Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài tập cuối chương VII

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài VII.1 trang 93 Sách bài tập (SBT) Vật lý 11

Ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với biểu thức tương ứng ở cột bên phải để có một phát biểu đầy đủ và đúng

1. Độ tụ của hệ hai thấu kính (1) và (2) ghép sát, đồng trục có biểu thức :

2. Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức :

3. Khoảng cách từ vật kính đến thị kính của kính thiên văn đang ngắm chừng ở vô cực có biểu thức

a) f1 + f2

b) (1/f1 + 1/f2)

c) f2/f1

d)   \(\sqrt {{f_1}{f_2}} \)

Hướng dẫn giải

1 – b; 2 – c; 3 – d; 4 – a

Bài VII.2, VII.3, VII.4 trang 93 Sách bài tập (SBT) Vật lý 11

VII.2. Một người nhìn trong không khí thì không thấy rõ các vật ở xa. Lặn xuống nước hồ bơi lặng yên thì người này lại nhìn thấy các vật ở xa. Có thể kết luận ra sao về mắt người này?

A. Mắt cận.

B. Mắt viễn.

C. Mắt bình thường (không tật).

D. Mắt bình thường nhưng lớn tuổi (mắt lão).

VII.3. Kính "hai tròng" phần trên có độ tụ D1 > 0 và phần dưới có độ tụ D2 > D1. Kính này dùng cho người có mắt thuộc loại nào sau đây ?

A. Mắt lão.                                            B. Mắt viễn

C. Mắt lão và viễn.                                D. Mắt lão và cận.

VII.4.  Bộ phận có cấu tạo giống nhau ở kính thiên văn và kính hiển vi là gì ?

A. Vật kính.

B. Thị kính.

C. Vật kính của kính hiển vi và thị kính của kính thiên văn.

D. Không có.

Hướng dẫn giải

VII.2: Đáp án A

VII.3: Đáp án C

VII.4: Đáp án B

Bài VII.5, VII.6 trang 94 sách bài tập (SBT) Vật lý 11

VII.5. Trong công thức về số bội giác của kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực  \({G_\infty } = {{\delta {\rm{D}}} \over {{f_1}{f_2}}}\) thì đại lượng  \(\delta\)  là gì?

A. Chiều dài của kính.

B. Khoảng cách F1’F2

C. Khoảng cực cận của mắt người quan sát.

D. Một đại lượng khác A, B, C

VII.6. Công thức về số bội giác G = f1/f2 của kính thiên văn khúc xạ áp dụng được cho trường hợp ngắm chừng nào?

A. Ở điểm cực cận

B. Ở điểm cực viễn.

C. Ở vô cực (hệ vô tiêu)

D. Ở mọi trường hợp ngắm chừng vì vật luôn ở vô cực.

Hướng dẫn giải

VII.5: Đáp án B

VII.6: Đáp án C

Bài VII.7 trang 94 Sách bài tập (SBT) Vật lý 11

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Đặt thấu kính này giữa vật AB và màn (song song với vật) sao cho ảnh của AB hiện rõ trên màn và gấp hai lần vật. Để ảnh rõ nét của vật trên màn gấp ba lần vật, phải tăng khoảng cách vật - màn thêm 10 cm. Tính tiêu cự f của thấu kính.

Hướng dẫn giải

Theo đề bài: k1 = -2 --> - d­1’/d1 = -2 --> d1’ = 2d1

Ta cũng có: 

\({k_1} = {f \over {f - {d_1}}} = - 2 \Rightarrow {d_1} = {{3f} \over 2}\)

Vậy L1 = d1 + d1’ = 9f/2

Xem Hình VII.1G.

Tương tự: k2 = -3 --> L2 = d2 + d2’ = 16f/3

Do đó: L2 – L1 = 10cm --> 5f/6 = 10cm --> f = 12cm.

Bài VII.8 trang 94 Sách bài tập (SBT) Vật lý 11

Một thấu kính phân kì L1 có tiêu cự f = -20 cm. S là điểm sáng ở vô cực trên trục chính.

a) Xác định ảnh S1 tạo bởi Ll

b) Ghép thêm thấu kính hội tụ L2 sau L1 đồng trục. Sau L2 đặt một màn vuông góc với trục chính chung và cách L1 một đoạn 100 cm.

Khi tịnh tiến L2, chỉ có một vị trí duy nhất của L2 tạo ảnh sau cùng rõ nét trên màn. Tính f2.

Hướng dẫn giải

a) d1 --> ∞; d1’ = f1 = -20cm

b)  

Khi S2’ hiện trên màn (Hình VII.2G) ta có:

d2 + d2’ = l + |f1| = L = const

\(\Rightarrow {d_2} + {{{d_2}{f_2}} \over {{d_2} - {f_2}}} = L \\ \Rightarrow d_2^2 - L{d_2} + L{f_2} = 0 \)

Vì chỉ có một vị trí của Lnên phương trình trên có nghiệm kép.

\(\Delta = {L^2} - 4L{f_2} = 0 \\ \Rightarrow {f_2} = {L \over 4} = {{120} \over 4} = 30cm\)

Có thể bạn quan tâm