Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Ôn tập về hình học - Phần 5 - Toán 3

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài tập 1: Trang 92 vbt toán 3 tập 2

a. Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

  • Trong hình bên có các góc vuông là :
  • M là trung điểm của đoạn thẳng
  • N là trung điểm của đoạn thẳng

b.Xác định trung điểm I của đoạn thẳng MN, trung điểm K của đoạn thẳng CD (bằng cách đánh dấu rồi ghi tên điểm đó trên hình vẽ).

Hướng dẫn giải

a.

  • Trong hình bên có các góc vuông là :Góc vuông đỉnh N, cạnh ND, NM. Góc đỉnh M, cạnh MN, MC. Góc vuông đỉnh A, cạnh AB, AE.  Góc vuông đỉnh C, cạnh CM, CD. Góc vuông đỉnh D, cạnh DC, DN.                                                                                                                                                   
  • M là trung điểm của đoạn thẳng BC
  • N là trung điểm của đoạn thẳng ED

b. Ta có hình vẽ như sau:

Bài tập 2: Trang 92 vbt toán 3 tập 2

Tính chu vi hình tam giác ABC, hình vuông MNPQ, hình chữ nhật EGHK (có kích thước như hình vẽ). Em có nhận xét gì về chu vi các hình đó ?

Hướng dẫn giải

Chu vi hình vuông MNPQ là:

9 x 4 = 36 (cm)

Chu vi hình chữ nhật EGHK là:

( 10 + 8 ) x 2 = 36 (cm)

Chu vi hình tam giác ABC là :

12 + 12 + 12 = 36 (cm)

Vậy chu vi hình tam giác ABC bằng  chu vi hình vuông MNPQ bằng chi vi  hình chữ nhật EGHK và bằng 36 cm

Bài tập 3: Trang 92 vbt toán 3 tập 2

Một hình chữ nhật và một hình vuông có cùng chu vi. Biết độ dài cạnh hình vuông là 25cm, chiều dài hình chữ nhật là 36cm.

a. Tính chu vi hình vuông

b. Tính chiều rộng hình chữ nhật.

Hướng dẫn giải

a.

Chu vi hình vuông là :

25 ⨯ 4 = 100 (cm)

b.

Vì hình vuông và hình chữ nhật có cùng chu vi nên chu vi hình chữ nhật bằng 100 cm.

Chiều rộng hình chữ nhật là :

100 : 2 – 36 = 14 (cm)

Đáp số :

a) 100cm

b) 14cm

Có thể bạn quan tâm