Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hàm tính tiền lãi và khấu hao trong Excel

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 30 tháng 10 2019 lúc 10:17:17


Mục lục
* * * * *

1. Hàm  ACCRINT

  1. Chức năng: tính tiền lãi cộng dồn cho chứng khoán trả lãi định kỳ.
  2. Cú pháp: ACCRINT(issue, first_interest, settlement, rate, par, frequency, basis, calc_method)
  3. Cách dùng: 

- Issue là ngày phát hành chứng khoán.

- First_interest  là ngày tính lãi đầu tiên của chứng khoán.

- Settlement là ngày tới hạn của chứng khoán (là ngày sau ngày phát hành chứng khoán khi chứng khoán được giao dịch).

- Rate là lãi suất hằng năm của chứng khoán.

- Par là giá trị danh nghĩa của chứng khoán ( mặc định ACCRINT() sử dụng $1,000)

- Frequency là số lần trả lãi hằng năm ( Trả n lần mỗi năm thì frequency = n)

- Basis là cơ sở dùng để đếm ngày (mặc định là 0), trong đó:

+ Basis = 0 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ).

+ Basis = 1 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm.

+ Basis = 2 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày.

+ Basis = 3 : Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày.

+ Basis = 4 : Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu).

- Calc_method là giá trị logic chỉ cách để tính số lãi gộp khi settlement xảy ra sau fisrt_interest.

+ Nếu là 1 (TRUE) thì số lãi gộp sẽ được tính từ ngày phát hành chứng khoán.

+ Nếu là 0 (FALSE) thì số lãi gộp sẽ tính từ ngày tính lãi đầu tiên của chứng khoán.

+ Nếu bỏ qua thì calc_method mặc định là 1.

  1. Ví dụ: Cho bảng tính dưới, các giá trị tương ứng với các tham số của hàm trong Excel với Calc_method = true

2. Hàm  ACCRINTM

  1. Chức năng: trả về tiền lãi cộng dồn cho chứng khoán trả lãi khi đáo hạn
  2. Cú pháp: ACCRINTM(issue, settlement, rate, par, [basis]) 
  3. Cách dùng:

- Issue: Là ngày phát hành chứng khoán.

- Settlement: Ngày đến hạn của chứng khoán.

- Rate: Lãi suất phiếu lãi hàng năm của chứng khoán.

- Par: Mệnh giá của chứng khoán. Nếu bỏ qua, hàm ACCRINTM sẽ mặc định là $1.000.

- Basis: Cơ sở đếm ngày sẽ dùng.

+ Basic = 0 hoặc bỏ qua: US (NASD) 30/360

+ Basic = 1: Thực tế/thực tế

+ Basic = 2: Thực tế/360

+ Basic = 3: Thực tế/365

+ Basic = 4: Châu Âu 30/360

  1. Ví dụ: Cho bảng tính dưới, các giá trị tương ứng với các tham số của hàm trong Excel

Lưu ý:

  1. Ngày phát hành và ngày thanh toán lấy theo số nguyên
  2. Nếu ngày không hợp lệ, hàm trả về lỗi #VALUE!
  3. Nếu lãi suất, mệnh giá < 1 thì trả về lỗi #NUM!
  4. Nếu cơ sở > 0 hoặc < 4 thì trả về lỗi #NUM!
  5. Nếu ngày thanh toán <= ngày phát hành thì trả về lỗi #NUM!

3. Hàm AMORDEGRC

  1. Chức năng: trả về khấu hao cho mỗi kỳ kế toán bằng cách dùng hệ số khấu hao. 
  2. Cú pháp: AMORDEGRC(cost, date_purchased, first_period, salvage, period, rate, [basis])
  3. Cách dùng:

- Cost: Chi phí của tài sản, tham số bắt buộc

- Date_purchased: Ngày mua tài sản, tham số bắt buộc

- First_period: Ngày kết thúc của kỳ thứ nhất, tham số bắt buộc

- Salvage: Giá trị thu hồi khi kết thúc vòng đời của tài sản

- Period: Kỳ

- Rate: Tỉ lệ khấu hao

- Basis: Cơ sở năm được dùng, có thể tùy chọn

+ Basis = 0 hoặc bỏ qua: 360 ngày

+ Basis = 1: thực tế

+ Basis = 3: 365 ngày/năm

+ Basis = 4: 360 ngày/năm

  1. Ví dụ:  Cho bảng tính dưới, các giá trị tương ứng với các tham số của hàm trong Excel

Lưu ý:

  1. Hàm AMORDEGRC trả về khấu hao cho đến kỳ cuối của vòng đời tài sản hoặc đến khi giá trị khấu hao dồn lớn hơn chi phí tài sản - giá trị thu hồi.
  2. Hệ số khấu hao:
  3. 1,5: Tương ứng với vòng đời của tài sản từ 3 đến 4 năm
  4. 2: Tương ứng với vòng đời của tài sản từ 5 đến 6 năm
  5. 2,5: Tương ứng với vòng đời của tài sản từ 6 năm trở lên
  6. Tỉ lệ khấu hao tăng lên 50% trong kỳ trước kỳ cuối cùng và tăng 100% trong kỳ cuối
  7. Nếu vòng đời của tài sản từ 0 đến 1, từ 1 đến 2, từ 2 đến 3, từ 3 đến 4 thì hàm AMORDEGRC trả về #NUM!

4. Hàm AMORLINC

  1. Chức năng: tính giá trị khấu hao kỳ hạn cho mỗi kỳ kế toán
  2. Cú pháp: AMORLINC(cost, date_purchased, first_period, salvage, period, rate, basis)
  3. Cách dùng:

- Cost là giá trị của tài sản.

- Date_purchased là ngày mua tài sản.

- First_period là ngày kết thúc của kỳ thứ nhất.

- Salvage là giá trị thu hồi khi kết thúc vòng đời của tài sản.

- Period là kỳ tính khấu hao.

- Rate là tỷ lệ khấu hao.

- Basis là cơ sở dùng để đếm ngày (mặc định là 0), trong đó:

+ Basis = 0: Một tháng có 30 ngày/Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ).

+ Basis = 1: Số ngày thực tế của mỗi tháng / Số ngày thực tế của mỗi năm.

+ Basis = 2: Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 360 ngày.

+ Basis = 3: Số ngày thực tế của mỗi tháng / Một năm có 365 ngày.

+ Basis = 4: Một tháng có 30 ngày / Một năm có 360 ngày (theo tiêu chuẩn Châu Âu).

  1. Ví dụ: Cho bảng tính có dữ liệu như hình dưới. Tính khấu hao kỳ hạn.

Chúc các bạn thành công !


Được cập nhật: 27 tháng 4 lúc 13:28:31 | Lượt xem: 631

Các bài học liên quan