Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tổng quan văn học Việt Nam

1. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam

  • Văn học dân gian:
    • Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
    • Thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo
    • Đặc trưng: Tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
  • Văn học viết:
    • Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân.
    • Hệ thống chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
    • Thể loại: từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (truyện kí, tiểu thuyết chương hồi, thơ cổ phong, thơ Đường luật, văn biền ngẫu…). Từ đầu thế kỉ XX đến nay, loại hình tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn, kí; loại hình trữ tình có thơ trữ tình và trường ca; loại hình kịch có kịch nói, kịch thơ…

2. Hai thời đại lớn của văn học Việt Nam

  • Văn học trung đại
    • Tồn tại chủ yếu từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
    • Văn tự: văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
    • Hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá và văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á ; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là văn học Trung Quốc, Ấn Độ.
  • Văn học hiện đại
    • Văn tự: chữ quốc ngữ
    • Thời gian: đầu thế kỉ XX và vận động, phát triển cho tới ngày nay
    • Tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hoá, văn học ngày càng mở rộng, đã tiếp tiếp xúc và tiếp nhận tinh hoa của nhiều nền văn học thế giới để đổi mới.

3. Con người Việt Nam qua văn học

Văn học là nhân học.Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, văn hoá, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng :

  • Quan hệ với thế giới tự nhiên
  • Quan hệ quốc gia dân tộc
  • Quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm