Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hướng dẫn soạn bà14i

776532491f27b8aecc81a819b9cbdf9d
Gửi bởi: hackerdangcap 12 tháng 11 2016 lúc 16:32:47 | Được cập nhật: 29 tháng 4 lúc 21:04:24 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 567 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Hướng dẫn soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sựMIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰI. KIẾN THỨC CƠ BẢNÔn tập về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, lưu ýnhững kiến thức sau :1. Miêu tả là dùng ngôn ngữ (hay một phương tiện nghệthuật khác) làm cho người nghe (người đọc, người xem) cóthể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ratrước mắt.Biểu cảm là bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bảnthân trước sự vật, sự việc, hiện tượng con người trong đờisống.2. Miêu tả trong văn miêu tả, biểu cảm trong văn biểucảm so với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự không phảikhác nhau số lượng câu văn mà là mục đích sử dụng.Yếu tố miêu tả trong văn miêu tả và trong văn tự sự tuy đềucó tác dụng làm cho sự vật, sự việc, con người... trở nên rõràng sinh động. Thế nhưng miêu tả cho rõ, cho hay là mụcđích của văn miêu tả. Trong khi đó, miêu tả chỉ là phươngtiện để việc kể chuyện trong văn tự sự thêm cụ thể, sinhđộng và lí thú hơn. Cũng như vậy, nếu yếu tố biểu cảm làmcho bài văn biểu cảm dồi dào cảm xúc thì nó cũng chỉ làmột phương tiện để biểu hiện và dẫn dắt câu chuyện trongvăn tự sự mà thôi.3. Để đánh giá sự thành công của việc miêu tả và biểucảm trong văn tự sự, người ta thường phải xem xét các yếutố này có phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự hay không,hoặc đã phục vụ cho mục đích ấy mức độ nào.4. Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cầnphải quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thânmình, đồng thời chú quan sát, liên tưởng, tưởng tượng vàlắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc khách quangieo vào trong tâm trí mình.II. RÈN KĨ NĂNG1. Tìm hiểu kĩ năng miêu tả và biểu cảm trong văn tự sựqua đoạn trích Những vì sao của A. Đô-đê.Đây là một trích đoạn tự sự bởi nó có các yếu tố như: nhânvật (chàng chăn cừu và cô gái), có sự việc (một cốt truyệnnhỏ) và có cả người dẫn chuyện (nhân vật tôi chàng chăncừu).- Đoạn trích này sử dụng khá nhiều các yếu tố miêu tảvà biểu cảm để làm phương tiện cho việc "kể chuyện". Cácyếu tố miêu tả xuất hiện phần đầu đoạn văn (miêu tả hiệnthực của cảnh ban đêm) và đoạn tả bầu trời ngàn sao ởphần cuối. Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn là phần diễn tảnhững cảm xúc tinh tế của nhân vật tôi khi "đầu nàng nặngtrĩu vì buồn ngủ đã ngả vào tôi với tiếng sột soạt êm ái củanhững dải đăng-ten và làn tóc mây gợn sóng".- Có thể nói, đây là một đoạn văn mà yếu tố miêu tả vàbiểu cảm đã đóng góp tích cực cho việc nâng cao hiệu quảtự sự. Hai yếu tố này chẳng những đã giúp chúng ta hìnhdung một cách sinh động về cảnh đêm sao thơ mộng màcòn có tác dụng thúc đẩy diễn biến của cốt truyện. Yếu tốmiêu tả làm nền cho việc nảy sinh sự việc và từ đó mới cónhững rung động khẽ khàng, say sưa mà thanh khiết củachàng chăn cừu bên cô gái ngây thơ, xinh đẹp. Đêm sao thơmộng cùng những rung động ngọt ngào làm cho đoạn văntrở nên hấp dẫn và lí thú hơn.2. a) Liên tưởng Từ sự việc, hiện tượng nào đó mànghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.b) Quan sát Xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hayhiện tượng.c) Tưởng tượng Tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cáikhông hề có trước mắt, hoặc chưa hề gặp.3. Để miêu tả cho tốt, cho hay, chúng ta không thể "chỉcần quan sát đối tượng một cách kĩ càng" mà còn phải pháthuy tích cực khả năng tưởng tượng và liên tưởng nữa. Vínhư, chúng ta sẽ không thể cảm nhận được các hình ảnh,âm thanh rất đặc sắc, rất thơ mộng trong đoạn văn của A.Đô-đê nếu không có sự quan sát tinh tế để thấy: trong đêm,tiếng suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửanhỏ, những tiếng sột soạt văng vẳng trong không gian...Hay hình ảnh "Cô gái nom như một chú mục đồng nhà trời,nơi có những đám cưới sao..." là sản phẩm của trí tưởngtượng. Và nếu không có sự liên tưởng phong phú thì khôngthể có được cảnh "cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãncủa ngàn sao gợi nghĩ đến đàn cừu lớn".4. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, tình cảm, cảm xúccủa nhân vật "tôi" trong đoạn trích Những vì sao nảysinh từ việc quan sát kĩ càng, chăm chú cảnh đêm. Một đêmsao huyền ảo và thơ mộng, hơn nữa vẻ đẹp hồn nhiên vàngây thơ của cô gái chắc chắn đã làm lay động trái tim giàucảm xúc và dễ rung động của chàng trai. Và rõ ràng chínhnhững tình ấy đã làm cho đoạn văn thêm mượt mà và hấpdẫn hơn. Cho nên, không thể nói để biểu cảm khi tự sự, chỉtìm những cảm xúc, những rung động trong tâm hồn ngườikể.5. Đoạn văn kể lại cuộc chiến đấu giữa Đam Săn vớiMtao Mxây trong sử thi Đam Săn là một đoạn văn có sửdụng nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm. Có thể nói nhờ cácyếu tố này mà khung cảnh cũng như diễn biến của cuộcchiến hiện ra cụ thể sinh động tới từng chi tiết trong sự hìnhdung của người đọc. Các yếu tố miêu tả (những hình ảnh sosánh ví von) và biểu cảm (cảm xúc của các nhân vật cũngnhư của cộng đồng) đã làm cho cuộc chiến đấu trở nênhoành tráng và dữ dội. Cũng từ đó mà hình ảnh người anhhùng cũng được nâng bổng hơn lên.6. Trong đoạn văn trích từ truyện ngắn Lẵng quảthông của C. Pau-tôp-xki, người kể đã "kể chuyện" bằngquan sát, tưởng tượng và suy ngẫm. Để giúp người đọchình dung rõ rệt hơn, cảm nhận thích thú hơn vẻ đẹp củamùa thu, nhà văn đã không miêu tả trực tiếp mà tưởngtượng "nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đấtđem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo"; và suyngẫm "những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch...".Những câu văn ấy cũng là nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên củamùa thu nhưng yếu tố miêu tả và biểu cảm đã mang đếncho chúng ta một cách cảm nhận khác lạ lẫm và lí thú hơn.7. Viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố biểu cảmvà miêu tả kể về một chuyến đi đã đem lại cho anh (chị)nhiều cảm xúc (một lần về quê, một chuyến tham quandu lịch…). Tham khảo bài viết dưới dây (kể về một lần về quênội).Quê hương tôi cũng đẹp và đáng yêu như quê hươngcủa Tế Hanh. Cũng có con sông xanh biếc và nhữnghàng tre rợp mát những buổi trưa hè. Chỉ tiếc tôi sống ởquê không nhiều lắm. Mỗi năm tôi chỉ được về quê cómột lần và thường là những ngày hè oi bức. Hè năm naycũng vậy, tôi cũng theo bố mẹ về thăm quê nội. Thếnhưng chuyến đi năm nay buồn man mác và nhói đauhơn. Chả là cách cái ngày tôi về quê tròn hai tháng, nộitôi đã vĩnh viễn ra đi khỏi trái đất này. Mới nghe cái tindữ ấy, tôi đã khóc suốt buổi trưa và nằng nặc đòi bố mẹcho về quê để nhìn mặt ông lần cuối. Thế nhưng bố anủi: “Nội ra đi là một mất mát lớn đối với tất cả chúng ta.Lúc nội còn sống, nội đã rất tin vào sức học của cáccon. Bây giờ con lại sắp phải thi chuyển cấp. Vì thế conhãy cố gắng ôn và thi cho tốt để làm an lòng linh hồncủa nội”. Tôi ngoan ngoãn và ngậm ngùi nghe theo lờidạy bảo của bố tôi. Nỗi đau và niềm nhớ thương ông nội nén lại trong tim tôi nghẹn ngào và da diết. Con tàu ngày xưa vẫn chạy rất nhanh sao hôm naynó ạch và nặng nề biết mấy. Bò ngang qua mấy con đêvà không biết đến bao nhiêu cánh đồng mênh mông bátngát, con tàu dừng lại ngay phía đầu ngôi làng nhỏ củanội tôi. Vừa đặt chân lên mảnh đất của làng, tôi bỗnggiật mình nhận ra người bạn xưa quen thuộc- những bụitre làng. Quê nội tôi có rất nhiều tre, tre đã gắn với bố,với tôi bao kỉ niệm. Những ngày nắng, những đêm mưa,những đêm trăng cùng bạn bè trong xóm với bao tròchơi thú vị, tôi đều đã gửi gắm nơi đây. Nhưng hômnay trời không nắng và không có gió. Những đám trẻ âmthầm, lạnh lẽo và dường như cũng buồn như tâm hồn củachính tôi. Bố nắm chặt tay tôi khi cả nhà đứng trước hai cánhcổng đầy rêu xanh nhà nội. Tôi bắt đầu không cầm đượcnước mắt. Tôi chạy thẳng vào sân, và vào lòng bà và nứcnở. Các cô, các bác và các chị em xúm lại an ủi tôi. Bànội dắt tôi đến trước bàn thờ ông nội. Tôi thắp nhangtrong khi hai mắt vẫn cay xè.Tôi cố gượng để nhìn sâuvào tôi mắt sáng và rất hiền hoà của nội tôi rồi lại oàlên khóc. Tôi thương nội rất nhiều. Qua lời kể của bố tôi, tôibiết ông bà nội đã phải lam lũ suốt cuộc đời để nuôi dạycon cái cho thành đạt. Lúc còn sống, nội thường nói;“nội rất vui vì con cháu đều ngoan ngoãn cả”.Nhưngquả thực nội đã hy sinh trọn cuộc đời mà chưa có đượcmột ngày thảnh thơi vui sướng. Hôm ấy sau khi viếng mộ ông, tôi xin phép bố mẹ mộtmình ra thăm bờ sông. Nơi ấy xưa nội thường đưa tôi rahóng mát. Ông dạy tôi cách vót diều và cũng có hôm tôiđược ông cho thả diều trên bờ con sông quê ấy.Dòng sông bắt đầu nhô ra trước mắt tôi, uốn khúcbao quanh ngôi làng nhỏ như một dải lụa trắng khổnglồ. Mặt sông hôm nay lăn tăn gợn sóng như đang nói,đang cười, như tâm sự… Tôi đứng lặng trên bờ sông,nhắm mắt và nghe gió thổi vi vu. Hình như trong tiếnggió thổi nghe được tiếng thì thầm đó đây của nội. Tối hôm đó tôi có cảm thấy vui hơn vì được các anhchị đưa ra với đám thiếu niên ngoài xóm. Thế nhưngcuộc vui tàn rất nhanh, tôI ra về lòng không được tươimới như những lần vui chơi ngày trước.Buổi sáng hôm sau tôi phải theo bố mẹ về ngay thànhphố. Bố tôi phải đi công tác gấp, còn tôi năm nay cũngbận hơn với chuyện học hè. Vả lại tôi không dũng cảmđể mà lại. Tôi muốn nhớ về ông nhưng không phải ngày nào cũng cứ nhìn thấy ông rồi khóc.Bà nội chu đáo chuẩn bị cho bố con tôi rất nhiềuquà, trong đó có cả một con diều nhỏ. Tôi nín thở để kìmnén cảm xúc trong lòng. Tôi ôm chặt và thầm cảm ơnông bà về tất cả.Trời hôm nay nắng và nắng rất to. Bố mẹ và tôi bướcra khỏi đám tre làng uể oải và mệt mỏi. Con đường trướcmắt tôi rộng và xa tít. Nhưng không được đi dưới nhữngtán tre làng đôi mắt tôi hình như cứ mỗi lúc hoa lên…Nhìn chung, đây là một bài tập mà ta có thể chủ động viếtmột cách sáng tạo, linh hoạt, không nên tuân theo mộtkhuôn mẫu nào. Điều đáng lưu là không được sa vào kểchuyện "suông" (câu chuyện chỉ gồm các sự việc, chi tiếttiếp nối nhau) hoặc lạc sang kiểu bài thuần biểu cảm.Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.