Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Kiến thức trọng tâm

1. Từ nhiều nghĩa

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Những cái chân


Cái gậy có một chân
Biết giúp bà khỏi ngã.
Chiếc com-pa bố vẽ
Có chân đứng, chân quay.
Cái kiềng đun hằng ngày
Ba chân xoè trong lửa.
Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân.
Riêng cái võng Trường Sơn
Không chân, đi khắp nước.
(Vũ Quần Phương)

Câu hỏi:

  • Tra từ điển để biết các nghĩa của từ chân:

Theo từ điển Tiếng Việt:

    • Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng.
    • Phần dưới cùng, phần gốc của một vật
    • Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng ngay được trên mặt phẳng. (chân bàn, chân ghế)
    • Địa vị, chức vị của một người. (Ví dụ: Chân giám đốc đó khá nhiều người đang muốn chiếm giữ.)
  • Tìm một số từ có nhiều nghĩa khác trong bài thơ.
    • Ví dụ từ ngã (ngã ba, bị ngã, ngã rẽ cuộc đời...)
    • Từ quay (bánh xe quay tròn, vòng quay luân hồi….)
  • Hãy chọn một số từ có một nghĩa trong bài thơ trên.
    • Ví dụ như từ: võng, gậy, com-pa

2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

  • Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân.
    • Từ chân trong bài thơ Những cái chân được dùng với nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, các ý nghĩa đều có cơ sở từ nghĩa gốc: Chỉ bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi, đứng.

Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa?

    • Thường một từ dùng với một nghĩa. Tuy nhiên, có khi trong câu từ mang nhiều nghĩa, cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển, nhất là trong văn bản văn học nghệ thuật.
  • Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với những nghĩa nào?
    • Từ chân ở đây đã được dùng với nghĩa chuyển. Tạo nên sự liên tưởng thú vị, giúp hình ảnh thơ sống động hơn.

3. Ghi nhớ

  • Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa cuả từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
  • Trong từ nhiều nghĩa có:
    • Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện ban đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác nghĩa gốc.
    • Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
  • Thông thường, trong câu có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm