Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

BÀI 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Bài tập 1 trang 21, 22 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.

1. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế  kỉ XX, kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa là

A. đế quốc Mĩ.                                       B. đế quốc Anh.

c. đế quốc Pháp.                                    D. đế quốc Đức

2. Phe Liên minh được thành lập vào năm

A. 1880.                                                    B. 1882.

C. 1885                                                     D. 1886.

3. Phe Hiệp ước ra đời trên cơ sở thoả thuận giữa các nước

A. Mĩ - Nga.

B. Áo - Nga.

C. Anh - Pháp - l-ta-li-a.

D. Pháp - Nga, Anh - Pháp, Anh - Nga.

4. Hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu được hình thành từ

A. giữa thế kỉ XIX.                                        

B. cuối thế kỉ XIX.

C. cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

D. đầu thế kỉ XX.

5. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. nhằm tranh giành vị trí bá chủ thế giới giữa các nước đế quổc.

B. vì vấn đề thuộc địa.

c. vì vấn đề vũ khí hạt nhân.

D. vì vấn đế sắc tộc.

6. Ý nào sau đây không phải là kết cục của cuộc chiến ở giai đoạn đầu (1914 - 1916)?

A. Bọn trùm công nghiệp chiến tranh giàu lên nhanh chóng.

B. Nhân dân lao động lâm vào cảnh khốn cùng; mâu thuẫn xã hội trong các nuớc tham chiến ngày càng gay gắt. 

C. Phong trào quần chúng phản đối chiến tranh liên tục diễn ra.

D. Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi.

Hướng dẫn giải

1. D

2. B

3. D

4. D

5. B

6. D

Bài tập 2 trang 22 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Trình bày những nét nổi bật trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Hướng dẫn giải

Quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:

- Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.

- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.

- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.

- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi vào cuối thế kỷ XIX:

 

Thời gian

Chiến tranh

Kết quả

1894- 1895

 Chiến tranh

Trung-Nhật

Nhật chiếm Đài Loan, Triều Tiên, Mãn Châu, Bành Hồ

 1898

Chiến tranh

Mĩ-Tây Ban Nha

Mĩ cướp được Phi-lip-pin, Cu-ba, Ha-oai, Guy-a-na, Pu-éc-tô Ri-cô

1899-1902

Chiến tranh

Anh -Bô ơ

Anh chiếm Nam Phi

1904-1905

Chiến tranh

Nga-Nhật

Nhật thống trị Triều Tiên, Mãn Châu và một số đảo ở nam Xa-kha-lin

 -  Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, lại ít thuộc địa . Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe Liên Minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

-  Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).

- Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới không thể tránh khỏi.

Liên minh                                    Hiệp ước

ĐỨC - ÁO - HUNG        ><           ANH - PHÁP - NGA

(1882)                                     (1890-1907)

-  Hai khối quân sự ráo riết chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh

Bài tập 3 trang 23 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Trình bày diễn biến chính giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ nhất theo các mốc thời gian sau:

gian sau:

-Ngày 28-7-1914:

-Đầu tháng 8-1914:

- Năm 1915:

Hướng dẫn giải

- Ngày 28-7-1914: Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

- Đầu tháng 8-1914: 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga; 3/8/1914, Đức tuyên chiến với Pháp; 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức.

- Năm 1915:Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga.

- Năm 1916: Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong.

Bài tập 4 trang 24 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Lập niên biểu những sự kiện chính trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ nhất(1916 -1918).

Thời gian

Sự kiện

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn giải

Thời gian

Sự kiện

4.8.1914

Bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất

1914- 1918

 

Giai đoạn thứ nhất. Đức đánh Pháp chiến tranh diễn ra Châu âu, lan rộng thế giới. Từ 1916 chuyển sang giai đoạn cầm cự

Mùa xuân 1917- 11. 1918

Giai đoạn thứ hai. Phe hiệp ước phản công, phe Liên minh thất bại, đầu hàng

7.11.1917

Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi

9.11.1918

Cách mạng Đức thắng lợi – lật đổ chế độ quân chủ, thành lập nền cộng hòa

11.11.1918

Chính phủ mới ở Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới kết thúc

Bài tập 5 trang 24 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Theo em, nét nổi bật trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giói thứ nhất là gì ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải

*Nét nổi bật trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

-Tháng 2 1917 cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành công, Nga hoàng bị lật đổ nhưng chính phủ lâm thời trong tay giai cấp tư sản => vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh

- Lúc này Đức gây ra cuộc chiến tranh tàu ngầm làm anh nhiều thiệt. viện cớ tàu ngầm đức tấn công cả tàu buôn cập bến các nước phe hiệp ước => Mỹ nhảy vô vòng chiến

- Ngày  2-4-1917 mĩ tuyên chiến với Đức => có lợi cho Anh - Pháp - Nga

-  Tháng 10/1917 Nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của Lênin, Đảng Bonsevich làm cuộc CMXHCN. Nhà nước Xô Viết ra đời.

* Mỹ tham gia muộn vì:

- Mỹ lợi dụng chiến tranh âm thầm bán vũ khí, phương tiện chiến tranh cho 2 phe nhằm thu lợi nhuận khổng lồ

- Lợi dụng các nước xâu xé để chọn phe ưu thế, tham gia sau cùng chiếm ưu thế

- Phong trào phản đối chiến tranh của giai cấp vô sản lên cao => Mỹ lo sợ sẽ nhanh chóng tiến đến Mỹ , vì Mỹ là 1 nước tư bản, nên nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Bài tập 6 trang 24 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Điền tiếp vào chỗ chấm (...) những thông tin vế hậu quả nặng nề do cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra.

- Số người bị lôi cuổn vào chiến tranh :...............................                ,

- Số người chết:...............................................

- Số người bị thương :.......................................

- Nến kinh tế châu Âu :......................................

- Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy :  .............................

Hướng dẫn giải

- Số nguời bị lôi cuốn vào chiến tranh: 1,5 tỉ người                                            

- Số người chết: 10 triệu người

- Số người bị thương : 20 triệu người

- Nền kinh tế châu Âu : kiệt quệ                                                                            

- Nhiếu thành phố, làng mạc, nhà máy : bị phá huỷ

 

Bài tập 7 trang 25 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Hãy cho biết những thay đổi của bản đồ châu Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất. 

Hướng dẫn giải

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất , các nước thắng trận đã họp Hội nghị hòa bình ở Vécsalles 9 ( thuộc ngoại đô thủ đô Pari của Pháp ) để phân chia lại thế giới và thiết lập một trật tự hòa bình , an ninh mới sau chiến tranh . Hội nghị được tiến hành trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến to lớn do kết quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất mang lại .

Trước hết , đó là cuộc cách mạng tháng Mười Nga – 1917 đã bùng nổ và giành thắng lợi. Nó đã chọc thủng khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới nữa. Bản đồ chính tại thế giới đã thay đổi: Chủ nghĩa xã hội đã xuất hiện và chiếm 1/6 diện tích trái đất. Cuộc cách mạng này đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới và “ đe dọa” sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Vấn đề đang được đặt ra đối với giới cầm quyền các nước tư bản là: Làm sao đó để tiêu diệt được nước Nga Xô viết để tiếp tục duy trì sự yên ổn của mình.

Thứ hai, do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và tác động của cuộc cách mạng tháng Mười Nga, một cao trào cách mạng đã bùng nổ và dâng lên mạnh mẽ suốt những năm 1918-1923 ở cả châu Âu và các nước phụ thuộc. Cao trào này đang giáng những đòn đả kích mạnh mẽ vào chủ nghĩa đế quốc. Giới cầm quyền các nước tư bản lo sợ rằng, cứ tình hình này sẽ có nhiều nước như nước Nga Xô viết ra đời ở châu Âu và hậu phương của họ ở các nước thuộc địa cũng bị đe dọa, cho nên trong các nước tư bản khống chế và tranh giành nhau sau chiến tranh, nhưng các nước này vẫn có một điểm chung là tìm cách đàn áp và chống lại cao trào cách mạng.

