Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 11 : Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài tập 1 trang 38 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng

Câu 1. Tham dự hội nghị I-an-ta ( Liên Xô) tháng 2-1945 là nguyên thủ các cường quốc
A. Anh, Pháp, Mĩ
B. Liên Xô, Mĩ, Anh
C. Anh, Pháp, Liên Xô
D. Liên Xô, Đức, Mĩ 
Câu 2. Hội nghị I-an-ta đã thông qua các quyết định quan trọng về
A. Thống nhất nước Đức
B. Lập lại hoà bình ở các nước Châu Âu
C. Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa các cường quốc thắng trận.
D. Thành lập cộng đồng kinh tế Châu Âu.
Câu 3. Một trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến Tranh thế giới thứ hai là 
A. Trật tự một cực do Mĩ đứng đầu 
B. Trật tự hai cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu 
C. Trật tự ba cực do Liên Xô, Mĩ và các nước Tây Âu đứng đầu.
D. trật tự đa cực, nhiều trung tâm.
Câu 4. Nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc là
A. Hợp tác quốc tế về phát triển khoa học- kĩ thuật
B. hợp tác quốc tế để chống chiến tranh xâm lược
C. duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển tình hữu nghĩ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc, hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá và xã hội.
D. hộ trợ để phát triển các quốc gia thành viên
Câu 5. “ Chiến tranh lạnh” là 
A. Chính sách không quan hệ với bất cứ nước nào của Mĩ
B. Chính sách thù định về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc với liên Xô và các nước XHCN.
C. Cuộc chiến tranh “ không có khói súng” giữa Mĩ và Liên Xô nhằm khẳng định quyền bá chủ thế giới.
D. Cuộc chiến tranh do Mĩ phát động nhằm thực hiện “ Chiến lược toàn cầu” của Mĩ .
Câu 6. “ Chiến tranh lạnh” dẫn đến hậu quả
A. Làm xuất hiện chủ nghĩa phát xít mới
B. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, thâm chí đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới.
C. các nước bị quấn vào vòng xoáy của cuộc chạy đua vũ trang, không tập trung vào phat triển kinh tế.
D. các nước nghèo ngày càng nghèo hơn và bị các nước giàu xâm lược.
Câu 7. Xu thế chung của thế giới hiện nay là 
A. Hoà hợp tôn giáo
B. Hoà hợp dân tộc
C. Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
D. từng nước tự lực cánh sinh để xây dựng, phát triển đất nước.

Hướng dẫn giải

1

2

3

4

5

6

7

B

C

B

C

B

B

C

Bài tập 2 trang 40 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Trong các nhân vật dưới đây, nhân vật nào đã tham dự hội nghị I-an-ta năm 1945? Điền dấu nhân vào ô [ ] trước ý đúng ? 

  1. [ ] Hít-le
  2. [ ] Giu-cốp
  3. [ ] Tru-man
  4. [ ] Xta-lin
  5. [ ] Ru-dơ-ven
  6. [ ] Đờ Gôn
  7. [ ] Mút-xô-li-ni
  8. [ ] Soc-sin

Hướng dẫn giải

Nhân vật đã tham dự hội nghị I-an-ta năm 1945 : 4, 5, 8

Bài tập 3 trang 40 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy nối thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp:

A

 

B

1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai

 

a, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2. Tháng 2-1945

 

b, Chấm dứt “Chiến tranh lạnh”

3. Tháng 9-1977

 

c, Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang mâu thuẫn, đối đầu gay gắt

4. Tháng 12-1989

 

d, Hội nghị I-an-ta họp.

5. Tháng 7-1995

 

e, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.

Hướng dẫn giải

Nối 1-c, 2-d, 3-e, 4-b, 5-a

Bài tập 4 trang 40 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Hãy hoàn thiện sơ đồ dưới đây về xu hướng của thế giới sau “Chiến Tranh Lạnh”.

Hướng dẫn giải

Ô số 1 : Hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế

Ô số 2 : tiến tới xác lập một trận tự thế giới mới đa cực nhiều trung tâm

Ô số 3 : Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm

Ô số 4 : Ở nhiều khu vực, xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến.

Bài tập 5 trang 40 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Trình bày vai trò của Liên Hợp Quốc từ khi thành lập đến nay?

Hướng dẫn giải

– Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 
– Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn
trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Bài tập 6 trang 41 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9

Vì sao Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “ Chiến tranh lạnh”?

Hướng dẫn giải

- Sở dĩ hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vì:
+ Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
+ Nhiều khó khăn và thách thức to lớn đã đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu, … Còn nền kinh tế của Liên Xô đang lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
- Hai siêu cường Xô – Mĩ đều cần chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh, thoát khỏi thế “đối đầu” để ổn định và củng cố vị thế của mình.

Có thể bạn quan tâm