Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hướng dẫn soạn bài4

0bf6d81f3b9d15a95a261043daa5bb0e
Gửi bởi: hackerdangcap 12 tháng 11 2016 lúc 16:33:52 | Được cập nhật: 1 tháng 5 lúc 20:27:30 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 507 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Hướng dẫn soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt NamI. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Về khái niệm văn học dân gianVăn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằmmục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.2. Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyềnmiệng .Thực chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biếnbằng miệng cho người khác. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăngkính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm. Văn học dân gian thườngđược truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từđời trước đến đời sau).Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng tức là hìnhthức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).- Văn học dân gian là kết quả của những quá trình sáng tác tập thể .Tập thể là tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia sáng tác. Nhưng quá trình này,lúc đầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sauđó những người khác (địa phương khác, thời đại khác) tham gia sửa chữa, bổ sung chotác phẩm biến đổi dần. Quá trình bổ sung này thường làm cho tác phẩm phong phú hơn,hoàn thiện hơn.Mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này những thời điểm khác nhau.Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ailà tác giả. Tác phẩm dân gian vì thế đã trở thành của chung, ai cũng có thể tùy thêmbớt, sửa chữa.- Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạtkhác nhau trong đời sống cộng đồng .Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể,vui chơi ca hát tập thể, hội hè... Trong những sinh hoạt này, tác phẩm văn học dân gianthường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (những bài hò hòchèo thuyền, hò đánh cá,...).Không những thế, văn học dân gian còn gây không khí để kích thích hoạt động, gợicảm hứng cho người trong cuộc (ví dụ những câu chuyện cười được kể trong lao độnggiúp tạo ra sự sảng khoái, giảm bớt sự mệt nhọc trong công việc).3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam Dựa vào những đặc điểm giống nhau cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trong cùngmột nhóm, có thể thấy văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính nh sau thần thoại, sửthi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cư ời, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao dânca, vè, truyện thơ, các thể loại sân khấu (chèo, tuồng, múa rối, các trò diễn mang tích truyện).4. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian- Văn học dân gian là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc (kho trí khôn củanhân dân về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người). Kho tri thức này phần lớn lànhững kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực tế. Vào trong các tác phẩm, nó được mãhoá bằng những ngôn từ và hình tượng nghệ thuật tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổbiến, dễ tiếp thu và có sức sống lâu bền cùng năm tháng.- Văn học dân gian ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người. Vì thế, nócó giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức kiêntrung, lòng vị tha, lòng nhân đạo, tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu,...). Văn họcdân gian cũng vì thế mà góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ xưa vànay.- Văn học dân gian có giá trị to lớn về nghệ thuật. Nó đóng vai trò quan trọng trongviệc hình thành và phát triển nền văn học dân nước nhà. Nó đã trở thành những mẫu mựcđể đời sau học tập. Nó là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết.II. RÈN KĨ NĂNG1. Những đặc điểm chính của từng thể loại văn học dân gian Việt Nam:Thể loại Đặc điểmThần thoạiHình thức Văn xuôi tự sựNội dung Kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiênvà văn hoá, phản ánh nhận thức của con ngư ời thờicổ đại về nguồn gốc của thế giới và đời sống conngư ời.Sử thi dângian Hình thức Văn vần hoặc văn xuôi, hoặc kết hợp cả hai.Nội dung Kể lại những sự kiện lớn có nghĩa quan trọng đốivới số phận cộng đồng.Truyền thuyết Hình thứcVăn xuôi tự sựNội dung Kể lại các sự kiện và nhân vật lịch sử hoặc có liênquan đến lịch sử theo quan điểm nhìn nhận lịch sửcủa nhân dân.Truyện cổ tích Hình thức Văn xuôi tự sựNội dung Kể về số phận của những con ngư ời bính thườngtrong xã hội(người mồ côi, ngư ời em, ngư ời dũng sĩ,chàng ngốc,… thể hiện quan niệm và mơ ớc củanhân dân về hạnh phúc và công bằng xã hội.Truyện cư ời Hình thức Văn xuôi tự sựNội dung Kể lại các sự việc, hiện tư ợng gây cư ời nhằm mụcđích giải trí và phê phán xã hội.Truyện ngụngôn Hình thức Văn xuôi tự sựNội dung Kể lại các câu chuyện trong đó nhân vật chủ yếu làđộng vật và đồ vật nhằm nêu lên những kinh nghiệmsống, bài học luân lí, triết lí nhân sinh.Tục ngữ Hình thức Lời nói có tính nghệ thuậtNội dung Đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tựnhiên, về lao động sản xuất và về phép úng xử trongcuộc sống con ngư ời.Ca dao, dânca Hình thức Văn vần hoặc kết hợp lời thơ và giai điệu nhạcNội dung Trữ tình, diễn tả đời sống nội tâm của con ngườiVè Hình thức Văn vầnNội dung Thông báo và bình luận về những sự kiện có tínhchất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đư ơng thời.Truyện thơ Hình thức Văn vầnNội dung Kết hợp trữ tình và tự sự, phản ánh số phận của ngư -ời nghèo khổ và khát vọng về tình yêu tự do, về sựcông bằng trong xã hộiCác thể loạisân khấu Hình thức Các hình thức ca kịch và trò diễn có tích truyện, kếthợp kịch bản với nghệ thuật diễn xuấtNội dung Diễn tả những cảnh sinh hoạt và những kiểu mẫungư ời điển hình trong xã hội nông nghiệp ngày xưa.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa các thể loại văn học dân gian :Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác trên thếgiới có những thể loại chung và riêng. Điều đáng lưu là ngay trong hệ thống thể loại vănhọc dân gian của từng dân tộc lại có thể tìm thấy những điểm tương đồng và khác biệt.- Sự tương đồng Các thể loại văn học dân gian giống nhau cách thức sáng tạo (là những sángtạo tập thể) và phương thức lưu truyền (truyền miệng). Về cơ bản các tác phẩm văn học dân gian ởcác thể loại khác nhau đều quan tâm phản ánh những nội dung liên quan đến đời sống, tâm tư, tìnhcảm của cộng đồng (chủ yếu là của tầng lớp bình dân trong xã hội).- Sự khác biệt Tuy nhiên mỗi thể loại văn học dân gian lại có một mảng đề tài và mộtcách thức thể hiện nghệ thuật riêng(ví dụ Ca dao quan tâm đến đời sống tâm hồn của conngười và thể hiện nó bằng bút pháp trữ tình ngọt ngào, lãng mạn…trong khi đó, Thần thoạilại giải thích quá trình hình thành thế giới, giải thích các hiện tượng tự nhiên,… bằng hìnhảnh các thần. Sử thi lại khác, chủ yếu quan tâm phản ánh những sự kiện lớn lao có tínhquyết định tới số phận của cộng đồng Sử thi thể hiện nội dung bằng nghệ thuật miêu tả vớinhững hình ảnh hoành tráng và dữ dội…). Sự khác nhau của các thể loại văn học dân giancho thấy sự đa dạng về nghệ thuật. Đồng thời nó cũng cho thấy khả năng chiếm lĩnh phongphú hiện thực cuộc sống của nhân dân ta.Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.