các nước thu nhập trung bình dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất 56%, tiếp theo là công nghiệp 34%, sau đó là nông nghiệp 10%.

- Các nước thu nhập cao công nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất 2, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế 71% (năm 2004)

Câu C2 (SGK trang 100)

Em hãy nêu ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế.

Hướng dẫn giải

- Một nước có vị trí nằm ở gần các tuyến đường giao thông quốc tế sẽ thuận lợi hơn trong việc giao lưu quốc tế so với nước không có vị trí đó.
- Một nước giàu tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, nước, hiển, sinh vật,...) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hơn một nước nghèo tài nguyên.
Một nước có nguồn lao động dồi dào. chất lượng nguồn lao động cao là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội; ngược lại, một nước ít lao động, chất lượng lao động thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Có thể lấy ví dụ cụ thể về vị trí địa lí của nước ta.
+ Thuận lợi: Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, nằm gần trung tâm Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp với các lục địa và đại dương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
+ Khó khăn: có những bất lợi về khí hậu, thời tiết do ảnh hưởng của vị trí địa lí (dông bão, lụt lội, hạn hán).

Câu C3 (SGK trang 101)

Hướng dẫn giải

Trả lời:

- Cơ cấu ngành kinh tế: bao gồm các ngành nông- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp- xây dựng và dịch vụ

- Cơ cấu thành phần kinh tế: bao gồm khu vực kinh tế trong nước (ví dụ, ở Việt Nam gồm có: kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước như kinh tế tập thể kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể) và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

- Cơ cấu lãnh thổ: ứng với mồi cấp phân công lao động lãnh thổ sẽ có các cơ cấu lãnh thổ khác nhau: toàn cầu, khu vực (ASEAN, EU, châu Á - Thái Bình Dương,...), quốc gia, vùng (ví dụ: Việt Nam có 7 vùng kinh tế).


Câu C1 (SGK trang 99)

Dựa vào sơ đồ trên, em hãy nêu các nguồn lực phát triển kinh tế

Hướng dẫn giải

Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại nguồn lực như sau:
- VỊ trí địa lí: tự nhiên, kinh lê. chính trị, giao thông.
- Tự nhiên: đấu khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
- Kinh tế - xã hội: dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển.

Bài 1 (SGK trang 102)

Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế.

Hướng dẫn giải

Căn cứ vào nguồn gốc, có các loại nguồn lực: vị trí địa lí. tự nhiên, kinh tế- xã hội.
- Vị trí địa lí (địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội, địa lí giao thông): tạo những khả năng (thuận lợi hay khó khăn) để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập của nền kinh lê thế giới và toàn cầu, vị trí địa lí là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.
- Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đâu nước, hiển, sinh vật,...) và các điều kiện lự nhiên (thời tiết, khí hậu,...) là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.
- Dân cư, nguồn lao động: được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Dân cư và nguồn lao động vừa là yếu tố đầu vào của các hoạt động kinh tế, góp phần lớn ra sản phẩm, tạo ra tăng trưởng, vừa tham gia tạo cầu của nền kinh tế (vì dân cư và nguồn lao động đồng thời tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ).
- Vốn: là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, bản thân chúng lại là kết quả đầu ra của các quá trình sản xuất trước đó vốn có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự gia tăng nhanh các nguồn vốn, phân bố và sử dụng chúng một cách có hiệu quả sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng, tạo việc làm, tăng tích lũy cho nền kinh tế.
- Thị trường: dân cư có nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ. Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của dân cư góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế.
- Khoa học - kĩ thuật và công nghệ: góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác; thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vọ, tăng quy mô sản xuất các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao; đồng thời (tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Chính sách và xu hướng phát triển (thể chế chính trị, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật,...): là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Một quốc gia có đường lối, chính sách đúng đắn sẽ tập hợp được mọi nguồn lực (cả nội và ngoại lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Hơn nữa, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách không chỉ phù hợp với sự vận động và phát triển kinh tế - xã hội trong nước mà còn phải phù hợp với xu hướng của thế giới và khu vực.

Có thể bạn quan tâm