Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hướng dẫn cách ra đề thi định kì lớp 5

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 13 tháng 11 2020 lúc 10:45:31 | Được cập nhật: hôm qua lúc 15:10:51 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1170 | Lượt Download: 28 | File size: 0.123904 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CÁCH SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN TOÁN LỚP 5
THEO THÔNG TƯ SỐ 22/2016/TT-BGDĐT
I. Mục đích, yêu cầu
Tài liệu tập huấn hỗ trợ và hướng dẫn giáo viên tiểu học cách thức thiết kế đề
kiểm tra định kì môn Toán theo thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Sau khi tập huấn
mỗi giáo viên đều hiểu biết rõ ràng, đầy đủ và thực hành biên soạn được các câu hỏi,
bài tập 4 mức độ phát triển năng lực học sinh và đề kiểm tra định kì dựa trên Chuẩn
kiến thức, kỹ năng môn Toán.
II. Nội dung thiết kế đề kiểm tra định kì
1. Hình thức đề kiểm tra
a) Từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của từng
học sinh theo tiếp cận năng lực và đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa
phương, vùng miền. Đề kiểm tra môn Toán kết hợp hình thức kiểm tra tự luận với
trắc nghiệm khách quan.
b) Thông thường hình thức trắc nghiệm khách quan có các dạng câu hỏi sau:
- Nhiều lựa chọn;
- Có/Không; Đúng/Sai phức hợp;
- Đối chiếu cặp đôi;
- Điền khuyết - yêu cầu các HS viết tiếp vào ô trống; chỗ chấm cho thích hợp;
viết ra ý kiến, nhận định của mình hoặc giải thích lô-gíc.
- Câu hỏi ngắn
- Câu hỏi bằng hình vẽ
- Điền đáp án
2. Xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ
a) Căn cứ vào các mức độ câu hỏi/bài tập của Thông tư 22 để mô tả cụ thể hóa
mỗi mức độ trong 4 mức độ đối với câu hỏi/bài tập môn Toán ở tiểu học, phù hợp với
Chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung cốt lõi của từng thời điểm đánh giá.
b) Xây dựng câu hỏi/bài tập:
- Xác định mục tiêu (nội dung và yêu cầu cần đạt). Từ đó xác định mức độ (bằng
cách đối chiếu với 4 mức độ) và dự kiến câu hỏi/bài tập.
- Xây dựng các đáp án.
- Dự kiến các bước học sinh sẽ tiến hành làm bài để xác thực mức độ, nội dung
của câu hỏi/bài tập phù hợp với mục tiêu.

- Trong trường hợp nhận thấy mức độ câu hỏi/bài tập chưa phù hợp với mục
tiêu, có thể tăng hoặc giảm độ khó câu hỏi bằng cách tăng hay giảm thông tin trong
câu hỏi.
- Mức độ 1: (Biết)
- Mức độ 2: (Hiểu)
- Mức độ 3: (Vận dụng trực tiếp)
- Mức độ 4: (Vận dụng trong tình huống mới hoặc có nội dung thực tiễn)
3. Xây dựng đề kiểm tra
a) Quy trình xây dựng đề
Quy trình ở đây được hiểu là các bước cụ thể (có tính ước lệ và chỉ là gợi ý tham
khảo) để thiết kế một đề kiểm tra môn Toán ở tiểu học:
Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm
chất nào của học sinh? Vào thời điểm nào? Đối tượng học sinh nào?...)
Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá (dựa vào mục đích đánh giá, Chuẩn kiến
thức, kỹ năng, nội dung trọng tâm cốt lõi…để xác định các chủ đề nội dung cần đánh
giá)
Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức
độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2)
Bước 4: Dự kiến các phương án đáp án các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian
làm bài.
Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu
hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải dự kiến hình dung được
các tình huống học sinh sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số)
Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (Rà soát lại các câu hỏi/bài tập,
mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện – đã xây
dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định
kì ngay từ đầu năm học thì có thể thử nghiệm kiểm tra các câu hỏi/bài tập tương tự
trong suốt quá trình dạy học).
b) Cách xác định nội dung kiểm tra
Dựa vào quy trình ở mục a, dưới đây chúng tôi trình bày một số nội dung chính:
- Nội dung kiểm tra được xác định rõ ràng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn
Toán đến giữa học kì, trong học kì I hoặc cả năm học. Trong đó, cần xác định kiến
thức, kĩ năng trọng tâm, tối thiểu cần kiểm tra.

- Các câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra là câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự
luận. Cần tăng cường loại câu hỏi mở, câu hỏi có kết thúc mở bài tập phát huy năng
lực tính toán, năng lực tư duy và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
c) Ví dụ gợi ý cách phân phối tỉ lệ số câu, số điểm và các mức:
Có thể nói số câu hỏi, bài tập; mức độ của các câu hỏi bài tập và số điểm phân
bố cho các câu hỏi bài tập trong một đề kiểm tra phụ thuộc vào nhiều yếu tố không có
một công thức hoặc nguyên tắc chung nào quy định về những điều trên trong một đề
kiểm tra. Chính vì vậy, những ví dụ gợi ý sau đây hoàn toàn không bắt buộc, chỉ là
tham khảo:
- Tỉ lệ số câu, số điểm theo các mức và hình thức câu hỏi trong đề kiểm tra cần
đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, phù hợp với đối tượng học sinh. Chẳng hạn: số câu
hỏi trắc nghiệm khách quan: khoảng 80%; số câu hỏi tự luận: khoảng 20%.
- Tùy theo từng trường có thể đưa ra tỉ lệ ở các mức khác nhau phù hợp với yêu
cầu đánh giá của từng địa phương, chẳng hạn: Mức 1: khoảng 20%; Mức 2: khoảng
30%; Mức 3: khoảng 30%; Mức 4: khoảng 20%.
d) Thời lượng làm bài kiểm tra khoảng 30 – 40 phút (theo thời gian của 1 tiết
học theo từng lớp).
e) Ma trận đề kiểm tra
Để thuận tiện trong việc xác định các nội dung, đặc biệt là các nội dung trọng
tâm, cũng như số lượng các câu hỏi/bài tập, các mức người ta có thể dùng một công
cụ quen gọi là ma trận đề kiểm tra (bao gồm ma trận nội dung, ma trận câu hỏi/bài
tập). Ma trận đề kiểm tra có thể coi là một kỹ thuật để xây dựng các đề kiểm tra có
tính mô hình hóa. Tuy nhiên, đây không phải là một kỹ thuật bắt buộc phải sử dụng
khi xây dựng đề kiểm tra.
- Ma trận nội dung: mỗi ô nêu nội dung kiến thức, kĩ năng, yêu cầu cần đánh
giá; số lượng câu hỏi; số điểm dành cho các câu hỏi theo các mức độ.
- Ma trận câu hỏi: mỗi ô nêu số thứ tự của câu hỏi trong đề; hình thức kiểm tra;
số điểm dành cho các câu hỏi theo các mức độ.
4. Cách xây dựng đề kiểm tra định kì
*Đề kiểm tra môn Toán giữa và cuối học kì I lớp 5
a) Nội dung môn Toán giữa học kì I (khoảng 35 tiết) gồm:
- Số thập phân, hỗn số.
- Đơn vị đo độ dài; đơn vị đo diện tích.
- Tính được diện tích hình đã học.

b) Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán giữa học kì I:
- Biết đọc, viết, so sánh các số thập phân, hỗn số; viết và chuyển đổi được các số
đo đại lượng dưới dạng số thập phân; một số dạng bài toán về “quan hệ tỉ lệ”.
- Biết tên gọi, kí hiệu và các mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, diện tích,
khối lượng; viết được số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng thập phân.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi; giải
được các bài toán liên quan đến diện tích.
c) Xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm, tối thiểu cần kiểm tra:
- Viết số thập phân, giá trị theo vị trí của chữ số thập phân; so sánh số thập phân;
giải bài toán bằng cách “Tìm tỉ số” hoặc “Rút về đơn vị”; giải được các bài toán liên
quan đến diện tích.
- Biết đổi đơn vị đo diện tích;
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
d) Thời lượng làm bài kiểm tra khoảng 40 phút
đ) Phân phối tỉ lệ số câu, số điểm và các mức:
- Xây dựng 10 câu hỏi trong đề kiểm tra gồm câu hỏi trắc nghiệm khách quan
(khoảng 70% - tương ứng 7 câu) và câu hỏi tự luận (khoảng 30% - tương ứng 3 câu).
Phân phối mỗi câu hỏi 1 điểm;
- Căn cứ vào thời lượng, nội dung chương trình, phân phối tỉ lệ theo mạch kiến
thức: Số học: khoảng 67% (7 câu); Đại lượng và đo đại lượng: khoảng 23% (2 câu);
Hình học: khoảng 10% (1 câu); Giải toán có lời văn được tích hợp vào mạch kiến
thức số học, hình học và chủ yếu ở mức 3, mức 4;
- Tỉ lệ các mức: Mức 1: khoảng 20% (2 câu); Mức 2: khoảng 20% (2 câu); Mức
3: khoảng 30% (3 câu); Mức 4: khoảng 30% (3 câu).
e) Ma trận đề kiểm tra:
- Ma trận nội dung kiểm tra môn Toán giữa học kì I lớp 5:
Mạch kiến thức, kĩ năng

Số học: Biết đọc, viết, so sánh các số thập
phân, hỗn số; viết và chuyển đổi được các
số đo đại lượng dưới dạng số thập phân;
một số dạng bài toán về “quan hệ tỉ lệ”.
Đại lượng và đo đại lượng: Biết tên gọi, kí
hiệu và các mối quan hệ giữa các đơn vị đo
độ dài, diện tích, khối lượng; viết được số
đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng

Số câu,
số điểm

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Tổng

Số câu

02

01

02

02

07

Số điểm

02

01

02

02

07

Số câu

01

01

02

Số điểm

01

01

02

thập phân.
Yếu tố hình học: Tính được diện tích hình
vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình
thoi; giải được các bài toán liên quan đến
diện tích.
Tổng

Số câu

01

01

Số điểm

01

01

Số câu

02

02

03

03

10

Số điểm

02

02

03

03

10

- Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Toán giữa học kì I lớp 5:
TT
1

2

3

Mức 1

Chủ đề
Số học

Đại lượng và đo
đại lượng
Yếu tố hình học

Mức 2

TN

TL TN

Số câu

02

Câu số

1, 2

TL

Mức 3

Mức 4

TN

TL TN

TL

01

01

01

02

01

4

5

7

8

9

Số câu

01

01

Câu số

3

6
01

Câu số

10
02

Tổng số

02
02

02
02

01
03

g) Đề kiểm tra môn Toán giữa học kì I lớp 5:
1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Số liền trước của số 5099 là:
A. 5100
B. 4099
C. 5098
D. 6099
2. Viết số thập phân có:
a) Năm đơn vị, chín phần mười.
b) Hai mươi bốn đơn vị, một phần mười, tám phần trăm.
3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

07

01

Số câu

Tổng số câu

Tổng

01

02
03

02

10
10

Một con voi nặng 3,05 tấn. Hỏi con voi đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
A. 305kg
B. 30,5kg
C. 3050kg
D. 3005kg
4. Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu trả lời đúng:
Khi viết số thập phân 0,100 dưới dạng phân số thập phân, bạn Hà viết
; bạn Huy viết:

; bạn Hùng viết:

. Ai viết đúng,

ai viết sai? Tại sao?
Trả lời. Người viết đúng là bạn........................
5. Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu trả lời đúng:
Trước đây mua 5m vải phải trả 60 000 đồng. Hiện nay giá bán mỗi mét vải đã
giảm 2 000 đồng. Hỏi với 60 000 đồng, hiện nay có thể mua được bao nhiêu mét vải
như thế?
Trả lời. Có thể mua được .............. mét vải.
6. Sơ đồ dưới đây mô tả vòng đời phát triển của loài bướm ở Châu Phi:

8 – 10 ngày

4 – 6 ngày
Trứng nhộng
Bướm trưởng
thành
Sâu non

12 – 14 ngày

4 – 6 ngày
Nhộng

Mỗi con bướm trưởng thành sẽ chết sau khi sinh ra trứng nhộng. Như vậy, mỗi
con bướm trưởng thành sống được bao lâu ?
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
A. 4 ngày – 6 ngày
B. 8 ngày – 10 ngày
C. 12 ngày – 16 ngày
D. 28 ngày – 36 ngày
7. Một vòi nước chảy vào bể. Giờ đầu chảy vào được

vào

bể, giờ thứ hai chảy

bể. Hỏi trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào được bao nhiêu phần của bể?
Bài giải
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
8. Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu trả lời đúng:
Nhân dịp đầu năm học mới, một cửa hàng giầy dép đã giảm giá

so với giá

ban đầu. Mẹ mua cho Minh và bố của Minh tại cửa hàng đó mỗi người một đôi giầy
hết tất cả là 672 000 đồng. Tổng giá tiền ban đầu của hai đôi giầy đó
là:............................đồng.
9. Người ta đang lát gạch nền nhà của một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài

8m và chiều rộng bằng

chiều dài. Bạn Huy nói rằng chỉ cần dùng 88 viên gạch hoa

hình vuông có cạnh 60cm thì có thể lát kín nền nhà (biết rằng mạch vữa là không
đáng kể). Em hãy giải thích xem bạn Huy nói có đúng không ?

Bài giải
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
10. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng bằng

chiều

dài. Người ta trồng rau trên mảnh vườn đó, trung bình cứ 10m 2 thu được 15kg rau.
Hỏi trên cả mảnh vườn đó, người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ rau?
Bài giải
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................