Bài 6 : Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
BÀI 6. CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
II. Thời kỳ Vương triều Gúp-ta và sự phát triển của nền văn hoá truyền thống Ấn Độ.
- Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ đã được thống nhất lại, Ấn Độ bước vào thời kỳ phát triển cao và rất đặc sắc - thời Vương triều Gúp-ta.
- Vương triều này do vua Gúp-ta lập, có vai trò tổ chức kháng cự, không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phía tây - bắc, thống nhất miền Bắc Ấn Độ; làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
- Nét đặc sắc nổi bật của thời kỳ vương triều Gúp-ta (319 – 467) là sự định hình và phát triển của nền văn hoá truyền thống ở Ấn Độ.
- Ở bắc Ấn Độ, Đạo Phật đã được hình thành và phát triển.
- Cùng với sự truyền bá Phật giáo và lòng tôn sùng đối với Phật, người ta đã làm nhiều ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa).

- Ngoài ra ở Ấn Độ, đạo Hindu (hay Ấn Độ giáo) cũng ra đời và phát triển. Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần thánh, mà chủ yếu là 4 thần: Bộ ba Bra-ma (thần Sáng tạo), Si-va (thần Huỷ diệt), Vi-snu (thần Bảo hộ) và In-đra (thần Sấm sét) là những lực lượng siêu nhiên mà con người phải sợ hãi.
- Chữ viết: hệ chữ Phạn (Sanskrit), được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.
.jpg)
- Yếu tố ảnh hưởng là tôn giáo, kiến trúc, chữ viết, tôn giáo (Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ như tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hinđu).