Thứ ba, tương quan lực lượng giữa các nước tư bản sau chiến tranh đã thay đổi căn bản. Ba nước đế quốc lớn, hung hãn: Đức , Áo-Hung và Thổ Nhĩ Kì bị sụp đổ. Bản thân các nước thắng trận cũng có sự thay đổi, kẻ vươn lên sau chiến tranh là Mỹ. Qua cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, giới tư bản Mỹ đã vươn lên mạnh mẽ, thu lợi nhuận với 24 tỉ USD, là nước đứng đầu vế kinh tế, tài chính và một tiềm năng quân sự đáng nể. Do đó, trong Hội nghị Vécsailles, Mỹ là nước có tiếng nói uy lực nhất, là chủ nợ của các nước châu Âu. Trước chiến tranh, Anh là nước đứng đầu thế giới tư bản về nhiều mặt, sau chiến tranh thì tiềm lực và uy lực của Anh giảm nhiều, nhưng tham vọng thì vẫn còn rất lớn. Pháp cũng là đế quốc đứng hàng thứ hai trên nhiều lĩnh vực trước chiến tranh, Pháp có lực lượng quân sự mạnh nhất giới tư bản. Nhưng chiến tranh thế giới thứ nhất đã diễn ran gay cả trên đất Pháp làm cho Pháp bị tổn thất nhiều, cho nên tiềm năng của Pháp cũng như không còn như trước.

Như vậy, cả hai cường quốc lâu đời ở châu Âu là Anh và Pháp tuy là kẻ chiến thắng trong chiến tranh nhưng kinh tế bị kiệt quệ nặng nề, tài chính không ổn định, phải trông mong vào sự vay mượn và giúp đỡ của Mỹ mới giải quyết được những khó khăn do chiến tranh gây ra.

Italia là đế quốc thắng trận, nhưn g lại là đồng minh yếu kém nhất, tình hình kinh tế không ổn định, chính trị rối ren bởi những cuộc chiến tranh, giai cấp gay gắt trong nước, đã trở thành miếng đất màu mỡ cho chủ nghĩa phát xít hình thành. Tuy vậy, tham vọng của Italia ở bán đảo Ban căng và Trung Cận Đông là không nhỏ. Nhật Bản vươn lên trong chiến tranh, đang tỏ rõ mưu đồ muốn khống chế cả vùng châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản đến Hội nghị này với dã tâm và tham vọng rất lớn.

Bài tập 8 trang 26 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Em hãy cho biết nước nào được hưởng lợi nhiều nhất sau chiến tranh ? Vì sao?

Hướng dẫn giải

- Mĩ là nước hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến, các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mĩ, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng gấp 4 lần ...

- Vì: trong giai đoạn đầu của cuộc chiến (1914 – 1917), Mĩ đứng trung lập, buôn bán cho cả hai bên tham chiến; khi tham gia chiến tranh thì chiến trường không diễn ra trên đất Mĩ, đất nước không bị chiến tranh tàn phá

Bài tập 9 trang 26 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Nêu cảm nghĩ của em vế cuộc Chiến tranh thế giới thú nhất (1914 - 1918).

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh:

Chiến tranh là mâu thuẫn của sự phát triển của các chủ nghĩa đế quốc cầm đầu ở châu Âu và chiến tranh có tính chất chiến tranh đế quốc: là sự phân chia lại thế giới của các đế quốc, là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với tất cả các phe tham chiến. Nguyên nhân theo phân tích của Lê-nin: sự lớn mạnh của Đế quốc Đức sau Chiến tranh Pháp-Phổ: những tham vọng thuộc địa và chia lại thị trường thế giới của nước này gặp phải sức phản kháng của các "đế quốc già" là Anh, Pháp và Nga. Đế chế Áo – Hung và Đế chế Ottoman đã suy yếu không còn đủ "tư cách" và vai trò để có ảnh hưởng trong khu vực Trung Âu, Balkans và Kavkaz. Các cường quốc khác can thiệp vào khu vực đó để tranh giành ảnh hưởng... Sự mâu thuẫn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa đòi hỏi một cuộc "chém giết lớn" để phân ngôi thứ và lập lại trật tự thế giới có lợi cho kẻ thắng trên cơ sở những mất phần của kẻ thua.

- Tính chất:

- Là một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cuộc chiến tranh này nhằm mục đích là cướp bóc các nước khác bóp nghẹt các dân tộc thống trị thế giới về mặt chính trị và chia lại thuộc địa.

Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới . Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.

Có thể bạn quan tâm