Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 4 : Đạo đức và kỷ luật

ĐẠO ĐỨC VÀ KỶ LUẬT

1. Thế nào là  kỷ luật?

    Kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

2.Thế nào là đạo đức?

  Đạo đức là những quy định, chuẩn mực ứng xử của con người với con ng­ười, với công việc, với thiên nhiên và môi tr­ường sống.

- Mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện.

3. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật:

- Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật.

- Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.

- Sống có đạo đức và kỉ luật: cảm thấy thoải mái và được mọi ngư­ời tôn trọng, quý mến.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Trong những hành vi sau đây, theo em hành vi nào vừa thể hiện đạo đức, vừa thể hiện tính kỉ luật ?

(1) Không nói chuyện riêng trong lớp

(2) Không quay cóp trong thi cử

(3) Luôn giúp đỡ bạn bè trong khi khó khăn

(4) Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, trường

(5) Luôn hối hận khi làm điều sai trái

(6) Không hút thuốc lá, không uống rượu, bia....

(7) Làm bài đầy đủ trước khi tới lớp.

Trả lời :

Tất cả những hành vi trên vừa biểu hiện đạo đức, vừa thể hiện tính kỉ luật của người học sinh

2. Em hãy nêu những biểu hiện thiếu tính kỉ luật của một người học sinh hiên nay và tác hại của nó ?

Trả lời :

- Trốn học đi chơi

- Quay cop, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra

- Dấu dốt

- Ra vào lớp tùy tiện

- Nghỉ học không xin phép

- Ăn quà vặt trong lớp

- Trang phục khi đến trường không đúng quy định.

Tác hại của những biểu hiện trên : chứng tỏ đó là những học sinh không có tính kỉ luật, thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo, coi thường quy định của nhà trường, sống tùy tiện không biết coi trọng phẩm chất đạo đức của mình. Đó là những con người thiếu trung thực, thiếu kỉ luật và không có lòng tự trọng, vi phạm đạo đức của người học sinh. Nếu không biết sửa chữa, điều chỉnh mình thì không thể trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt.

3. Hoàn cảnh gia đình bạn Tuấn rất khó khăn, Tuấn thường xuyên phải đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ vào ngày chủ nhât, vì vậy thỉnh thoảng Tuấn báo cáo vắng mặt trong những hoạt động do lớp tổ chức vào chủ nhật. Có bạn cho rằng : Tuấn là học sinh thiếu ý thức tổ chức kỉ luật.

Em có đồng tình với ý kiên trên không ? Vì sao ? Nếu em học cùng lớp Tuấn, em sẽ làm gì để Tuấn được tham gia sinh hoạt với tập thể lớp trong những ngày chủ nhật ?

Trả lời :

- Em không đồng ý với ý kiến trên. Hoàn cảnh gia đình Tuấn rất khó khăn, Tuấn thường xuyen phải đi làm vào ngày chủ nhật còn những ngày học và hoạt động trong tuần, Tuấn đều tham gia và đảm bảo tốt, như vậy Tuấn đã giải quyết được tốt việc nhà và việc học. Tuấn là một người con hiếu thảo với cha mẹ, là người có trách nhiệm với gia đình. Tuấn là người có ý thức tổ chức kỉ luật vì những ngày nghỉ không tham gia những hoạt động do lớp tổ chức vào ngày chủ nhật, thỉnh thoảng nghĩa là không phải tất cả các hoạt động của lớp vào ngày chủ nhật Tuấn đều vắng mặt. Những ngày vắng mặt, Tuấn đến báo cáo xin nghỉ với lí do rất chính đáng là đi làm thêm kiếm tiền phụ giúp gia đình vì hoàn cảnh bạn ấy khó khăn, Tuấn không có điều kiện để tham gia cùng các bạn mặc dù đó là điều ngoài ý muốn của Tuấn. Như vậy là Tuấn có ý thức tôn trọng quy định, hoạt động của tập thể.

- Nếu em cùng học với Tuấn, em sẽ động viên, chia sẻ với Tuấn để Tuấn học giỏi hơn, vượt qua khó khăn, nhận được học bổng "Vượt khó học tốt". Em sẽ vận động các bạn trong lớp lập quỹ "Giúp đỡ bạn nghèo vượt khó" bằng những đồng quà sáng, tiền tiêu vặt.... để giúp đỡ Tuấn và gia đình bạn ấy.

- Em và các bạn sẽ cùng Tuấn làm những việc có thể làm được để giúp Tuấn.

4. Em có dự định gì rèn luyện đạo đức và kỉ luật trong những năm tháng còn là học sinh ?

Trả lời :

- Chấp hành đầy đủ, đúng nội quy của nhà trường, của lớp

- Học tập nghiêm túc để đạt được kết quả cao, xứng đáng là con ngoan trò giỏi

- Tu dưỡng rèn luyện để trở thành người có đạo đức và kỉ luật, sau này trở thành người có ích cho xã hội, trở thành người công dân tốt.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm