Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

BÀI 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG

1. Thế giới quan và phương pháp luận

a. Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học

- Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

- Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.

b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

- Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.

- Vấn đề cơ bản của triết học:

  • Khái niệm: Triết học là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
  • Nội dung của triết học gồm hai mặt:
    • Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
    • Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan hay không?

- Thế giới quan duy vật cho rằng, giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được.

- Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

- Phương pháp luận biện chứng: xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.

- Phương pháp luận siêu hình: xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.

2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng - sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

- Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng

 

Thế giới quan

Phương pháp luận

Ví dụ

Các nhà duy vật trước Mác (L.Phoiơbắc, 1804 - 1872, nhà triết học cổ điển Đức)

Duy vật

Siêu hình

Phoiơbắc có thế giới quan duy vật khi chứng minh rằng, bản chất thế giới là vật chất, giới tự nhiên tồn tại ngoài con người, không phụ thuộc vào ý thức con người... Tuy nhiên, ông lại có phương pháp luận siêu hình khi tuyệt đối hóa mặt sinh học mà không thấy mặt xã hội của con người, chia cắt con người ra khỏi các quan hệ xã hội hiện thực.

Các nhà biện chứng trước Mác (G.Hêghen, 1770 - 1831, nhà triết học cổ điển Đức)

Duy tâm, thần bí

Biện chứng

Hêghen có thế quan duy tâm khi khẳng định rằng, khởi nguyên của thế giới là một “ý niệm tuyệt đối”, thần bí nào đó, thế giới tự nhiên là tư duy đã tha hóa. Nhưng, ông có phương pháp luận biện chứng vì đã trình bày toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình vận động, biến đổi, phát triển không ngừng và cố gắng vạch ra mối liên hệ bên trong của sự vận động và phát triển ấy.

Triết học Mác - Lênin (những năm 40 của thế kỷ XIX).

Duy vật

Biện chứng

Bản chất thế giới là vật chất, thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người (thế giới quan duy vật) và luôn vận động, phát triển tuân theo quy luật khách quan (phương pháp luận biện chứng).

- Các nhà triết học duy vật trước Mác: có thế giới quan duy vật nhưng bị sự chi phối của phương pháp tư duy siêu hình.

- Các nhà biện chứng trước Mác: có phương pháp nhận thức biện chứng nhưng lại có thế giới quan duy tâm.

- Triết học Mác – Lênin đã khắc phục được những hạn chế về thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình; đồng thời kế thừa, cải tạo, phát triển các yếu tố duy vật và biện chứng của các hệ thống triết học trước đó, thực hiện được sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm