Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 13: Công dân với cộng đồng

BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG

1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người

a. Cộng đồng là gì?

- Là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

b. Vai trò của cộng đồng

- Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân.

- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.

- Cộng đồng giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích riêng và chung, quyền và nghĩa vụ.

- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng

a. Nhân nghĩa

- Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.

- Ý nghĩa:

  • Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn, thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
  • Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Kế thừa và phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, chúng ta cần:

  • Đoàn kết, nhân ái, thương yêu, tôn trọng, quan tâm, đùm bọc, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
  • Cảm thông, độ lượng, vị tha…
  • “Trên kính dưới nhường”, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.
  • Tích cực tham gia hoạt động “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” và các hoạt động nhân đạo.
  • Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng dân tộc, tôn trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

b. Hòa nhập (hay sống hòa nhập)

- Khái niệm: Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

- Ý nghĩa của lối sống hòa nhập: Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

- Để rèn luyện lối sống hòa nhập, mỗi học sinh cần:

  • Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người.
  • Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức; đồng thời vận động mọi người cùng tham gia.

c. Hợp tác (hay biết hợp tác)

- Khái niệm: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Biểu hiện của hợp tác:

  • Cùng bàn bạc.
  • Phối hợp nhịp nhàng.
  • Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau.
  • Sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết.

- Ý nghĩa của hợp tác:

  • Tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn.
  • Đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung.
  • Là một phẩm chất quan trọng, là yêu cầu cần phải có đối với người lao động, người công dân trong một xã hội hiện đại.

- Nguyên tắc của hợp tác:

  • Tự nguyện, bình đẳng.
  • Các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.

- Các mức độ và cấp độ của hợp tác:

  • Hợp tác song phương, đa phương.
  • Hợp tác từng lĩnh vực hoặc toàn diện.
  • Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia.

- Để rèn luyện tinh thần hợp tác, học sinh cần phải:

  • Cùng nhau bàn bạc, phân công, xây dựng kế hoạch cụ thể.
  • Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công.
  • Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp sáng kiến cho nhau, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động.
  • Biết cùng nhau đánh giá, rút kinh nghiệm để hợp tác tốt hơn ở lần sau. 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm