Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Giáo án PTNL Giáo dục công dân lớp 6

240d0ca50598cd51657042f052c012b8
Gửi bởi: Khoa CNTT - HCEM 11 tháng 10 2021 lúc 14:44:08 | Được cập nhật: 8 giờ trước (3:01:32) | IP: 10.1.29.98 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 752 | Lượt Download: 2 | File size: 1.201664 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Thư Viện STEM- STEAM;

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 1 – Bài 1

TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phảI tự chăm sóc, rèn luyện thân thể để phát triển tốt.

- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

2. Thái độ:

- Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

3. Kĩ năng:

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi chăm sóc, rèn luyện thân thể

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể .

- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.

4. Năng lực hướng tới : Nl hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề

II. Chuẩn bị

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

  • Học liệu: Đồ dùng dạy học: tranh ảnh (nếu có) phiếu học tập,

  1. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

  • Tư liệu SGK, SGV, tranh ảnh minh hoạ, câu chuyện, tình huống, thơ, tục ngữ, ca dao về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về chăm sóc, rèn luyện thân thể

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

GV đưa câu hỏi trao đổi: Hè về các em thường được đi những đâu và em có cảm nhận như thế nào sau chuyến đi đó? Em thấy sức khỏe, tinh thần của mình ra sao?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những cảm nhận của mình sau chuyến đi

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: Vui, thích thú vì mở mang hiểu biết ; tinh thần thoái mái, người khỏe lên, hoạt bát...

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV: Vậy các em thấy để sức khỏe, tinh thần tốt chúng ta cần phải biết làm những việc như thế nào ngoài những ý kiến các em vừa nêu phần trên. Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nau nhé.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động: Tìm hiểu truyện đọc 

1. Mục tiêu: HS hiểu được tầm quan trọng của sức khoẻ, cách rèn luyện sức khoẻ.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhómcặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc truyện "Mùa hè kỳ diệu"

- GV đặt câu hỏi để HS thảo luận và trả lời.

?/ Điều kỳ diệu gì đã đến với Minh trong mùa hè qua?

?/ Vì sao Minh có được sự kỳ diệu đó?

?/ Nếu là Minh, em có rèn luyện như vậy không, vì sao?

? Vậy em hiểu sức khỏe là như thế nào? Mọi người nên biết làm gì để đảm bảo sức khỏe?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

Dự kiến:

- Điều kỳ diệu của Minh: Chân tay săn chắc, dáng đi nhanh nhẹn, cao hẳn lên và đã biết bơi.

- Vì Minh đã kiên trì tập luyện: chiều nào cũng đi bơi, nước vào cả mồm, mũi, tai...

- Đồng ý với cách rèn luyện của Minh. Vì sức khoẻ rất quan trọng. muốn có sức khoẻ thì phải tập luyện kiên trì.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và chuyển ý

1. Mục tiêu: HS nắm được ý nghĩa của việc rèn luyện thân thể, biết cách tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

Cách tiến hành:

- GV chia HS thành 2 nhóm thảo luận

- HS thảo luận, cử đại diện lên trình bày.

- GV kẻ bảng, HS các nhóm điền vào bảng của mình.

Nhóm 1+3: Tìm 5 biểu hiện biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

Nhóm 2+4: Tìm 5 biểu hiện chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Chủ đề:

+ Nhóm 1: Sức khoẻ đối với học tập.

+ Nhóm 2: Sức khoẻ đối với lao động.

+ Nhóm 3: Sức khoẻ với vui chơi giải trí.

- Sau thảo luận, các nhóm trưởng lên trình bày.

? Nếu không rèn luyện tốt sức khoẻ thì hậu quả sẽ như thế nào?

?/ Sức khoẻ sẽ đem lại những lợi ích gì cho mỗi chúng ta?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

Dự kiến:

- Học tập uể oải, mệt mỏi, không tiếp thu được bài giảng, về nhà không làm bài -> kết quả kém.

- Công việc khó hoàn thành, có thể phải nghỉ làm, ảnh hưởng đến tập thể, giảm thu nhập.

- Tinh thần buồn bực, khó chịu, chán nản, không có hứng thú tham gia các hoạt động khác.

* Liên hệ: Em hãy sưu tầm những tấm gương ở lớp, trường biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

*Báo cáo kết quả: nhóm cử đại diện trình bầy

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và chốt.

Hoạt động 3: Luyện tập.

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

? làm bài tập a,b trong SGK vào phiếu học tập

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

Bài a:Chọn ý 1,2,3,5

Bài b: Vệ sinh cá nhân, giặt quần áo, giúp gia đình, thể thao...

Bài c: Tác hại: gây ho, đau họng, đau gan, đau dạ dày, gây ung thư...

*Báo cáo kết quả:

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

1. Truyện đọc

Mùa hè kỳ diệu

2. Nội dung bài học.

a. Sức khoẻ là vốn quí nhất của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn về sinh cá nhân, ăn uống điều độ. Hằng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khoẻ ngày càng tốt hơn.

b. Biểu hiện:

Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể

Chưa biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể

- Áo quần sạch sẽ.

- Đầu tóc gọn gàng.

- Cắt ngắn móng tay, chân.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Hút thuốc lá.

- Uống rượu, bia.

- Lười tắm rửa.

- Thường xuyên dậy muộn

- Không tập thể dục.

c. Ý nghĩa.

- Sức khoẻ là vốn quý của mỗi người.

- Sức khoẻ giúp chúng ta học tập và lao động có hiệu quả.

3 Bài tập.

BT a. HS lên bảng thực hiện.

BTb. HS tự bộc lộ.

BTc. HS tự bộc lộ.

BT d. HS tự lập kế hoạch.

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân,

3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống xử lí

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs giải quyết tình huống: Bạn A là 1 học sinh học khá của lớp nhưng thời gian gần đây A học tập sút kém hẳn, đến lớp bạn không tập trung học, hay mệt mỏi, đau đầu thường xuyên.Thấy vậy, cô giáo hỏi về thời gian học của bạn ở nhà và được các bạn gần đó cho biết; bạn thức khuya chơi điện tử, có hôm bố mẹ đi làm về muộn cả chiều chơi ko học gì cả. Em là bạn thân em sẽ làm thế nào/

- GV dùng bảng phụ bài tập tình huống:

Nam là một HS ngoan, gia đình khá giả nên Nam rất sung sướng. Lợi dụng điều đó, Phúc là một thanh niên mới lớn đã dụ dỗ Nam hút Hêrôin.

- Em hãy dự kiến các tình huống có thể xảy ra đối với Nam.

- Là Nam, em sẽ làm thế nào, vì sao?

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm:

+ Em sẽ nói với bố mẹ bạn về sự thật ham chơi điện tử củabạn...

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bầy

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ các cách thực hiện tự rèn luyện sức khỏe nhất là thời gian nghỉ hè sao cho hữu ích

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm cách thực hiện tự rèn luyện sức khỏe nhất là thời gian nghỉ hè sao cho hữu ích

Và địa phương đã có hoạt động hè ra sao?

Tự lập kế hoạch rèn luyện thân thể.

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ về sức khoẻ.

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

- *Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bầy bằng phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

HS nhận xét đánh giá vào giờ học sau

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 2 – Bài 2

SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì.

2. Thái độ:

- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng.

3. Kĩ năng:

- Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.

- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày.

4. Năng lực hướng tới: NL giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác...........

II. Chuẩn bị

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

  • Học liệu: Đồ dùng dạy học: tranh ảnh : Nguyễn Ngọc Kí; phiếu học tập,

  1. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

  • Tư liệu SGK, SGV, tranh ảnh minh hoạ, câu chuyện, tình huống, thơ, tục ngữ, ca dao về siêng năng, kiên trì

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về siêng năng kiên trì

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

GV đưa câu hỏi trao đổi: Hãy kể những việc em làm hàng ngày trong học tập, trong cuộc sống? Những việc làm ấy mang lại lợi ích gì?

? Nhận xét việc làm của các bạn đó? Kết quả các bạn đạt được nhờ đức tính nào?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Kể những việc làm trong học tập, cuộc sống đem lại lại ích

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: dọn dẹp, lau chùi nhà cửa thường xuyên cho mẹ, học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp; lao động nhiệt tình..đc mẹ khen, cô giáo khen học tiến bộ...

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV: Vậy các em thấy các bạn đó rất ý thức tự giác làm việc mà không cần nhắc nhở đó chính là một phần của tính siêng năng, kiên trì. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay nhé.

B/ HĐ hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt đfộng  : Tìm hiểu truyện đọc 

1. Mục tiêu: HS hiểu được tầm quan trọng tính siêng năng, kiên trì

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhómcặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc truyện đọc "Bác Hồ tự học ngoại ngữ"

- GV đặt câu hỏi.

?/ Bác Hồ biết mấy thứ tiếng?

?/ Bác đã tự học ntn?

?/ Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?

?/ Tuy khó khăn như vậy, Bác đã làm thế nào để vượt qua?

?/ Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?

?/ Em rút ra bài học gì cho bản thân?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

Dự kiến: - Bác Hồ biết nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Trung Quốc....

- Bác đã tự học:

+Học thêm vào 2 giờ nghỉ trong đêm.

+ Ngờ người giảng.

+ Viết từ mới vào tay để vừa làm vừa học.

+ Học ở vườn hoa

+ Học với giáo sư, tra từ điển.

- Bác đã gặp khó khăn:

+ Không được học ở trường

+ Làm việc từ 4h sáng đến 9h tối

+ Tuổi cao

- Bác đã học tập cần cù, tự giác, học ở mọi lúc, mọi nơi.

- Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.

- Bài học: Dù làm việc gì cũng phải cần mẫn, siêng năng, vượt khó thì mới có thể thành công.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và chuyển ý

Trong quá trình tự học ngoại ngữ, Bác đã gặp rất nhiều khó khăn, song với đức tính siêng năng, kiên trì, Bác đã học và biết được nhiều thứ tiếng.

Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm siêng năng, kiên trì.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

?/ Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng, kiên trì mà đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp và đưa tranh về Nguyễn Ngọc Kí cho biết anh đã có thành công nào nhờ đức tính này.

?/ Tìm câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì.

?/ Em hãy liên hệ trong lớp những bạn có kết quả học tập cao, các bạn đã siêng năng, kiên trì ntn?

? Siêng năng kiên trì là gì

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

Dự kiến:

- Danh nhân: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký; Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; Nhà bác học Lê Quý Đôn; nhà bác học Niu Tơn......

.- Một số câu ca dao, tục ngữ:

+ Có công mài sắt, có ngày nên kim.

+ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

+ Siêng học thì hay, siêng cày thì giỏi.

+ Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ.

+ Năng nhặt, chặt bị.

*Báo cáo kết quả: Nhóm báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và chuyển ý

GVKL chung: Thực tế chứng minh có rất nhiều người thành công nhờ có tính siêng năng kiên trì. Là HS, nên rèn luyện cho mình đức tính này.

1. Truyện đọc:

Bác Hồ tự học ngoại ngữ

2: Nội dung bài học

a- Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn vất vả.

Hoạt động 3: Luyện tập.

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

?/ Em đã siêng năng, kiên trì chưa? Biểu hiện ntn?

- GV dùng bảng phụ cho HS làm bài tập trắc nghiệm:

Đánh dấu X vào ô trống có ý kiến em đồng ý.

Người siêng năng là người Yêu lao động.

Miệt mài trong công việc.

Chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ.

Làm việc thường xuyên đều đặn

Học bài quá nửa đêm.

làm bài tập vào phiếu học tập

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:Chọn ý 1,2,4,

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bầy

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân,

3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống xử lí

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs giải quyết tình huống: Lên lớp 6, Hoa thấy học khác với lớp tiểu học. Sáng học, chiều nghỉ không phải học nên chẳng bận tâm Hoa đi chơi suốt. Nhiều bài học sáng cô dặn chiều làm ngay nhưng Hoa không làm. Thi khảo sát Hoa bị điểm kém. Vậy là bạn của Hoa em sẽ nhắc Hoa điều gì?

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm: Không nên ham chơi, phải chịu khó học bài, làm bài, phải biết giúp đỡ gia đình khi không phải đến trường...

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bầy

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ các biểu hiện siêng năng, kiên trì của em hoặc của anh (chị) em. Đánh giá kết quả của hành vi đó đã đem lại đc điều gì?

3. Phương thức hoạt động: cá nhân

4. Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

5. Cách tiến hành:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Biểu hiện siêng năng, kiên trì của bản thân

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ về trái với tính siêng năng, kiên trì

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

- HS thảo luận và trả lời vào phiếu học tập

- HS dựa vào SGK, dựa vào thực tế bản thân để trả lời.

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bầy giờ học sautrong phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

- GV thu phiếu học tập để KT, đánh giá

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 3 – Bài 2

SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu ý nghĩa và biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

2. Thái độ:

- Hình thành ở HS thái độ thường xuyên rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động.

3. Kĩ năng:

- HS biết tự rèn luyện tính siêng năng.

- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động...để trở thành người tốt.

4. Năng lực hướng tới: NL giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác...........

II. Chuẩn bị

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

  • Học liệu: Đồ dùng dạy học: phiếu học tập,

  1. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

  • Tư liệu SGK, SGV, tranh ảnh minh hoạ, câu chuyện, tình huống, thơ, tục ngữ, ca dao về siêng năng, kiên trì

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

  1. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về siêng năng kiên trì

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

Cho hs sử dụng dự án phần tìm tòi, mở rộng

GV đưa câu hỏi trao đổi:Hãy nêu biểu hiện siêng năng, kiên trì của bản thân

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ về trái với tính siêng năng, kiên trì

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Kể những biểu hiện

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: dọn dẹp, lau chùi nhà cửa thường xuyên cho mẹ, học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp...

Câu trái siêng năng, kiên trì: Há miệng chờ sung; Ôm cây đợi thỏ..

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV: Vậy các em đã thấy biểu hiện của siêng năng và không siêng năng từ câu ca dao, tục ngữ trên nó đem lại điều gì trong cuộc sống. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài học hôm nay nhé.

2. Hình thành kiến thức (tiếp)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

1. Mục tiêu: HS tìm những biểu hiện về siêng năng, kiên trì và những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì.tầm quan trọng tính siêng năng, kiên trì

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia HS thành 4 nhóm, thảo luận theo câu hỏi.

N1,2: Tìm những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động, các hoạt động xã hội

N3,4: Tìm biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động, các hoạt động xã hội và hậu quả? Từ đó hiểu siêng năng, kiên trì có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân, nhóm

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

N1,2: - Trong học tập:

+ Đi học chuyên cần.

+ Chăm chỉ làm bài tập...

- Trong lao động:

+ Chăm làm việc nhà

+ Tiết kiệm

+ Tìm tòi, sáng tạo...

- Trong hoạt động khác:

+ Chăm chỉ, kiên trì tập thể dục

+ Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạ xã hội...

N3,4: Trái siêng năng: Lười học, thường xuyên ko làm bài, trốn lao động, ỷ lại..; ko tham gia HĐXH..

+ Hậu quả: Học sa sút, mọi người xa lánh, ko tin tưởng..

*Báo cáo kết quả: - HS thảo luận, cử thư ký ghi ra phiếu học tập, cử đại diện lên trình bày.

*Đánh giá kết quả

- HS các nhóm nhận xét chéo.

- GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và chốt.

- GVKL: Siêng năng, kiên trì biểu hiện ở mọi lĩnh vực hoạt động.

- HS liên hệ trong lịch sử hoặc trong thực tế.

- GV khuyến khích HS liên hệ

GV đặt câu hỏi chung:

? Từ biểu hiện trên em cách rèn luyện tính siêng năng, kiên trì?

- GVKL: Theo nội dung bài học SGK

GVKL chung: Siêng năng kiên trì không phải tự nhiên mà có được. Mỗi người cần rèn cho mình đức tính này để học tập, làm việc hiệu quả.

Hoạt động 3: Luyện tập.

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

HS làm bài tập a/6 vào phiếu học tập còn bài tập b,c,d đã làm trong quá trình học.

GV đưa thêm bài tập bổ sung:

? Trong những câu tục ngữ thành ngữ sau câu nào nói về sự siêng năng, kiên trì đưa bằng bảng phụ

- Năng nhặt, chặt bị.

- Đổ mồ hôi, sôi nước mắt.

- Liệu cơm gắp mắm.

- Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn

- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.

- Há miệng chờ sung

- Nhận xét, giải thích câu đúng, sai.

- Làm phiếu điều tra nhanh. Ghi vào phiếu tự đánh giá mình đã siêng năng, kiên trì chưa?

Ghi vào phiếu đánh giá.

Biểu hiện

Siêng năng, kiên trì

Chưa

- Học bài cũ

- Làm bài mới

- Chuyên cần

- Giúp mẹ

- Chăm sóc em

- Tập TDTT...

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm

- Dự kiến sản phẩm:Chọn ý 1,2,

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bầy

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

b. Biểu hiện:

- Trong học tập:

+ Đi học chuyên cần.

+ Chăm chỉ làm bài tập

+ Có kế hoạch học tập.

+ Gặp bài khó không nản,

+ Tự giác học bài

+ Không chơi la cà

- Trong lao động:

+ Chăm làm việc nhà

+ Không bỏ dở công việc

+ Không ngại khó

+ Tiết kiệm

+ Tìm tòi, sáng tạo

- Trong hoạt động khác:

+ Chăm chỉ, kiên trì tập thể dục

+ Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạ xã hội

+ Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh

+ Tham gia lao động công ích.

c. Ý nghĩa.

- Siêng năng, kiên trì giúp mỗi người thành công trong các lĩnh vực của cuộc sống.

d. Cách rèn luyện

- Tự giác, chủ động, kiên trì,tích cực học hỏi, tham gia..; luôn vui vẻ, hòa đồng ..

3. Bài tập:

BTa(SGK)

- Đáp án ý 1,2

BTb (SGK)

BTc( SGK)

VD: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký; Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi; HS Thuỳ Dương - HS trường THCS Kim Anh (1996-2000)....

BT bổ sung:

1.

- Năng nhặt, chặt bị.

- Đổ mồ hôi, sôi nước mắt.

- Liệu cơm gắp mắm.

- Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn

- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.

2. Ghi vào phiếu đánh giá.

Biểu hiện

Siêng năng, kiên trì

Chưa

- Học bài cũ

- Làm bài mới

- Chuyên cần

- Giúp mẹ

- Chăm sóc em

- Tập TDTT...

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân,

3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống xử lí

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu tình huống, yêu cầu HS đưa ra cách ứng xử:

1/ Trong lớp có bạn học yếu môn toán, em sẽ làm gì để giúp bạn học tốt hơn?

2/ Nếu gia đình em gặp khó khăn, bố mẹ muốn em nghỉ học, em sẽ làm gì để có thể tiếp tục đi học?

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân đưa ra cách ứng xử hợp lý

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

1/ Nói cho bạn hiểu cần phải siêng năng, kiên trì trong học tập hơn. Có kế hoạch cụ thể giúp bạn: giảng bài trên lớp, ở nhà... và giúp bạn bằng lòng kiên trì, nhiệt tình.

2/ Em sẽ phân tích cho cha mẹ hiểu cần phải kiên trì vượt khó mới mong có tương lai xán lạn. Bản thân phấn đấu học thật giỏi để cha mẹ tin tưởng..

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bầy= phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

2. Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ tâm gương siêng năng, kiên trì trường, lớp hoặc địa phương em. Em học được điều gì ở họ. Lập bảng cá nhân

3. Phương thức hoạt động: cá nhân

4. Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

5. Cách tiến hành:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

?Em hãy tìm những tấm gương trong lớp, trường hoặc địa phương em có đức tính siêng năng, kiên trì? Em thấy mình cần học tập được điều gì từ những tấm gương đó?Hãy sưu tầm để giờ sau chia sẻ với GV và cả lớp, Gv sẽ cho điểm

- Lập bảng tự đánh giá về siêng năng, kiên trì (1 tuần)

Thứ/ ngày

Biểu hiện

Siêng năng

Kiên trì

Đã siêng năng

Chưa siêng năng

Đã kiên trì

Chưa kiên trì

Thứ 2 (20/9)

VD: Học bài cũ

Thứ 3(21/9)

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

- HS thảo luận và trả lời vào phiếu học tập

- HS dựa vào SGK, dựa vào thực tế bản thân để trả lời.

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bầy giờ học sau trong phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

- GV thu phiếu học tập để KT, đánh giá

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 4 – Bài 3

TIẾT KIỆM

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là tiết kiệm

- Ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống.

2. Kĩ năng:

- HS biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác.

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống .

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm thể hiện tiết kiệm và những hành vi phung phí của cải vật chất, sức lực thời gian và những hành vi keo kiệt, bủn xỉn.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về thực hành tiết kiệm.

3. Thái độ:

- Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.

4. Năng lực hướng tới: NL giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác...........

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

  • Học liệu: Đồ dùng dạy học: tranh ảnh, phiếu học tập,

  1. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

Tư liệu SGK, SGV,SGK, SGV, tấm gương về thực hành tiết kiệm, tục ngữ ca dao về tiết kiệm..

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về siêng năng kiên trì

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

GV đưa câu hỏi trao đổi: Chia sẻ với các bạn trong lớp xem em sử dụng tiền mừng tuổi đầu năm mới như thế nào?

? Nhận xét xem việc chi tiêu của các bạn đã hợp lí chưa

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Chia sẻ với các bạn trong lớp xem em sử dụng tiền mừng tuổi đầu năm mới

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: Để tiền nộp học, mua đồ dùng cần thiết, mua giầy dép mới, mua điện thoại..

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV: Vậy các em thấy có bạn sử dụng tiền chưa hợp lí, có bạn sử dụng rất hiệu quả. Cho nên chúng ta biết sử dụng tiền ngoài ra còn tg, sức lao động như thế nào là hợp lí ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay nhé.

2. Hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động: Tìm hiểu truyện đọc.

1. Mục tiêu: HS hiểu được việc làm biết tiết kiệm

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhómcặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS phân vai đọc diễn cảm truyện "Thảo và Hà"

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

?/ Thảo và Hà có xứng đáng được thưởng không, vì sao?

?/ Hành động của Hà là gì?

?/ Thảo đã có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?

?/ Hà đã suy nghĩ ntn trước và sau khi đến nhà Thảo?

?/ Qua truyện trên, em thấy đôi lúc mình giống Thảo hay Hà? Em rút ra bài học gì?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

Dự kiến:

- Thảo và Hà đều xứng đáng được thưởng vì cả 2 bạn đều học giỏi và đỗ vào lớp 10.

- Hà đã xin tiền mẹ để liên hoan.

- Thảo đã suy nghĩ: để tiền mua gạo chứ không đi chơi.

- Trước khi đến nhà Thảo: Hà chỉ nghĩ xin tiền mẹ để liên hoan với bạn bè.

Sau khi đến nhà Thảo: Hà thấy ân hận về việc làm của mình "mắt nhoè đi, nghĩ đến hoàn cảnh nhà mình, nghĩ đến nét bối rối trong mắt mẹ, hứa sẽ tiết kiệm"

- Bài học: Cần biết tiết kiệm, chi tiêu phù hợp hoàn cảnh gia đình lứa tuổi.

*Báo cáo kết quả: - HS trình bày.

*Đánh giá kết quả

- HS khác nhận xét

- GV nhận xét kết quả và chốt.

- GVKL: Tiết kiệm là một đức tính tốt. Mỗi HS cần biết tiết kiệm, điều chỉnh hành vi, suy nghĩ phù hợp với gia đình lứa tuổi.

Hoạt động : Tìm hiểu nội dung bài học.

1. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm siêng năng, kiên trì, biểu hiện và ý nghĩa

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

?/ Từ việc làm của bạn Thảo và suy nghĩ của Hà khi ân hận em hiểu thế nào là tiết kiệm?

GV chia đôi bảng, cho HS chơi trò chơi tiếp sức để tìm biểu hiện của tiết kiệm.

? Phân biệt được những biểu hiện trái với tính tiết kiệm?

?/ Nếu biết tiết kiệm sẽ đem lại lợi ích gì ( về đạo đức, văn hóa, kinh tế) ?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

Dự kiến:

- Sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

-Nêu biểu hiện :

TK: sử dụng điện, nước SH hợp lý; sắp xếp tg học, lao đông, vui chơi hợp lý, không lãng phí đồ ăn, đồ dùng học tập...

Trái với TK: keo kiệt, hà tiện, hoang phí, lãng phí..

* Làm ra nhiều mà phung phí không bằng nghèo mà tiết kiệm.

- quý trọng kết quả lao động của mình và của người khác.

- Tiết kiệm sẽ làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Sống hoang phí dễ dẫn con người đến chỗ hư hỏng, sa ngã.

-Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa.

*Báo cáo kết quả: - HS trình bày.

*Đánh giá kết quả

- HS khác nhận xét

- GV nhận xét kết quả, bổ sung và chốt

* Tích hợp giáo dục pháp luật :

- Lãng phí: Là việc quản lý, sử dụng tài sản, thời gian lao động và TNTN không hiệu quả…Đây là những nội dung được quy định trong Điều 3 – Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sửa đổi, bổ sung năm 2005.

? Em có thể lấy ví dụ phê phán cách dùng hoang phí?

* Tích hợp với đạo đức: Liên hệ với tấm gương tiết kiệm của Bác

GV: Lãng phí làm ảnh hưởng đến công sức, tiền của của nhân dân. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta kêu gọi: “ Tiết kiệm là quốc sách”.

- Người Việt Nam vốn quí trọng đức tính tiết kiệm. Bác Hồ của chúng ta luôn coi lãng phí, tham ô là kẻ thù của nhân dân.

Hoạt động: Cách rèn luyện

1. Mục tiêu: HS biết vận dụng thực hành tiết kiệm trong cuộc sống

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Tổ chức cho HS thảo luận với chủ đề: Em đã tiết kiệm như thế nào?

Rèn luyện tiết kiệm trong gia đình.

Rèn luyện tiết kiệm ở lớp, trường.

Rèn luyện tiết kiệm ở ngoài xã hội

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

Dự kiến:

+ Tiết kiệm trong gia đình: ăn mặc giản dị; tiêu dùng đúng mức;không lãng phí, phô trương; không lãng phí thời gian để chơi; không làm hỏng đồ dùng do cẩu thả; tận dụng đồ cũ; không lãng phí điện nước; thu gom giấy vụ...

+ Tiết kiệm ở lớp, trường: giữ gìn bàn ghế; tắt điện, quạt khi ra về; dùng nước xong khoá lại; không vẽ lên bàn ghế, làm bẩn tường; không làm hỏng tài sản chung; ra vào lớp đúng giờ; không ăn quà vặt trong giờ, không lãng phí.

+ Tiết kiệm ngoài xã hội: giữ gìn tài nguyên thiên nhiên; thu gom giấy vụn đồng nát; tiết kiệm điện nước; không hái hoa, hái lộc; khồn làm thất thoát tài sản xã hội; không la cà nghiện ngập...

- Tiết kiệm tiền ăn sáng để ủng hộ đồng bào bị bão lụt; giữ gìn sách vở, quần áo; sắp xếp thời gian để vừa học tốt vừa giúp đỡ được bố mẹ...

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bầy theo nhóm

*Đánh giá kết quả

- Học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá chốt ý

* Tích hợp giáo dục pháp luật :

Tiết kiệm là việc làm giảm bớt hao phí trong sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và TNTN nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đây là những nội dung được quy định trong Điều 3 – Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sửa đổi, bổ sung năm 2005. như vậy tiết kiệm không chỉ là chuẩn mực đạo đức mà còn là quy định của pháp luật về thực hành chống lãng phí

* Lưu ý: Phân biệt tiết kiệm với keo kiệt, hà tiện là sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết...

VD: Một HS không mua SGK, đồ dùng học tập mà cứ đến lớp là mượn của người khác thì đó không phải là tiết kiệm.

- HS trả lời.

- GV bổ sung và chốt.

* Lưu ý: Khi đón khách nước ngoài, cán bộ cấp cao của ta trải thảm, tổ chức long trọng... thì đó là vì danh dự quốc gia

Hoạt động 3: Luyện tập.

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

Làm BT a/8; BT b làm phần hình thành kiến thức

BT thêm: Đánh dấu x vào các thành ngữ tương ứng nói về tiết kiệm (bảng phụ)

? Giải thích câu thành ngữ sau: Buôn tàu bán bè không bằng hà tiện.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

Dự kiến:

BT a/8 chọn ý: 1,3,4,

BT thêm:

- Ăn phải dành, có phải kiệm. X

- Tích tiểu thành đại x

- Năng nhặt chặt bị x

- Ăn chắc mặc bền x

* Làm ra nhiều mà phung phí không bằng nghèo mà tiết kiệm.

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bầy= phiếu học tập và đánh dấu vào bảng phụ

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

1. Truyện đọc: “Thảo và Hà”

2. Nội dung bài học

a. Khái niệm.

- Tiết kiệm là sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

b. Biểu hiện:

- Không đòi hỏi quá mức kinh tế gia đình.

- Sắp xếp thời gian hợp lý.

- Sử dụng tiền của nhà nước đúng mục đích và tiết kiệm.

- Không tham ô tài sản công cộng.

c. Ý nghĩa:

- Về đạo đức: Đây là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của xã hội, quý trọng mồ hôi công sức, trí tuệ của con người.

Sống hoang phí dễ dẫn con người đến chỗ hư hỏng, sa ngã.

- Về kinh tế : Tiết kiệm giúp ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước.

- Về văn hóa: Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa

d. Cách rèn luyện

3. Bài tập:

BT a/8 chọn ý: 1,3,4,

BT thêm:

- Ăn phải dành, có phải kiệm. X

- Tích tiểu thành đại x

- Năng nhặt chặt bị x

- Ăn chắc mặc bền x

- Bóc ngắn cắn dài

Hoạt động 4: Vận dụng:

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân,

3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống xử lí

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

GVKL chung: Sau ngày 2.9.1945 nước ta đã gặp khó khăn rất lớn; đó là nạn đói... Bác Hồ đã kêu gọi mọi người tiết kiệm với khẩu hiệu "Hũ gạo cứu đói". Bản thân Bác cũng đã rất tiết kiệm. Nước ta đã qua được giai đoạn khó khăn đó.

Ngày nay Đảng ta có khẩu hiệu "Tiết kiệm là quốc sách". Vậy mỗi HS chúng ta cần thực hành tiết kiệm như thế nào trong cuộc sống?

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời vào phiếu học tập

- HS dựa vào SGK, dựa vào thực tế bản thân để trả lời.

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bầy= phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ tấm gương sống tiết kiệm trường, lớp hoặc địa phương em và VD về cách tiêu xài lãng phí hiện nay. Em học được điều gì ở họ. Lập bảng cá nhân về tiết kiệm ở trường, ở nhà.

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:? Kể những tấm gương sống tiết kiệm mà em biết? Em học hỏi được điều gì từ những tấm gương đó

?/ Em hãy lấy VD về cách tiêu xài lãng phí hiện nay.

?/ GV cho HS thảo luận chủ đề " Em đã tiết kiệm ntn?"

* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời vào phiếu học tập

- HS dựa vào SGK, dựa vào thực tế bản thân để trả lời

Dự kiến:

- HS liên hệ thực tế.

- VD: Cán bộ tiêu tiền của nhà nước không tiết kiệm.

Chủ thầu xây dựng "rút ruột công trình".

Tổ chức đám cưới, đám ma thật linh đình...

Thực hành TKcủa bản thân

Ở trường

Ở nhà

- Giữ gìn sách vở, quần áo, giấy dép.

- Sắp xếp thời gian biểu hợp lý.

- Giữ gìn bàn ghế.

- Tắt quạt, điện giờ ra chơi....

- Ăn mặc giản dị.

- Mua sắm hợp lý.

- Tận dụng đồ cũ.

- Không lãng phí điện nước.

- Không hút thuốc.....

.

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bầy giờ học sau trong phiếu học tập

*Đánh giá kết quả

- GV thu phiếu học tập để KT, đánh giá

Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 5 – Bài 4

LỄ ĐỘ

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là lễ độ, biểu hiện của lễ độ và ý nghĩa của lễ độ trong cuộc sống.

2. Kĩ năng:

- HS biết đánh giá và tự đánh giá hành vi lễ độ từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ.

- HS biết thực hành lễ độ trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày.

3. Thái độ:

- HS tôn trọng quy tắc ứng xử có văn hoá của lễ độ.

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi, việc làm lễ độ và thiếu lễ độ.

4. Năng lực: năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh:

Nội dung bài 4 kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm hiểu và khám phá kiến thức bài mới.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Em hãy giải thích nội dung lời nói của HCM "Tiên học lễ, hậu học văn"? Qua câu nói này em hiểu Bác muốn nhắn nhủ mọi người và HS điều gì?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm: trước hết phải học lễ nghĩa, cách ứng xử sau đó mới học kiến thức….

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : I. Tìm hiểu truyện đọc

1. Mục tiêu: học sinh nắm được những biểu hiện của lễ độ.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

GV phân vai cho HS đọc truyện.

?/ Em hãy tìm những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà?

? Em có nhận xét gì về những việc làm của Thuỷ?

? Theo em, Thuỷ có những đức tính gì?

? Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

- Việc làm của Thuỷ:

+ Chào, mời khách vào nhà.

+ Giới thiệu khách với bà

+ Nhanh nhẹn kê ghế mời khách ngồi.

+ Mời bà, mời khách uống trà.

+ Xin phép bà nói chuyện với khách.

+ Giới thiệu về bố mẹ.

+ Vui vẻ kể chuyện

+ Tiễn khách và hẹn gặp lại.

- Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo, lịch sự; tôn trọng bà và khách, làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp

- Thuỷ là một HS ngoan, có lễ độ.

- Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của lễ độ.

1. Mục tiêu: học sinh nắm được khái niệm lễ độ, những biểu hiện của lễ độ và ý nghĩa của nó.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

GVđưa ra tình huống thể hiện sự lễ phép.

VD: Mai và Hoà đi chợ, gặp cô giáo dạy Văn của Hoà. Nhưng Mai vẫn chào cô rất lễ phép.

- Y/cầu HS đưa ra những tình huống khác tương tự.

? Vậy theo em, thế nào là lễ độ?

- GV chia đôi bảng, cho HS chơi trò tiếp sức

? Tìm biểu hiện của lễ độ và chưa lễ độ?

- GV dùng bảng phụ, đưa bài tập trắc nghiệm để tìm ý nghĩa của tiết kiệm.

Đánh dấu X vào ý kiến đúng:

Lễ độ giúp quan hệ bạn bè tốt hơn.

Lễ độ thể hiện người có đạo đức.

Lễ độ là việc làm riêng của cá nhân.

Không lễ độ với kẻ xấu.

Sống có văn hoá là cần phải có lễ độ.

? Từ những biểu hiện của lễ độ, em rút ra bài học để rèn luyện tính lễ độ.

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GVKL: Mỗi người cần rèn luyện tính lễ độ cho mình.

Trong cuộc sống hàng ngày con người rất cần có lễ độ. Lễ độ mang lại nhiều lợi ích và là tiêu chí để đánh giá văn hoá của mỗi người. Là HS, càng cần rèn cho mình thói quen lễ độ.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: giúp học sinh củng cố kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

HS làm bài tập a, b, trong SGK

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

- GV đưa ra tình huống, yêu cầu HS sắm vai theo tổ.

- HS tự viết lời thoại, phân vai.

- HS rút ra ý nghĩa và bài học của tình huống.

"Trong giờ kiểm tra địa lý, Thắng đã coi tài liệu. Cô giáo biết và phê bình Thắng. Thắng đã có hành vi vô lễ với cô giáo"

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

1. Mục tiêu: giúp học sinh dựa trên kiến thức đã học để tìm tòi và mở rộng thêm kiến thức.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Em hãy tìm một số câu tục ngữ, ca dao chỉ đức tính lễ độ?

? Tự nhìn lại bản thân xem đã có những lời nói và hành vi đã thể hiện lễ độ hoặc vô lễ. Tự đề ra cách sửa các hành vi chưa đúng?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

I. Truyện đọc: Em Thủy

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm:

Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

2. Biểu hiện:

Lễ độ

Thiếu lễ độ

- Vâng lời ông bà, cha mẹ.

- Đi thưa về gửi.

- Hoà thuận với anh chị em.

- Nhường nhịn em nhỏ

- Quay đi khi

gặp thầy cô

giáo cũ.

- Đi học về

ko chào ai.

- Ăn nói cộc

lốc với mọi

người.

3. Ý nghĩa

- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người

- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, có lòng tự trọng, do đó được mọi người quý mến.

- Làm cho quan hệ giữa mọi người trở lên tốt đẹp, xã hội tiến bộ, văn minh.

4. Rèn luyện:

- Thường xuyên rèn luyện

- Học hỏi quy tắc ứng xử

- Tự kiểm tra hành vi thái độ của mình.

- Tránh những hành vi vô lễ.

- Phê phán những hành vi thiếu lễ độ.

III. Luyện tập.

BT a:

BT b:

* HĐ vận dụng:

"Trong giờ kiểm tra địa lý, Thắng đã coi tài liệu. Cô giáo biết và phê bình Thắng. Thắng đã có hành vi vô lễ với cô giáo"

- Lời chào cao hơn mâm cỗ.

- Trên kính dưới nhường.

- Gọi dạ bảo vâng.

- Kính lão đắc thọ.

- Yêu trẻ, trẻ đến nhà. Kính già, già để tuổi cho.

* HĐ tìm tòi, mở rộng:

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 6 – Bài 5

TÔN TRỌNG KỶ LUẬT

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là tôn trọng kỷ luật, biểu hiện của tôn trọng kỷ luật

- Ý nghĩa của tôn trọng kỷ luật trong cuộc sống.

2. Kĩ năng:

- HS biết đánh giá và tự đánh giá hành vi tôn trọng kỷ luật và chưa tôn trọng kỷ luật.

- HS biết tôn trọng kỷ luật trong trường và đấu tranh với hvi thiếu tôn trọng kỷ luật.

3. Thái độ:

- HS có thái độ tôn trọng kỷ luật.

- Phê phán lối sống thiếu tôn trọng kỷ luật

4. Năng lực: năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh:

Nội dung bài 4 kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

* HĐ khởi động:

GV hỏi những " Nội quy học sinh"?

? Qua đó em hiểu trong xã hội những nội quy đó là gì?

* HĐ hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm hiểu và khám phá kiến thức bài mới.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

GV hỏi những " Nội quy học sinh"?

? Qua đó em hiểu trong xã hội những nội quy đó là gì?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1 : I. Tìm hiểu truyện đọc

1. Mục tiêu: học sinh nắm được những biểu hiện của tôn trọng kỉ luật.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? HS đọc truyện?

? Qua truyện trên, em thấy Bác Hồ đã có những việc làm gì thể hiện tôn trọng quy định chung?

?/ Việc tôn trọng những quy định chung đó của Bác nói lên đức tính gì?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

- HS tìm chi tiết trong truyện và trả lời.

- Bác đã tôn trọng quy định chung:

+ Bỏ dép khi vào chùa.

+ Đi theo sự hướng dẫn của các vị sư.

+ Đến mỗi gian thờ thắp hương.

+ Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Bác bảo chú lái xe dừng lại, chờ đèn xanh mới đi.

+ Nói "Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông"

- Hành động của Bác thể hiện sự tôn trọng kỷ luật.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GVKL: Mặc dù là một chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho mọi người.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý

1. Mục tiêu: học sinh nắm được khái niệm , những biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

GV đưa một số VD về việc tôn trọng quy định chung.

VD: HS thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường; Đến bưu điện thì thực hiện theo quy định của bưu điện...

- Yêu cầu HS lấy thêm các VD tương tự.

?/ Theo em, thế nào là kỷ luật? Cho VD.

?/ Tôn trọng kỷ luật là ntn?

GV chia lớp thành ba đội chơi trò chơi "Chạy tiếp sức"

?/ Em đã tôn trọng kỷ luật ntn?

Đội 1: Trong gia đình.

Đội 2: Trong trường học.

Đội 3: Ngoài xã hội

- HS các đội lần lượt lên làm.

- Học sinh tiếp nhận

? Tìm những biểu hiện chưa tôn trọng kỉ luật?

* Lưu ý: Khi thực hiện kỷ luật nhưng không tự giác mà vì sợ bị lên án, phê phán... thì không gọi là tôn trọng kỷ luật.

- VD: Trực nhật lớp với thái độ miễn cưỡng vì sợ cô giáo phạt, bạn bè chê cười.

?/ Tôn trọng kỷ luật có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I. Truyện đọc:

Giữ luật lệ chung”

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm:

- Kỷ luật là quy định chung của một cộng đồng, cơ quan, mọi người tự giác tuân theo.

- Tôn trọng kỷ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc, mọi nơi; chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học...

2. Biểu hiện:

Trong gia đình

Trong nhà trường

Ngoài xã hội

- Ngủ dậy đúng giờ.

- Đồ đạc để đúng nơi qđ

- Đi học về nhà đúng giờ.

- Ko đọc truyện khi học bài

- Hoàn thành công việc mẹ giao.

- Vào lớp đúng giờ.

- Trật tự nghe giảng

- Làm đầy đủ bài tập.

- Mặc đồng phục.

- Không vứt rác bừa bãi.

- Trực nhật đúng phân công

- Không vẽ bẩn lên tường

- Không hút thuốc lá.

- Giữ gìn trật tự chung.

- Đoàn kết với bạn bè.

- Bảo vệ môi trường.

- Thực hiện ATGT.

- Bảo vệ của công.

- Không vứt rác bừa bãi.

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: giúp học sinh củng cố kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

HS làm bài tập a, b, c trong SGK

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

?/ Em hãy nêu hành vi trái ngược với tôn trọng kỷ luật?

? Em đã tôn trọng kỷ luật chưa?

? Các bạn của em đã tôn trong kỷ luật chưa?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

1. Mục tiêu: giúp học sinh dựa trên kiến thức đã học để tìm tòi và mở rộng thêm kiến thức.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Em hãy phân biệt kỷ luật và pháp luật?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

Kỷ luật

Pháp luật

- Là những quy định, nội quy.

- Do tập thể đề ra.

- Mọi người tự giác thực hiện.

- Vi phạm => phê bình, phạt theo qđịnh

- Là quy tắc xử sự chung.

- Do Nhà nước đề ra.

- Có tính bắt buộc.

- Vi phạm => xử lý theo luật định.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Vậy biểu hiện của tôn trọng kỷ luật: tự giác chấp hành những quy định của tập thể.

3. Ý nghĩa:

- Đối với bản thân : Tôn trọng và tự giác tuân theo kỉ luật, con người sẽ cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập, lao động.

- Đối với gia đình và XH: Nhờ tôn trọng kỉ luật, gia đình và XH mới có nề nếp kỷ cương, mới có thể duy trì và phát triển.

III. Luyện tập.

BT a

BT b

BT c

GV : Người có tính kỷ luật là người thực hiện tốt pháp luật.

VD: Một HS tự giác dừng xe khi gặp đèn đỏ là tôn trọng kỷ luật. Về pháp luật, nếu em không làm vậy sẽ bị xử phạt theo luật ATGT.

GVKL: Trong cuộc sống, cá nhận và tập thể có mqh gắn bó với nhau. XH càng ptriển đòi hỏi còn người càng phải có ý thức kỷ luật cao. Nhà nước ta có khẩu hiệu "Sống và làm theo Hpháp và pháp luật". Đó cũng là nội dung của tôn trọng kỷ luật.

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 7 – Bài 6

BIẾT ƠN

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

-Nêu được thế nào là biết ơn.

-Nêu được ý nghĩa của lòng biết ơn.

2. Kĩ năng:

-Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh.

-Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể

-Biết thể hiện sự biết ơn của bản thân đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng, liệt sĩ,….bằng những việc làm cụ thể.

3. Thái độ:

-Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình.

-Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn.

*Nội dung lồng ghép GDĐĐHCM: Hiểu hơn về lòng biết ơn của Bác với những người có công với nước.

4. Kĩ năng:

- KN tư duy phê phán, đánh giá những hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn

- KN thu thập và xử lí thông tin về những hoạt động thể hiện lòng biết ơn II. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh:

Nội dung bài 4 kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu: tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm hiểu và khám phá kiến thức bài mới.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

Câu 1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật ?

Câu 2. Cho biết ý nghĩa của việc tôn trọng kỉ luật ?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm: Câu1: HS nêu đúng khái niệm (4đ)

- Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

Câu 2: Ý nghĩa của việc tôn trọng kỉ luật (4đ)

- Đối với bản thân: Tôn trọng và tự giác tuân theo kỷ luật, con người sẽ cảm thấy thanh thản, vui vẻ sáng tạo trong học tập, lao động.

- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, mới có thể duy trì và phát triển được.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

Tục ngữ , ca dao VN có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

? Theo em nội dung những câu đó nhắc nhở chúng ta điều gì?

(HS trả lời, gv chuyển ý vào bài)

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học.

1. Mục tiêu: học sinh nắm được những biểu hiện của lễ độ.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

* HS đọc truyện

? Thầy giáo Phan đã giúp chị Hồng những việc gì? (NL nhận biết)

? Chị Hồng đã có những việc làm và ý nghĩ gì đối với thầy? (NL giải quyết VĐ)

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

1- Rèn viết tay phải.

- Thầy khuyên" Nét chữ là nết người".

2- Ân hận vì làm trái lời thầy.

- Quyết tâm rèn viết tay phải.

- Luôn nhớ lời dạy của thầy.

- Sau 20 năm chị tìm được thầy và viết thư thăm hỏi và mong có dịp được đến thăm thầy.

3.- Biết ơn

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của biết ơn

1. Mục tiêu: học sinh nắm được khái niệm biết ơn, những biểu hiện của biết ơn và ý nghĩa của nó.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

- HS quan sát tranh trả lời:

1? Ý nghĩ và việc làm của chị Hồng nói lên đức tính gì?

? Theo em biết ơn là gì? (NL tổng hợpvà sử dụng NN)

2.Chúng ta cần biết ơn những ai? Vì sao?. (NL hợp tác, giải quyết VĐ và sử dụng NN)

3. Trái với biết ơn là gì?

4. Em thử đoán xem điều gì có thể xảy ra đ/v những người vô ơn, bội nghĩa? (NL giải quyết VĐ và đánh giá)

5. Hãy kể những việc làm của em thể hiện sự biết ơn?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm:

2.

Biết ơn ai

Vì sao ?

- Tổ tiên ông bà,

cha Mủ

-Nhữg nười sinh thành nuôi dưỡng ta.

- Người giúp đỡ

chúng ta lúc kó khăn

- Mang đến cho ta những điều tốt lành.

- Anh hùng, liệt sĩ

- Bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước.

- Đảng CSVN và Bác.

- Đem lại độc lập tự do.

- Các dân tộc

trên thế giới.

- Vật cất à tinh thần.

3.Vô ơn, bạc bẽo, thờ ơ, phản bội…

4- Làm mất lòng tin và tình yêu thương của mọi người và bị xã hội phê phán, khinh bỉ.

5. ông bà, cha mẹ, Thầy cô giáo, những người đã giúp đỡ mình, các anh hùng liệt sỹ.....) (NL tự nhận thức)

? Trình bày ý nghĩa của biết ơn? (NL giải quyết VĐ và tổng hợp)

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

*Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập: (NL giải quyết VĐ và sử dụng NN)

I. Truyện đọc:

II. ND bài học:

1. Thế nào là biết ơn?

- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.

2. Biểu hiện của lòng biết ơn:

- Lòng biết ơn thể hiện ở thái độ, tình cảm, lời nói, cử chỉ đến hành động đền ơn đáp nghĩa, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người mà mình biết ơn.

Ví dụ : thăm hỏi thầy cô giáo cũ, hiếu thảo với cha mẹ, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng...

3. Vì sao phải có lòng biết ơn ? 

- Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.

4. Cách rèn luyện:

- Thể hiện sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng, liệt sĩ.... của bản thân bằng những việc làm cụ thể.

- Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình.

- Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: giúp học sinh củng cố kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

HS làm bài tập a, b, trong SGK

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm:

*BTa. Đánh dấu vào biểu hiện của lòng biết ơn :

1. ( x ) 2. ( - )

3. ( x ) 4. ( x )

*BTb.

- Giúp đỡ những gia đình thương binh , liệt sĩ.

- Thăm thầy cô giáo cũ.

- Chăm học để cha mẹ, thầy cô vui lòng …

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

*Nội dung lồng ghép học tập tấm gương ĐĐHCM:

? Bác Hồ thể hiện lòng biết ơn với những người có công với đất nước như thế nào? (NL giải quyết VĐ và cảm thụ thẩm mĩ)

? Hãy cho biết ngày thương binh liệt sĩ? (NL nhận biết)

? Ngoài những đối tượng nêu trên, em hãy kể một số việc làm của em thể hiện lòng biết ơn đ/với các cô lao công trường mình? (NL tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi)

? Cách rèn luyện lòng biết ơn là gì ? (NL tự nhận biết)

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm:

- Bác xót xa trước các thương binh; kính cẩn trước vong linh liệt sĩ.

- Bác gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân, giúp đỡ thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ

- Ngày 27-7 hàng năm.

(Bỏ rác đúng nơi quy định, đi vệ sinh xong phải dội rửa sạch sẽ, cùng với cô lao công dọn dẹp khu vực nhà VS khối lớp mình...)

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

1. Mục tiêu: giúp học sinh dựa trên kiến thức đã học để tìm tòi và mở rộng thêm kiến thức.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

?Hát hoặc đọc một bài thơ nói về chủ đề Biết ơn. (NL giải quyết VĐ và cảm thụ thẩm mĩ)

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

*. Hướng dẫn, dặn dò:

- Học bài, làm bài tập c , sưu tầm một số câu tục ngữ , ca dao nói về lòng biết ơn.

- Xem trước bài Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.

RÚT KINH NGHIỆM

.....................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 8 – Bài 7

YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiễn thức:

- Giúp HS hiểu thiên nhiên bao gồm những gì và vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.

2. Kĩ năng:

- HS biết yêu thiên nhiên,

- Biết kịp thời ngăn chặn những hành vi cố ý phá hoại môi trường, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên.

3. Thái độ:

- HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thiên nhiên.

- HS có nhu cầu sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.

4. Năng lực hướng tới : Nl hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề

II. Phương pháp:

- Kích thích tư duy

- Giải quyết vấn đề.

- Tổ chức trò chơi

- Thảo luận nhóm....

II. Chuẩn bị của GV và HS.

1. Giáo viên: Tranh sau cơn lũ,Rừng bị đốt làm rẫy,chúng em trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc

2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Kích thích và huy độngn vốn hiểu biết của HS về quyền trẻ em

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Giáo viên yêu cầu: 1. Thế nào là biết ơn? Chúng ta cần biết ơn những ai?.

2. Vì sao phải biết ơn? Hãy hát một bài hát thể hiện sự biết ơn?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV cho hs quan sát tranh về cảnh đẹp thiên nhiên sau đó GV dẫn dát vào bài

Gv: Thiên nhiên luôn có vai trò to lớn đối với chúng ta như lọc không khí, bụi, …Vậy cta phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên. Cô trò ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện đọc 

1. Mục tiêu: Hiểu được vai trò của cảnh đẹp thiên nhiên

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình baỳ miệng

- Phiếu học tập của nhómcặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

GV: Gọi HS đọc truyện sgk.

GV: Nêu câu hỏi:

? Những chi tiết nào nói lên cảnh đẹp của thiên nhiên?

? Em có suy nghĩ và cảm xúc gì trước cảnh đẹp của thiên nhiên?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viênquan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm

*Cảnh đẹp thiên nhiên:

-mặt trời chiếu những tia nắng vàng rực rỡ

-Núi hùng vĩ, mờ trong sương

-Cây xanh nhiều

-Mây trắng như khói đang vờn quanh...

=>rung động trước vẻ đẹpTN, yêu quý TN, muốn sống gần gũi hòa hợp với thiên nhiên

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

* HĐ2: Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học.

1. Mục tiêu: HS nắm được thiên nhiên là gì, vai trò của thiên nhiên và trách nhiệm của học sinh.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, nhóm

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

Cách tiến hành:

- GV chia HS thành 2 nhóm thảo luận

- HS thảo luận, cử đại diện lên trình bày.

- Nhóm 1: Thiên nhiên là gì?.

Nhóm 2: Hãy kể một số danh lam thắng cảnh của đất nước mà em biết?

Nhóm 3: Thế nào là yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

Dự kiến:

N1:Thiên nhiên là: những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra.

Bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản...

* Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

N2. Vai trò của thiên nhiên:

* Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người:

- Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế.

- Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân.

=> Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại.

N3. Trách nhiệm của học sinh:

- Phải bảo vệ thiên nhiên.

- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.

- Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên.

*Báo cáo kết quả: nhóm cử đại diện trình bầy

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và chốt.

Gv: Thiên nhiên có vai trò ntn đối với cuộc sống của con người?

Hoạt động 3: Luyện tập.

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

? làm bài tập a sgk/22 vào phiếu học tập

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I-Tìm hiểu truyện:

*Cảnh đẹp thiên nhiên:

-mặt trời chiếu những tia nắng vàng rực rỡ

-Núi hùng vĩ, mờ trong sương

-Cây xanh nhiều

-Mây trắng như khói đang vờn quanh...

=>rung động trước vẻ đẹpTN, yêu quý TN, muốn sống gần gũi hòa hợp với thiên nhiên

II-Nội dung bài học

1. Thiên nhiên là gì?

Thiên nhiên là: những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra.

Bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản...

* Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

2. Vai trò của thiên nhiên:

* Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người:

- Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế.

- Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân.

=> Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại.

3. Trách nhiệm của học sinh:

- Phải bảo vệ thiên nhiên.

- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.

- Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên.

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân,

3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống xử lí

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

?"Thi vẽ tranh về cảnh đẹp thiên nhiên".

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu hs trình bầy

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu những hđ để bảo vệ thiên nhiên ở địa phương em

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Kể những việc làm bảo vệ thiên nhiên ở địa phương em

- Học bài, làm bài tập b SGK/22.

- Xem lại nội dung các bài đã học,

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 9 – Bài 8

SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

-Nêu được các biểu hiện cụ thể của sống chan hòa với mọi người.

-Nêu được ý nghĩa của việc sống chan hòa với mọi người.

2. Kỹ năng:

Kn giao tiếp ứng xử chan hòa với mọi người

- Kn phản hồi / lắng nghe tích cực

- Kn thể hiện sự cảm thông với người khác

-Biết sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh.

3. Thái độ:

-Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người.

4. Các năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, giải quyết vấn đề cá nhân.

II. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh:

Nội dung bài 4 kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

1. Hoạt động khởi động:

1. Mục tiêu: tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm hiểu và khám phá kiến thức bài mới.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Muốn được người khác yêu quý, chúng ta phải sống như thế nào?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm: Sống thân ái, chan hòa với mọi người là một trong những biểu hiện của lối sống đẹp, sống có văn hóa.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1 : I. Tìm hiểu truyện đọc

1. Mục tiêu: học sinh nắm được những biểu hiện của sống chan hòa.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

HS đọc truyện.

? Qua truyện, em thấy Bác Hồ là người như thế nào (NL cảm thụ thẩm mĩ)

? Tình tiết nào trong truyện nói lên điều đó? (NL nhận biết)

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

- Yêu thương, quan tâm và ân cần với mọi người.

- Bác luôn tranh thủ thăm hỏi mọi người.

- Bác sẵn lòng tiếp đón cụ già một cách ân cần, chu đáo

=> Bác Hồ là người sống chan hoà với mọi người.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của sống chan hòa.

1. Mục tiêu: học sinh nắm được khái niệm sống chan hòa, những biểu hiện của sống chan hòa và ý nghĩa của nó.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Vậy em hiểu thế nào là sống chan hoà với mọi người ? (NL tổng hợp và sử dụng NN)

? Vậy để sống chan hòa với mọi người ở thôn xóm em, em cần phải làm gì?

? Hãy cho biết hành vi nào thể hiện việc sống chan hoà?

(NL giải quyết VĐ)

? Trái với sống chan hòa là? (NL giải quyết VĐ)

? Từ đó, em thấy sống chan hòa với mọi người có ý nghĩa gì đối với bản thân và xã hội? (NL giải quyết VĐ và cảm thụ thẩm mĩ)

? Làm thế nào để trở thành người biết sống chan hòa?

(NL tự nhận thức và tự chịu trách nhiệm về hành vi)

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm:

1- Là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích .

- Là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích .

2+ Tích cực dọn vệ sinh thôn xóm vào các dịp lễ, tết để không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

+ Chào hỏi, vui vẻ với mọi người.

+ Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với mọi người lúc gặp hoạn nạn.

( HS thảo luận theo cặp )

3- Sống cởi mở, vui vẻ.

- Biết giúp đỡ bạn bè.

- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường, của địa phương

- Quan tâm tới mọi người xung quanh

4- Sống tách biệt, khép kín, xa lánh...

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: giúp học sinh củng cố kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

HS làm bài tập b, trong SGK

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm:

- Sống thu mình, không muốn chơi với mọi người xung quanh.

- Sống khép kín, tách mình ra khỏi tập thể.

-> Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động của tập thể và các tổ chức XH, vui vẻ và mở lòng với mọi người, nhất là với những người có hoàn cảnh bất hạnh, thiếu may mắn.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

?Tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

1. Mục tiêu: giúp học sinh dựa trên kiến thức đã học để tìm tòi và mở rộng thêm kiến thức.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

- Hoạt động nhóm,

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập cá nhân

- Phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Tự nhìn lại bản thân xem đã có những lời nói và hành vi đã thể hiện biết ơn hoặc vô ơn. Tự đề ra cách sửa các hành vi chưa đúng?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

I. Truyện đọc:

II. Bài học:

1. Thế nào là sống chan hoà với mọi người ?

- Là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích .

2. Biểu hiện cụ thể của sống chan hòa với mọi ngườ:i

- Luôn gần gũi, quan tâm đến mọi người, không xa lánh, không tạo ra sự tách biệt với mọi người.

- Trái với sống chan hòa là sống tách biệt, khép kín, xa lánh mọi người.

3. Vì sao phải sống chan hòa với mọi người?

- Sống chan hoà sẽ được mọi người giúp đỡ, quí mến.

- Góp phần vào việc xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp.

4. Cách rèn luyện sống chan hòa:

-Biết sống chan hòa với bạn bè và mọi người xung quanh.

-Yêu thích lối sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với mọi người.

II. Bài tập

*Bài b. Tìm hiểu những biểu hiện chưa biết sống chan hoà:

- Sống thu mình, không muốn chơi với mọi người xung quanh.

- Sống khép kín, tách mình ra khỏi tập thể.

-> Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động của tập thể và các tổ chức XH, vui vẻ và mở lòng với mọi người, nhất là với những người có hoàn cảnh bất hạnh, thiếu may mắn.

4. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng :

GV: Nhắc lại ý nghĩa của sống chan hoà (NL nhận biết và tổng hợp)

5. Hướng dẫn, dặn dò:

- Học bài cũ, xem trước bài 6: Biết ơn .

RÚT KINH NGHIỆM

..................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tuần 10 - Tiết 10

KIỂM TRA MỘT TIẾT

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

  • Học sinh biết vận dụng kiến thức và hiểu được trình độ của mình để kịp thời khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.

  • Giáo viên đánh giá được nhận thức của các em, kịp thời bổ sung cho các em những thiếu sót, điều chỉnh cách dạy của mình.

2. Kĩ năng:

  • Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài tập.

  • Học sinh làm quen với cách làm bài ở cấp II.

3.Thái độ:

- Học sinh có ý thức làm bài nghiêm túc.

- Học sinh biết phê phán những hành vi thiếu trung thực khi làm bài.

II. Chuẩn bị

1.Giáo viên:

Chuẩn bị đề.

2. Học sinh:

Chuẩn bị giấy bút làm kiểm tra.

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.

2. Bài mới:

I. MA TRẬN

BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC KẾT HỢP VỚI MA TRẬN ĐỀ

Cấp

độ

Tên

Chủ đề

Năng lực

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chủ đề 1: Quan hệ với bản thân

- Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Tiết kiệm

Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, giải quyết vấn đề cá nhân

- Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

- Biết thể hiện tiết kiệm đồ dùng.

- Ý nghĩa của sống tiết kiệm

- Biết cách xử lí trong tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

- Biết thể hiện tiết kiệm tiền bạc.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

1+1/5

0,5

5%

1+1/2

3,0

30%

3+1/2+1/5

3,75

37,5%

Chủ đề 2: Quan hệ với người khác

- Lễ độ

- Biết ơn

Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Biểu hiện của lòng biết ơn

- Biết đánh giá hành vi của người khác về lễ độ

- Ý nghĩa của lễ độ.

- Ý nghĩa của biết ơn

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

1+2/5

0,75

7,5%

2+2/5

1,0

10%

Chủ đề 3: Quan hệ với công việc

- Siêng năng, kiên trì

- Tôn trọng kỷ luật.

Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, giải quyết vấn đề cá nhân.

- Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật

- Biết siêng năng, kiên trì trong hoạt động sống hằng ngày

- Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

- Ý nghĩa của tôn trọng kỷ luật.

- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bạn bè

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

1+2/5

0,75

7,5%

1+1/2

3

30%

3+1/2+2/5

4

40%

Chủ đề 4: Quan hệ với môi trường tự nhiên

- Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.

Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Biết đánh giá hành vi của người khác đối với thiên nhiên

- Biết bảo vệ thiên nhiên.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

1

1,0

10%

2

1,25

12,5%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 3

Số điểm: 0,75

7,5%

Số câu: 5

Số điểm: 2,25

12,5%

Số câu: 4

Số điểm: 7

70%

12

10

100%

ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT - NĂM HỌC

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

Thời gian: 45 phút (không k thời gian phát đ)

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Chọn chữ cái của câu trả lời đúng, mỗi đáp án đúng được 0,25đ:

Câu 1: Việc làm nào sau đây biểu hiện biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể?

A. Tối nào em cũng ăn kẹo rồi ngủ.        B. Thường xuyên dậy sớm tập thể dục.   

C. Không nên tắm khi trời lạnh.                     D. Khi bệnh có thể tự điều trị ở nhà.

Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm?

A. Mỗi học kì Lan đều thay ba bộ sách giáo khoa cho mới.

B. Cầu thang nhà không tối nhưng Hoàng cứ để điện cho sáng.

C. Trước khi ra khỏi nhà bao giờ Huấn cũng tắt điện.

D. Về đến nhà Hòa lúc nào cũng mở ti vi cho vui cửa vui nhà.

Câu 3: Hãy cho biết hành vi nào dưới đây biểu hiện sự thiếu lễ độ với mọi người?

A. Chào hỏi người lớn tuổi.

B. Nói năng thưa gửi đúng mực với mọi người.

C. Nhường chỗ cho em nhỏ trên xe buýt.

D. Ngắt lời khi người khác đang nói.

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

A. Sáng nào Hương cũng dậy sớm quét nhà.

B. Gặp bài tập khó là Bảo không làm.

C. Chưa học bài, Hùng đã đi chơi.

D. Huy thường xuyên nhờ bạn trực nhật lớp hộ.

Câu 5: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng biết ơn ?

A. Đi học đúng giờ. B. Luôn lịch sự với mọi người.

C. Thăm hỏi thầy cô giáo cũ. D. Tham gia các hoạt động xã hội.

Câu 6: Hành vi thể hiện sự tôn trọng kỷ luật là

A. chỉ nghỉ một buổi học thì không cần viết đơn xin phép.

B. chạy xe đạp thẳng vào sân tr­ường cho nhanh.

C. tranh thủ làm thêm bài tập Toán trong giờ Địa lý.

D. trực nhật đúng sự phân công của lớp, của trường.

Câu 7: Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?

A. Nam rất thích tắm mưa ở ngoài trời.

B. Ngày đầu năm, cả nhà Lan đi hái lộc.

C. Đi tham quan, Tú thường hái hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp.

D. Hồng rất thích chăm sóc hoa và cây ở trong vườn.

Câu 8: Nối cột A với cột B sao cho đúng.

A

B

Nối

1. Tiết kiệm

2. Lễ độ

3. Biết ơn

4. Siêng năng, kiên trì

5. Tôn trọng kỷ luật.

A. Giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.

B. giúp ta có cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, làm việc, học tập hiệu quả

C. thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình, của xã hội, quý trọng công sức, trí tuệ con người.

D. tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

E. thể hiện là người có văn hóa, có đạo đức, được mọi người quý mến.

F. thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người.

G. làm con người cảm thấy thanh thản, vui vẻ, sáng tạo trong học tập, lao động.

1.-

2.-

3.-

4.-

5.-

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Tình huống:

Bạn An gần đây thường xuyên không học bài và học tập sa sút, thỉnh thoảng An còn cúp tiết đi chơi. Cô giáo đã nhắc nhở, phê bình và kiểm điểm An nhưng An không hề biết lỗi mà còn giận cô giáo, tự ý bỏ học. Hỏi :

a. Em có nhận xét gì về hành vi, thái độ của An ?

b. Em sẽ làm gì khi chứng kiến sự việc trên ?

c. Từ tình huống trên, em hãy viết một thông điệp ngắn gửi đến bạn bè ?

Câu 2 (2,0 điểm): Trời mưa rất lớn, bạn Bình cứ dầm mưa suốt cả buổi chiều để rong chơi cùng các bạn. Chiều về Bình bị cảm sốt, ngày sau không đi học được phải nghỉ học.

a. Em có nhận xét gì về bạn Bình?

b. Để có sức khỏe tốt mọi người cần phải làm gì?

c. Em hãy cho bạn Bình lời khuyên về tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

Câu 3 (2,0 điểm): Em sẽ ứng xử như­ thế nào trong trư­ờng hợp sau:

a. Em gái muốn tổ chức sinh nhật ở nhà hàng và mời nhiều bạn bè đến dự trong khi hoàn cảnh gia đình em khó khăn.

b. Bạn em đọc truyện và c­ười khúc khích trong giờ học trên lớp.

Câu 4 (1,0 điểm): Em đã và sẽ làm gì để bảo vệ môi tr­­ường sống của chúng ta?

HẾT

ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA MỘT TIẾT – NĂM HỌC

Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Ghi chữ cái của câu trả lời đúng vào ô trống:

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

ĐÁP ÁN

B

C

D

A

C

D

D

CÂU

8

ĐÁP ÁN

1-C

2-F

3-D

4-A

5-G

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

a) Nhận xét: An ý thức học tập kém, cần phải thay đổi ; Có lỗi mà không giám nhận lỗi và sửa; giận cô là không đúng và có thái độ vô ơn; tự ý bỏ học là không có tính tôn trọng kỉ luật.

b) Cần góp ý phê bình An, phân tích để An biết những lỗi sai với cô giáo. Động viên và giúp đỡ An để An đi học và trở thành học sinh tốt.

c) HS viết thông điệp cần dựa vào nội dung của tình huống, không được lạc đề.

Nội dung là học sinh cần biết ơn thầy cô, tôn trọng kỉ luật của trường lớp, cần rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi.

1,0

0,5

0,5

2

Bạn Bình không biết tự bảo vệ sức khỏe của mình.

Muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể cụ thể là:

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

+Ăn uống điều độ, độ đủ chất dinh dưỡng...(chú ý an toàn thực phẩm).

+Thường xuyên luyện tập TDTT

+Tích cực phòng và chữa bệnh.

+Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác có hại cho sức

+ Trời nắng phải đội nón, trời mưa mặc áo mưa, trời lạnh phải mặc áo ấm... *Khuyên bạn Bình: Biết bảo vệ sức khỏe của mình, trời mưa không nên dầm mưa vì sẽ dễ bị cảm.

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

3

a. Ứng xử tốt, hợp lý, đ­ưa ra đ­ược chủ đề tiết kiệm.

b. Ứng xử tốt, hợp lý, đư­a ra đư­ợc chủ đề Tôn trọng kỷ luật

1,0

1,0

4

Kể tên đ­ược ít nhất 4 việc đạt yêu cầu và hợp lý (0,25đ/việc làm). VD:

Trồng cây xanh trong tr­ường, ven đư­ờng. Đi thăm quan cảnh đẹp thiên nhiên, tìm hiểu về thiên nhiên. Không vứt rác bừa bãi. Vẽ tranh về thiên nhiên. Khuyên các bạn bảo vệ thiên nhiên....

1,0

*Lưu ý: Đây chỉ là gợi ý chấm, tùy theo bài làm của học sinh, giáo viên chấm cho phù hợp.

4. Củng cố

Hs xem lại bài làm của mình.

5. Hướng dẫn dặn dò

Chuẩn bị bài: Sống han hòa với mọi người.

RÚT KINH NGHIỆM:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 11 – Bài 9

LỊCH SỰ - TẾ NHỊ

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những biểu hiện của lịch sự tế nhị và lợi ích của nó trong cuộc sống.

2. Kĩ năng: HS biết nhận xét, góp ý và kiểm tra hành vi của mình trong cư xử hằng ngày.

3. Thái độ: HS có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, cách sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị. Xây dựng tập thể lớp thân ái, lành mạnh.

4. Năng lực:Bồi dưỡng cho H năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khả năng làm việc độc lập, năng lực hợp tác,…

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, máy chiếu...

2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học, trang phục sắm vai.

C. Hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp và kỹ thuật dạy thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiên

Kỹ thuật dạy học

  1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống

- Dạy học hợp tác

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- dạy học theo nhóm

- dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình vấn đáp

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dạy học theo nhóm

- Dóng vai

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

E. Tìm tòi mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động 1: Khởi động

  • Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của H về quyền trẻ em

  • Thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm

  • Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng, phiueus học tập

  • Phương án kt, đánh giá:H tự đánh giá, G đánh giá

  • Tiến trình:

+ Chuyển giao nhiệm vụ

Câu hỏi:G đưa ra hai tình huống 1em H lễ phép chào thầy cô giáo và 1 em H không chào thầy cô giáo và nhận xét?

  • H trả lời

  • G nhận xét đánh giá và gieo vấn đề

Chúng ta đã học bài “ Sống chan hoà với mọi người” ở tiểt trước, hôm nay cô trò ta sẽ tìm hiểu thêm một đức tính tốt nữa đó là : Lịch sự tế nhị.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC

HĐ 1: Tìm hiểu truyện đọc

* Mục tiêu:Hiểu được tình huống của truyện và có nhận xét

* Thực hiện: HĐ cá nhân, cặp đôi, nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Trình bày miệng, phiếu học tập

* Tiến trình hoạt động:

a. Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Gọi H đọc tình huống

? Em đồng ý với những cách cư xử nào? Vì sao?

? Nếu em là thầy Hùng, em sẽ có thái độ ntn trước hành vi của các bạn vào lớp muộn?

- H tiếp nhận

b. Yêu cầu trả lời

+Đồng ý: bạn Tuyết

+ Không đồng ý: Các bạn kia

+ Vì….

+ Nếu em là thầy Hùng thì em ( H tự do bày tỏ ý kiến của mình)

c. Báo cáo kết quả

+ H báo cáo

d. Đánh giá kết quả

+ H đánh giá , nhận xét

+ G đánh giá chuyển sang nội dung bài học

I. Truyện đọc

NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ 2: Tìm hiểu nôi dung bài học

* Mục tiêu:Hiểu được thế nào là lịch sự, tế nhị?

- Lấy được biểu hiện của lstn

* Thực hiện: HĐ cá nhân, cặp đôi, nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Trình bày miệng, phiếu học tập

* Tiến trình hoạt động:

a. Chuyển giao nhiệm vụ:

? Thế nào là ls, tn?Cho vd? ? Lstn có ý nghĩa ntn trong cuộc sống?

? Cần phải rèn luyện đức tính đó ntn ?

Gv: Hãy nêu mqh giữa lịch sự và tế nhị?.

Gv: Tế nhị với giả dối khác nhau ở những điểm nào?. Nêu ví dụ?.

Liên hệ

Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện lịch sự, tế nhị của em?. Nêu lợi ích của việc làm đó?.

? Chúng ta cần rèn luyện như thế nào?

Gv: Vì sao phải lịch sự, tế nhị?.

- H tiếp nhận

b. Yêu cầu trả lời

+ Là cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp,…

+ Tế nhị sử dụng khéo léo những cử chỉ, ngôn ngữ trong giáo tiếp -> người có văn hóa

+ Vì….

+ Nếu em là thầy Hùng thì em ( H tự do bày tỏ ý kiến của mình)

c. Báo cáo kết quả

+ H báo cáo

d. Đánh giá kết quả

+ H đánh giá , nhận xét

+ G đánh giá , kết luận

+ H từ rút ra và ghi vở

II. Nội dung bài học

1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?

a) Lịch sự : là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.

b) Tế nhị : là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá

2. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị

- Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội.

- Thể hiện sự tôn trọng người

giao tiếp và những người xung quanh.

- Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người.

3. Cách rèn luyện

- Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử.

- Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Hoạt động 3: Luyện tập

BT a) - Biểu hiện lịch sự:

. Biết lắng nghe

. Biết nhường nhịn

. Biết cảm ơn, xin lỗi

  • Biểu hiện tế nhị:

. Nói nhẹ nhàng

. Nói dí dỏm

. Biết cảm ơn, xin lỗi

BT d)

- Quang: Lịch sự, tế nhị, ý thức cao ở nơi công cộng.

- Tuấn: Ý thức kém, thiếu lịch sự, tế nhị

Câu hỏi: Thế nào là lịch sự, tế nhị?Ý nghĩa với cuộc sống?

Hoạt động 4: Vận dụng

Câu hỏi: Tìm những việc làm thể hiện đức tính trên?

H ghi ra giấy.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

- Học bài, làm bài tập b,c SGK/27.

- Xem trước nội dung bài 10.

- Sưu tầm những câu thơ, mẩu chuyện nói về đức tính trên

Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 12 – Bài 10

TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì. Biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

2. Kĩ năng: HS biết chủ động, tích cực trong hoạt động lao động và học tập.

3. Thái độ: HS biết lập kế hoạc học tập, lao động, nghĩ ngơi, tham gia hoạt động xã hội.

4. Năng lực: Bồi dưỡng cho H năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khả năng làm việc độc lập, năng lực hợp tác,…

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, máy chiếu...

2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

C. Hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp và kỹ thuật dạy thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiên

Kỹ thuật dạy học

  1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống

- Dạy học hợp tác

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- dạy học theo nhóm

- dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình vấn đáp

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dạy học theo nhóm

- Dóng vai

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

E. Tìm tòi mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động 1: Khởi động

  • Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của H về tính tích cực, tự giác…

  • Thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm

  • Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng, phiueus học tập

  • Phương án kt, đánh giá:H tự đánh giá, G đánh giá

  • Tiến trình:

+ Chuyển giao nhiệm vụ

Gv cho hs quan sát tranh về một số hoạt động của nhà trường dẫn dắt vào bài mới.

Tham gia trồng hoa, trong hoạt động thể dục thể thao, trong học tập?

? Em có nhận xét gì về những hoạt động này?

G giới thiệu bài mới: Đó là những hoạt động thể hiện tính tích cực tự giác. Vậy thế nào là tích cực, tự giác , bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC

HĐ 1: Tìm hiểu truyện đọc

* Mục tiêu:Hiểu được tình huống của truyện và có nhận xét

* Thực hiện: HĐ cá nhân, cặp đôi, nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Trình bày miệng, phiếu học tập

* Tiến trình hoạt động:

a. Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Gọi H đọc tình huống

Thảo luận nhóm

-Nhóm 1:Trương Quế Chi có suy nghĩ và ước mơ gì? Để thực hiện mơ ước của mình Chi đã làm gì?

-Nhóm 2: Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể?

- Nhóm 3: Em học tập được những gì ở bạn Trương Quế Chi?

- H tiếp nhận

b. Yêu cầu trả lời

+Muốn trở thành nhà báo

+ Chăm chỉ học tập, thích vẽ, có ước mơ, viết văn, làm thơ,…

+Sáng lập nhóm “ Những người nói tiếng Pháp, tham gia câu lạc bộ thơ, hài hước, tích cực tham gia các hoạt động của đôi, tập thể cộng đồng dân cư, các hoạt động ngoại khóa,…

+ Học tập ở bạn rất nhiều,….

c. Báo cáo kết quả

+ H báo cáo

d. Đánh giá kết quả

+ H đánh giá , nhận xét

+ G đánh giá chuyển sang nội dung bài học

I. Tìm hiểu truyện đọc

NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ 1: Tìm hiểu nôi dung bài học

* Mục tiêu:Hiểu được thế nào là tích cực tự giác

- Lấy được biểu hiện của tính tctg

* Thực hiện: HĐ cá nhân, cặp đôi, nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Trình bày miệng, phiếu học tập

* Tiến trình hoạt động:

a. Chuyển giao nhiệm vụ:

? Thế nào là tctg? Cho vd? Gv: Hãy nêu mqh giữa tích cực và tự giác?.

Liên hệ

Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện lịch sự, tế nhị của em?. Nêu lợi ích của việc làm đó?

Gv: Hãy kể tên một số hoạt động tập thể và hoạt động xã hội mà em biết?

Tình huống: Bạn Đức rất hiếu học, là học sinh giỏi, lại chăm ngoan, nhưng bạn rất ngại khi tham gia các họat động do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức, không mấy khi chịu vận động vui chơi, vì sợ mất thời gian học tập, bạn không thích quan tâm đến ai. Chỉ cần lo cho bản thân mình học tốt là đủ. Đức suốt ngày như con mọt sách, vóc dáng như ông cụ non, nhìn Đức ai cũng ái ngại.

? Theo em cách sống của Đức có chỗ nào cần điều chỉnh?

- H tiếp nhận yêu cầu trả lời

+ Là luôn vượt khó, kiên trì

+ Là chủ động làm việc không phải nhắc nhở

+ MQH xh tốt đẹp

+ Khi nhà trường tổ chức các chương trình ngoại khóa tích cực tham gia, tự giác học và làm bài giúp đỡ bố mẹ công việc nhà,…

+ H kể

-Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,....tổ chức.

- Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức.

+ Đức chăm học đó là đức tính tốt nhưng chỉ ở nhà ngại giao tiếp, ít tham gia hoạt động tập thể nên đây là vấn đề Đức phải điều chỉnh làm sao giữa các việc phải diễn ra hài hòa tâm trạng thoải mái thì học tập mới tốt…

G tổ chức cho HS chơi trò chơi nhìn ảnh đoán tên hoạt động.

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm:

- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.

- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài.

Hoạt động 3: Luyện tập

Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a, sgk/31

Câu hỏi: Thế nào là tích cực, tự giác? Biểu hiện của tích cực, tự giác?

Hoạt động 4: Vận dụng

Câu hỏi: Trái với tích cực, tự giác là gì? Liên hệ bản thân mình?

H ghi ra giấy.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

?Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Cho ví dụ

- Học bài

- Xem trước nội dung còn lại của bài, Tổ 2 chuẩn bị trò chơi sắm vai theo nội dung bài tập b sgk/31.

Rút kinh nghiệm :

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 13 – Bài 10

TÍCH CỰC,TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG

TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (tiết 2)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác.

2. Kĩ năng: HS biết lập kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người tích cực, tự giác.

3. Thái độ: HS biết tự giác, chủ động trong học tập và các hoạt động khác.

4. Năng lực: Bồi dưỡng cho H năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khả năng làm việc độc lập, năng lực hợp tác,…

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh

2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

C. Hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp và kỹ thuật dạy thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiên

Kỹ thuật dạy học

  1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống

- Dạy học hợp tác

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- dạy học theo nhóm

- dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình vấn đáp

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dạy học theo nhóm

- Dóng vai

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

E. Tìm tòi mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động 1: Khởi động

  • Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của H về tính tích cực tự giác

  • Thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm

  • Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng, phiếu học tập

  • Phương án kt, đánh giá:H tự đánh giá, G đánh giá

  • Tiến trình:

+ Chuyển giao nhiệm vụ

Gv cho hs quan sát tranh về một số hoạt động của nhà trường dẫn dắt vào bài mới.

Tham gia trồng hoa, trong hoạt động thể dục thể thao, trong học tập?

? Những hoạt động này mang lại điều gì cho bản thân?

  • Mở rộng sự hiểu biết.

  • Rèn luyện được kỹ năng cần thiết.

  • Xây dựng mối quan hệ tập thể lành mạnh.

G giới thiệu bài mới: Đó là những hoạt động thể hiện tính tích cực tự giác. Vậy tích cực, tự giác mang lại ý nghĩa như thế nào? Cách rèn luyện tính....bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ 1: Tìm hiểu nôi dung bài học

* Mục tiêu: Nắm được ý nghĩa của hoạt động này.

- Lấy được biểu hiện của tính tctg

* Thực hiện: HĐ cá nhân, cặp đôi, nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Trình bày miệng, phiếu học tập

* Tiến trình hoạt động:

a. Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện tính tích cực của em?

Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện tính tự giác của em?

GV: Em có mơ ước gì về nghề nghiệp, tương lai?.

Gv: Ngay từ bây giờ em đã xây dựng kế hoạch để thực hiện ước mơ của mình như thế nào?

Gv: Tích cực, tự giác mang lại những lợi ích gì?

Gv: Theo em chúng ta cần phải làm gì để có tính tích cực, tự giác?

Gv: Khi được lớp trưởng phân công phụ trách tập văn nghệ cho lớp chuẩn bị 20/11 em sẽ làm gì?.

Gv: Theo kế hoạch của tổ sản xuất, thứ bảy cả tổ đi tham quan một cơ sở sản xuất tiên tiến nhằm học tập kĩ năng vận hành quy trình sản xuất mới. Nam ngại không muốn đi, báo cáo ốm. Sau đó ít lâu, tổ sản xuất áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

- Em thử đoán xem điều gì sẽ đến với Nam.

- Nếu em là Nam, trước tình thế ấy em sẽ xử sự ntn?

* H tiếp nhận yêu cầu trả lời

+ H kể

+ Mở rộng sự hiểu biết

+ Rèn luyện kỹ năng của bản thân

+Góp phần xây dựng mqh tốt đẹp trong xã hội

+ Phải rèn luyện như không ngại khó, ngại khổ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, có ước mơ, xây dưng kế hoạch ...

+ H nêu

  • H nhận xét

  • G khái quát- H rút ra nội dung bài học ghi vở

I.Truện đọc

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm.

2. Ý nghĩa.

- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.

- Rèn luyện được kĩ năng cần thiết của bản thân.

- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái.

- Được mọi người tôn trọng, quý mến.

3. Cách rèn luyện.

- Mỗi người cần phải có ước mơ.

- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các HĐ tập thể HĐ xã hội.

- Không ngại khó hoặc lẩn tránh những việc chung.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp, địa phương tổ chức...

Hoạt động 3: Luyện tập

Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập b,c, d, đ sgk/31

Bài tập 1,2,3 sbt/29

Tổ chức trò chơi " đố tài".

- Cách chơi: các nhóm xây dựng kịch bản, tạo tình huống ( Tích cực và chưa tích cực, tự giác) rồi đố các nhóm khác.

+ Từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung.

Câu hỏi: Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động XH?

Hoạt động 4: Vận dụng

Câu hỏi: Tìm những việc làm thể hiện tính tích cực, tự giác trong học tập, lao đông, và trong cuộc sống?

H ghi ra giấy.

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

?Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội?

- Học bài

- Xem trước bài 14

Rút kinh nghiệm

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 13 – Bài 11

MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ( TIẾT 1)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp hs xác định mục đích học tập, hiểu ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập.

2. Thái độ: Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong học tập.

3. Kỹ năng: Biết xây dựng kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý, biết hợp tác trong học tập.

4. Năng lực: Bồi dưỡng cho H năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khả năng làm việc độc lập, năng lực hợp tác,…

II. Chuẩn bị

1. Giáo án: - sgk và sgv gdcd 6, tranh, ảnh

2. Học sinh: sách gdcd 6, vở ghi chép, vở bài tập…

III. Hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp và kỹ thuật dạy thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt đông

Phương pháp thực hiên

Kỹ thuật dạy học

  1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống

- Dạy học hợp tác

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- dạy học theo nhóm

- dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình vấn đáp

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dạy học theo nhóm

- Dóng vai

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

- Kỹ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

E. Tìm tòi mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kỹ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động 1: Khởi động

  • Mục tiêu: H hiểu được mục đích, nhiệm vụ học tập là để làm gì?

  • Thực hiện: Hoạt động cá nhân, nhóm

  • Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng, phiếu học tập

  • Phương án kt, đánh giá:H tự đánh giá, G đánh giá

  • Tiến trình:

+ Chuyển giao nhiệm vụ

Các em đến trường là để làm gì? (học tập)

? Ở trường các em học được những gì? (học các môn học theo qui định, tham gia các hoạt đọng tập thể, hđ xã hội, rèn luyện các phẩm chất đạo đức.)

? Vậy chúng ta học để làm gì? Đó là nội dung của bài học hôm nay.

gv: ghi đề bài lên bảng.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC

HĐ 1: Tìm hiểu nôi dung bài học

* Mục tiêu: Nắm được mục đích học tập của H là để làm gì

* Thực hiện: HĐ cá nhân, cặp đôi, nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Trình bày miệng, phiếu học tập

* Tiến trình hoạt động:

a. Chuyển giao nhiệm vụ:

H đọc truyện

Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó”.

- gọi hs đọc diễn cảm truyện

- HS trao đổi theo nội dung sau:

1. Vì sao bạn Tú đạt được giải nhì thi toán quốc tế?

2. Tú đã gặp khó khăn gì trong học tập?

3. Tú đã ước mơ gì? Để đạt được ước mơ, Tú đã suy nghĩ và hành động như thế nào? Em học tập được ở bạn Tú những gì?

b. H tiếp nhận và trả lời

Bạn đã say mê, kiên trì, vượt khó trong học tập:

+ Bạn tự học, mỗi bài toán tìm nhiều cách giải khác nhau.

+ Say mê học tiếng anh, sưu tầm bài toán bằng tiếng anh để giải.

- Em học tập ở bạn Tú:

+ Sự say mê, kiên trì trong học tập

+ Tìm tòi độc lập suy nghĩ trong học tập.

+ Xác định được mục đích học tập

GV: Ghi nhanh ý kiến của hs lên bảng.

- Chốt ý kiến đúng.

- Nhận xét, bổ sung

KL: Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch để mục đích trở thành hiện thực.

I. Truyện đọc

NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ 2: Tìm hiểu nôi dung bài học

* Mục tiêu: Nắm được mục đích học tập của bản thân là để làm gì?

* Thực hiện: HĐ cá nhân, cặp đôi, nhóm

* Yêu cầu sản phẩm: Trình bày miệng, phiếu học tập

* Tiến trình hoạt động:

a. Chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận theo chủ đề mục đích học tập đúng nhất là gì?

- Treo bảng phụ lên bảng, nội dung thảo luận như sau:

Điền dấu x vào ô trống tương ứng với những động cơ học tập mà em cho là hợp lý:

1. Học tập vì bố mẹ

2. Học tập vì tương lai của bản thân

3. Học tập để khỏi thua kém bạn bè

4. Học tập để có khả năng tự lập cuộc sống sau này.

5. Học tập để có khả năng xây dựng quê hương đất nước

6. Học tập để làm vui lòng thầy cô giáo.

7. Học tập để trở thành người có văn hóa, hòa nhập vào cuộc sống hiện đại

8. Học tập để trở thành con người sáng tạo, lao động có kỹ thuật.

GV: Tiếp tục nêu câu hỏi cho hs thảo luận

? Từ bài tập trên, em hãy cho biết mục đích học tập đúng nhất là gì?

b. H tiếp nhận và trả lời câu hỏi

- Những động cơ học tập hợp lý là: 2 4, 5, 7, 8

+ Định hướng cho hs trao đổi

+ Là để trở thành con người có ích cho đất nước.

+ Chốt lại ý đúng.

Thảo luận nhóm theo chủ đề: “ước mơ của em”

- Tổ chức cho HS thảo luận theo các nhóm đã phân công

nội dung: Nêu ước mơ của bản thân em

+ Yêu cầu 1 số hs nói rõ muốn ước mơ đó trở thành hiện thực em sẽ phải làm gì cho hiện tại, tương lai?

+ Bổ sung thêm ý kiến

- Các nhóm thảo luận theo nội dung

- Cử thư ký ghi lại ước mơ của từng thành viên trong nhóm

- Đại diện các nhóm nộp kết quả thảo luận cho gv

? Để thực hiện tốt mục đích học tập của bản thân, em phải làm gì.

+ Kết luận: muốn đạt được ước mơ của mình, các em phải cố gắng, nổ lực phấn đấu, say mê, kiên trì học tập, tích luỹ thêm kiến thức, trau dồi đạo đức. Có như vậy, các em mới trở thành các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, bác sĩ, kỹsư… như em mơ ước.

II. Nội dung bài học

1. Xác định mục đích học tập

+ Trước mắt: Học giỏi, cố gắng học tập, rèn luyện (đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ…), trở thành con ngoan, trò giỏi.

+ Tương lai: Trở thành người công dân tốt, người lao động tốt, người hữu ích cho gia đình và xã hội.

Hoạt động 3: Luyện tập

Câu hỏi: Mục đích học tập của H là gì?

Hoạt động 4: Vận dụng

? Để thực hiện tốt mục đích học tập của mình em phải làm gì?

  • Nhóm ghi ra giấy

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng

  • Xem trước nội dung bài học , làm bài tập a,b sgk

  • Sưu tầm những tấm gương học tập chăm chỉ dẫn tới thành công

Rút kinh nghiệm

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 14 – Bài 11

MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

(Tiếp)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- HS xác định được mục đích học tập đúng đắn và ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập cũng như cách rèn luyện để có được mục đích.

2. Kĩ năng:

- HS biết xây dựng và điều chỉnh kế hoạch học tập

- HS biết hợp tác trong hoạt động.

3. Thái độ:

- HS có ý chí nghị lực, tự giác học tập; khiêm tốn học hỏi bạn bè và mọi người; sẵn sáng hợp tác với mọi người trong học tập.

4.Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, đánh giá, tư duy.

B. Chuẩn bị:

GV: tham khảo tài liệu, soạn bài;

HS: học và chuẩn bị bài.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1.Mô tả PP và kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A.HĐ khởi động

Nêu và giải quyết vấn đề

Nêu vấn đề

B.HĐ hình thành KT

DH theo nhóm,nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, liên hệ thực tế

Đặt câu hỏi, hợp tác

C.HĐ luyện tập

DH theo nhóm,nêu và giải quyết vấn đề

Đặt câu hỏi, hợp tác, động não

D.HĐ vận dụng

Nêu và giải quyết vấn đề

Đặt câu hỏi

E.HĐ tìm tòi, mở rộng

Nêu và giải quyết vấn đề

Đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

-MT: gây hứng thú , tạo tâm thế thoải mái để dẫn vào bài.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

Câu hỏi KĐ

? HS tiếp tục thể hiện ước mơ và kế hoạch thực hiện.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

Tìm hiểu nội dung bài học

-Mục tiêu: Giúp HS xác định định được MĐHT của mình ( MĐ trước mắt và lâu dài) .

-PT: cá nhân và nhóm.

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

?/ Là HS, trước mắt em sẽ phấn đấu để đạt được kết quả ntn?

?/ Những kết quả đó sẽ giúp em thực hiện mục đích chính nào của bản thân?

- HS suy nghĩ và trả lời

- GV nhận xét, gợi ý

?/ Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình và mục đích xã hội?

- HS thảo luận cặp nhóm và trả lời

- GV có thể gợi ý và nhận xét

- Gv chốt: Mỗi cá nhân là một cá thể trong gia đình và xã hội. Vì vậy khi xác định mục đích cá nhân cần vì gia đình, vì xã hội. Không nên vì cá nhân mà tách rời tập thể.

Hoạt động 2: Xác định việc làm để đạt mục đích.

-MT: giúp hs đưa ra được cách rèn luyện để có kết quả học tập tốt.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

?/ Để thực hiện mục đích của mình, em sẽ làm gì?

?/ Em hãy kể những gương có mục đích học tập mà HS biết vượt khó khăn, vươn lên số phận để học tốt ở địa phương.

- HS liên hệ

- Gv khuyến khích HS

- Gv có thể kể câu chuyện "Bài văn điểm 8"

VD: Bố A mất sớm, một mình mẹ tảo tần nuôi hai chị em A ăn học. Tuy nghèo khó nhưng 2 chị em A rất chăm chỉ học tập và học giỏi.

Chị T bị bệnh tim bẩm sinh nhưng chị vẫn rất yêu đời và chăm chỉ học tập.

3. Hoạt động luyện tập

-Mục tiêu: HS vận dụng làm BT/sgk.

-PT: nhóm.

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

- GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK.

b. Xác định mục đích ý nghĩa của học tập

- Mục đích trước mắt:

+ HS học giỏi

+ Trở thành con ngoan trò giỏi

+ Trở thành người phát triển toàn diện

+ Lao động để tự lập nghiệp

+ Có ích cho gia đình và xã hội

- Mục đích lâu dài:

+ Là công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Nghề nghiệp

- Cần kết hợp mục đích cá nhân, gia đình và xã hội:

+ Mục đích cá nhân: vì tương lai, danh dự của bản thân

+ Mục đích gia đình: mang lại vinh dự cho gia đình, là niềm tự hào của dòng họ, có ích cho gia đình

+ Mục đích xã hội: Góp phần làm giàu chính đáng cho quê hương, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc....

c. Cách rèn luyện

+ Có kế hoạch HT

+ Tự giác, tích cực học tập, lao động

+ Học đều các môn

+ Đọc tài liệu

+ Có phương pháp học tập đúng đắn, khoa học

+ Vận dụng những điều được học vào thực tế

+ Tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội

3.Bài tập

-BT d/sgk/28

Dự định Tuấn sẽ trả lời: mình cũng đang học bài để chuẩn bị cho tiết kiểm tra được tốt đây. Sách ” người tốt, việc tốt” sẽ là cẩm nang giúp mình tìm hiều được về những tấm gương liên quan đến nội dung chúng ta đã học...

4. Hoạt động vận dụng

-Mục tiêu: HS thảo luận nhóm ở nhà để giải quyết tình huống.

-PT: nhóm

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

- GV yêu cầu HS lập kế hoạch để xác định mục đích học tập trước mắt và lâu dài của bản thân cũng như chỉ rõ việc sẽ làm để đạt mục đích đó.

GV chia lớp thành 2 nhóm, phát phiếu học tập theo bàn

Nhóm 1: Em học bài, làm bài từ năm này sang năm khác để:

- Được điểm tốt, tránh điểm xấu.

- Đủ điểm HK I, II và cuối năm được lên lớp

- Sau 4 năm, Tốt nghiệp THCS

- Học lên nữa

- Trở thành người có văn hoá, có ích cho xã hội

?/ Học để đạt được các mục đích trên đúng hay sai? Các mục đích trên có liên quan gì với nhau?

Nhóm 2: Tìm ít nhất 5 biểu hiện của việc rèn luyện mục đích học tập

- HS thảo luận và làm bài

- GV chữa, thu phiếu và chấm điểm

?/ Dựa vào bài tập b, em hãy xây dựng một tình huống, xây dựng lời thoại và diễn xuất tình huống đó( Chú ý theo chủ đề bài học)

?/ Em trình bày kế hoạch để thực hiện mơ ước của mình.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

-Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của việc HT để biết xác định MĐHT đúng dắn cho mình.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

- Xác định phương pháp học tập đúng đắn phù hợp với bản thân.

- Chuẩn bị các nội dung đã học, chú trọng chủ đề "Biết ơn" để ngoại khoá.

D. Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 15

THỰC HÀNH, NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊAPHƯƠNG

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Hiểu được vai trò của thiên nhiên nói chung của Hà Nam nói riêng.

- Cần có ý thức bảo vệ thiên nhiên Hà Nam

2. Thái độ:

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn gắn với thực tế cuộc sống biết yêu thiên nhiên sống hào hợp với thiên nhiên.

3. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng khái quát và vận dụng thực tế.

4.Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, đánh giá, tư duy

II. Chuẩn bị

1. GV: tham khảo tài liệu, soạn bài;

2. HS: Ôn học và chuẩn bị bài.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1.Mô tả PP và kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A.HĐ khởi động

Nêu và giải quyết vấn đề

Nêu vấn đề

B.HĐ hình thành KT

DH theo nhóm,nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, liên hệ thực tế

Đặt câu hỏi, hợp tác

C.HĐ luyện tập

DH theo nhóm,nêu và giải quyết vấn đề

Đặt câu hỏi, hợp tác, động não

D.HĐ vận dụng

Nêu và giải quyết vấn đề

Đặt câu hỏi

E.HĐ tìm tòi, mở rộng

Nêu và giải quyết vấn đề

Đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

-MT: gây hứng thú , tạo tâm thế thoải mái để dẫn vào bài.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

Câu hỏi KĐ

? Em có cảm nhận gì về môi trường và cảnh quan thiên nhiên Hà Nam

GV đọc câu thơ ca ngợi quê hương Kim Bảng cho học sinh nghe.

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

2. Hoạt động hình thành kiến thức

-Mục tiêu: HS hiểu biết thêm về thiên nhiên Hà Nam.

-PT: nhóm

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

- GV gieo vấn đề để HS chuẩn bị trước.

Gv: Cho Hs quan sát một số hình ảnh về thiên nhiên Hà Nam

? Trình bày hiểu biết của em về các địa danh ở những bức ảnh trên?

? Em có suy nghĩ gì và cảm xúc gì trước cảnh đẹp thiên nhiên của Hà Nam?

? Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

- Các nhóm cử đại diện trình bày.

- GV nhận xét và chốt lại: Địa phương đã thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên chưa?

?/ Môi trường sống của con người gồm mấy loại?

+ HS trả lời.

+ GV cung cấp thêm: Môi trường xã hội là tất cả mqh của con người với con người trong hoạt động văn hoá, sản xuất, vui chơi.... Môi trường tự nhiên là do thiên nhiên tạo ra cho con người.

?/ Theo em thiên nhiên là gì?

- HS trả lời.

- GV nhận xét và chốt.

- GV kẻ bảng, yêu cầu HS thảo luận theo cặp nhóm, sau đó HS lên điền vào bảng.

- GV nhận xét và chốt: Thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, là tài sản vô cùng quý giá. Tuy nhiên thiên nhiên cũng gây ra nhiều tác hại, song phần lớn những tác hại đó do con người gây ra.

- GV giới thiệu tranh.

- GV liên hệ thêm:

?/ Theo em, con người đã có những hành vi nào gây ảnh hưởng xấu đến môi trường?

- HS có thể thảo luận theo cặp nhóm để trả lời.

- GV nhận xét.

?/ Em và các bạn em đã có việc làm gì thể hiện đã biết yêu thiên nhiên và hoà hợp với thiên nhiên

- HS tự liên hệ bản thân và xung quanh.

?/ Từ đó, theo em, mỗi người cần có việc làm và thái độ ntn với thiên nhiên?

- HS trả lời.

- GV nhận xét và giải thích thêm.

3. Hoạt động luyện tập.

-Mục tiêu: HS làm được các bài tập SGK và một số bài tập khác.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

- GV lần lượt hướng dẫn HS làm bài tập SGK.

- GV phát phiếu học tập theo bàn cho HS

Em không đồng ý với hành vi bảo vệ môi trường nào sau đây? Đánh dấu vào ý em chọn.

a. Vứt rác ra hè phố.

b. Chặt cây đến tuổi thu hoạch.

c. Chỉ trồng cây xanh trong vườn nhà mình.

d. Trả động vật hoang dã về rừng.

e. Lao động dọn vệ sinh trường lớp tích cực.

g. Nhóm bếp than ở ngoài đường để tránh ô nhiễm trong nhà.

I. Ngoại khóa chủ đề "Thiên nhiên Hà Nam"

1. Thiên nhiên

- Môi trường sống của con người gồm 2 loại: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

- Thiên nhiên bao gồm: nước, không khí, sông suối, cây xanh, bầu trời, đồi núi....

2. Thiên nhiên với con người:

a. Tác dụng

b. Tác hại

- Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ.

- Tạo cho con người cuộc sống tinh thần vui tươi, khoẻ mạnh.

- Gây ra lũ lụt, bão tố, phong ba, sóng thần, hạn hán....

- Gây thiệt hại về tài sản của con người: mất mùa, cuốn trôi của cải vật chất, sạt lở đất, ảnh hưởng đến giao thông....

- Gây thiệt hại về con người: chết người, bị thương.....

* Con người đang làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên:

+ Chặt phá rừng trái phép.

+ Vứt rác bừa bãi, nhất là khu vực thăm quan.

+ Đốt rừng làm nương rẫy. Sống du canh du cư.

+ Săn bắt động vật quý hiếm.

+ Lấn biển.

3. Trách nhiệm của con người.

- VD: Trồng cây xanh trong trường, ven đường. Đi thăm quan cảnh đẹp thiên nhiên, tìm hiểu về thiên nhiên. Không vứt rác bừa bãi. Vẽ tranh về thiên nhiên. Khuyên các bạn bảo vệ thiên nhiên....

- Con người cần:

+ Yêu quý thiên nhiên, bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên.

+ Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện biện pháp bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.

+ Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.

III. Bài tập:

1/ Đáp án: a, c, d

4. Hoạt động vận dụng

-Mục tiêu: HS có những HĐ, việc làm cụ thể góp phần bảo vệ MT và TN.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

? Bản thân em và gia đình cần có những việc làm cụ thể để góp phần bảo vệ thiên nhiên môi trường nơi mình sống, học tập và công tác.

5. Hoạt động tìm tòì, mở rộng

-Mục tiêu: HS tiếp tục tìm hiểu những cảnh quan thiên nhiên của Hà Nam và những nơi khác trên cả nước.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

- Tham khảo tài liệu để hiểu rõ hơn về tác dụng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.Từ đó cảm nhận dước vai trò của thiên nhiên đối với con người.

- Học và nắm chắc các nội dung đã ôn tập

Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 16

ÔN TẬP

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức

- Hệ thống hoá nội dung đã học và nắm chắc lại toàn bộ kiến thức đã học.

2. Thái độ

- Tích cực rèn luyện theo các chuẩn mực của các bài học đã được học, rèn phương pháp học GDCD.

3. Kĩ năng

- Tự đánh giá được quá trình học tập và rèn luyện, rút ra được ưu, nhược điểm của bản thân so với yêu cầu giáo dục để khắc phục, phấn đấu và tự rèn luyện.

4. Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, đánh giá, tư duy

II. Chuẩn bị:

GV: tham khảo tài liệu, soạn bài; HS: học và chuẩn bị bài.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.

1.Mô tả PP và kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A.HĐ khởi động

Nêu và giải quyết vấn đề

Nêu vấn đề

B.HĐ hình thành KT

DH theo nhóm,nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, liên hệ thực tế

Đặt câu hỏi, hợp tác

C.HĐ luyện tập

DH theo nhóm,nêu và giải quyết vấn đề

Đặt câu hỏi, hợp tác, động não

D.HĐ vận dụng

Nêu và giải quyết vấn đề

Đặt câu hỏi

E.HĐ tìm tòi, mở rộng

Nêu và giải quyết vấn đề

Đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

-MT: gây hứng thú , tạo tâm thế thoải mái để dẫn vào bài.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

Câu hỏi KĐ

Các em đã được học những phẩm chất đạo đức nào từ đầu năm đến giờ? Hãy kể tên các phẩm chất ấy và rút ra nhận xét.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của gv và hs

Nội dung cần đạt

-Mục tiêu: củng cố lại các kiến thức đã học .

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

?/ Thế nào là tôn trọng kỷ luật? Tìm 5 biểu hiện của tôn trọng kỷ luật và 5 biểu hiện trái tôn trọng kỷ luật?

?/ Tại sao mỗi người đều phải có lòng biết ơn? Ta cần biết ơn những ai, vì sao?

Tìm ca dao tục ngữ về biết ơn.

? Tìm những biểu hiện của yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên?

? Em chọn cách ứng xử nào sau đây? Giải thích vì sao.

a. Không mặc đồng phục vì nó rất xấu

b. Thường xuyên quan tâm đến công việc chung của lớp

c. Cởi mở, vui vẻ với các bạn

d. Không góp ý cho ai vì sợ mất lòng.

?/ Lịch sự, tế nhị có ý nghiã ntn trong cuộc sống?

Em rèn luyện lịch sự tế nhị bằng cách nào?

- GV phát vấn

- HS trả lời

- GV chốt lại kiến thức cơ bản

I. Ôn tập lý thuyết

1. Tôn trọng kỷ luật

+ Tôn trọng kỷ luật là biết tự giác tuân theo những quy định chung của tập thể ở mọi lúc, mọi nơi.

+ Biểu hiện :

- Ngủ dậy đúng giờ.

- Đồ đạc để đúng nơi quy định.

- Đi học về nhà đúng giờ.

- Không đọc truyện khi học bài.

- Hoàn thành công việc mẹ giao.

2. Biết ơn

+ Ta cần phải có lòng biết ơn vì:

- Lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Lòng biết ơn làm đẹp quan hệ giữa người và người.

- Lòng biết ơn làm đẹp nhân cách con người.

+ Ta cần biết ơn:

Biết ơn ai

Vì sao.

- Tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

- Người giúp đỡ chúng ta lúc khó khăn.

- Anh hùng liệt sĩ.

- ĐCS Việt Nam và Bác Hồ.

- Các dân tộc trên thê giới.

- Là những người sinh thành, nuôi dưỡng ta.

- Mang đến những điều tốt lành khi ta gặp khó khăn.

- Có công bảo vệ Tổ quốc.

- Đem lại độc lập tự do.

- Giúp ta về vật chất và tinh thần để bảo vệ và xây dựng đất nước.

+ Ca dao tục ngữ:

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Ân trả nghĩa đền

- Uống nước nhớ nguồn

- Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con

4. Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên

- Thu gom rác trên đường và đổ rác đúng nới quy định.

- Không chặt phá cây rừng

- Trồng cây xanh

- Trả động vật hoang dã về rừng.

- Lao động dọn vệ sinh trường lớp tích cực.

5. Sống chan hoà với mọi người

- Chọn ý b, c.

- Vì đó là những việc làm biểu hiện sự sống hoà hợp với mọi người

6. Lịch sự, tế nhị

+ Ý nghĩa

- Thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

- Đạt hiệu quả giao tiếp cao

- Làm cho mọi người hiểu nhau hơn, xây dựng quan hệ tốt giữa con người với con người.

- Thể hiện trình độ văn hoá đạo đức của mỗi người.

+ Rèn luyện:

- Nói nhẹ nhàng

- Nhường nhịn em nhỏ

- Biết cảm ơn, xin lỗi

- Kính trọng ông bà cha mẹ

- Đi thưa về gửi

3. Hoạt động luyện tập

-Mục tiêu: HS làm BT, liên hệ bản thân.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

- GV đưa ra bài tập

- HS làm bài tập theo yêu cầu

Bài 1: Em đã có việc làm nào thể hiện rằng em đã tôn trọng kỷ luật ở trường lớp?

Bài 2: Em sẽ ứng xử ntn nếu trong một buổi họp Đội, em đến muộn, nếu trong một buổi học thêm em đến muộn?

4. Hoạt động vận dụng

-Mục tiêu: HS vận dụng được những điều đã học vào thực tế cuộc sống.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

HS biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

-Mục tiêu: HS sưu tầm được 1 số câu chuyện hoặc tấm gương về KT đã được học.

-PT: cá nhân

-SP: trả lời miệng

-Phương án đánh giá: hs, gv

-Tiến trình HĐ

- Sưu tầm các câu chuyện, tấm gương liên quan đến các nội dung đã học

- Học và nắm các nội dung ôn tập, đặc biệt chú ý các nội dung: Biết ơn, Sống chan hoà với mọi người, Lịch sự, tế nhị, Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, Tôn trọng kỷ luật.

- Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.

Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 17

KIỂM TRA HỌC KÌ I

I.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức: Củng cố, khái quát kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra theo yêu cầu.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành viết bài, vận dụng kiến thức vào thực tế.

3.Thái độ: Giáo dục tinh thần làm bài độc lập, tự giác, trung thực.

4.Năng lực: Rèn kĩ năng tư duy logic, sáng tạo trong bài KT đạt kết quả cao.

II. Chuẩn bị:

GV: soạn bài;

HS: học và chuẩn bị giấy KT.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra sự chuẩn bị giấy KT của học sinh

3.Học sinh làm bài KT

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6

Thời gian làm bài: 45 phút

BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC KẾT HỢP VỚI MA TRẬN ĐỀ

Cấp

độ

Tên

Chủ đề

Năng lực

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1: Quan hệ với bản thân

1. Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

3.Tiết kiệm

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tự nhận thức

- Kể được biểu hiện của các giá trị đạo đức.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

1

0,25

2,5%

Chủ đề 2: Quan hệ với người khác

1. Lễ độ

2. Sống chan hòa với mọi người

3. Biết ơn

4. Lịch sự, tế nhị

Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi

- Kể được biểu hiện của các giá trị đạo đức.

- Nêu được ý nghĩa giá trị đạo đức.

- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác

- Xử lí tình huống và điều chỉnh hành vi phù với các giá trị đạo đức.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3

0,5

5%

2/5

0,5

5%

1

2,0

20%

1

2,0

20%

4+2/5

5,25

52,5

Chủ đề 3: Quan hệ với công việc

1. Siêng năng, kiên trì

2. Mục đích học tập của học sinh

3. Tôn trọng kỉ luật

Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi

- Kể được biểu hiện của các giá trị đạo đức.

- Nêu được ý nghĩa các giá trị đạo đức.

- Xử lí tình huống và điều chỉnh hành vi phù với các giá trị đạo đức.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

0,5

5%

1/5

0,25

2,5%

1

2,0

20%

3+1/5

3,0

30

Chủ đề 4: Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại

Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội

- Kể được biểu hiện của giá trị đạo đức.

- Nêu được ý nghĩa giá trị đạo đức.

- Xử lí tình huống và điều chỉnh hành vi phù với các giá trị đạo đức.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

1/5

0,25

2,5%

1

1,0

10%

2+1/5

1,5

15

Chủ đề 5: Quan hệ với môi trường tự nhiên

Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

- Nêu được ý nghĩa giá trị đạo đức.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1/5

0,25

2,5%

1+1/5

0,5

5

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 7

Số điểm: 1,75

17,5%

Số câu: 1

Số điểm: 1,25

12,5%

Số câu: 4

Số điểm: 7,0

70%

12

10

100%

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: GDCD 6

Thời gian làm bài 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm - mỗi câu đúng đạt 0,25đ)

Đọc kĩ đề và chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm của mình

Câu 1: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

A. Xem ti vi thường xuyên .

B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.

C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.

D. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân.

Câu 2: Hành vi thể hiện việc sống chan hòa với mọi người là:

A. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng

B. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười.

C. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn

D. Không tham gia hoạt động của lớp

Câu 3: Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

A. Đi xe đạp hàng ba.

B. Đọc báo trong giờ học.

C. Đá bóng dưới lòng đường.

D. Đi học đúng giờ .

Câu 4: Việc làm thể hiện sự biết ơn là

A. Ra đường, gặp thầy cô giáo em không chào

B. Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng

C. Tết đến, em không đi viếng mộ ông bà

D. Em thích bẻ cây xanh trong trường

Câu 5: Hành vi nào biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

A. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.

C. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội.

D. Chăm chỉ học để tiến bộ, không tham gia hoạt động khác.

Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị?

A. Cử chỉ điệu bộ kiểu cách.

B. Nói chuyện ngon ngọt với người khác.

C. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt

D. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp.

Câu 7: Mục đích học tập của học sinh để làm gì?

A. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè.

B. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ.

C. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

D. Học để có bạn cùng chơi.

Câu 8: Nối cột A với cột B sao cho đúng.

A

B

Nối

1. Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

2. Sống chan hòa với mọi người

3. Lịch sự, tế nhị

4. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội

5. Mục đích học tập của học sinh

A. Thể hiện sự tôn trọng, sự quan tâm đối với mọi người.

B. giúp ta mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được kĩ năng cần thiết của bản thân, được mọi người quý mến, giúp đỡ.

C. giúp ta luôn được mọi người quý mến, giúp đỡ.

thể hiện là người có văn hóa, có đạo đức, được mọi người quý mến.

D. giúp ta có những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tinh thần, là môi trường sống của con người.

E. góp phần hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, đạo đức .

G. giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập, thành công trong cuộc đời.

1.-

2.-

3.-

4.-

5.-

II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Cho tình huống sau:

My rủ Phương đi xem bóng đá để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không muốn đi vì muốn ngủ. Mi phải đi rủ các bạn khác.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của Mi và sự từ chối của Phương?

b. Theo em, là học sinh chúng ta phải có ý thức như thế nào trong việc tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức?

Câu 2 (2,0 điểm). Mai và Hồng ngồi cùng bàn đầu. Trong giờ kiểm tra, thấy Mai loay hoay mãi không làm được bài tập khó, Hồng liền đưa bài của mình cho Mai chép. Cô giáo phát hiện và cho cả hai bạn bài điểm kém. Hồng tấm tức nói với các bạn cùng lớp: Tớ giúp bạn chớ có vi phạm gì đâu!

a/ Hành vi của Hồng có tôn trọng kỉ luật không? Vì sao?

b/ Em sẽ nói gì với Hồng khi bạn ấy tâm sự với em về chuyện này?

Câu 3 (2,0 điểm). Hoa là học sinh giỏi của lớp 6B nhưng Hoa không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân.

a/ Em hãy nhận xét hành vi của Hoa?

b/ Nếu là bạn của Hoa, em sẽ làm gì?

Câu 4 (1,0 điểm). Em hãy cho biết những việc làm nào thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hằng ngày?

ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN: GDCD 6

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Ghi chữ cái của câu trả lời đúng vào ô trống:

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

ĐÁP ÁN

B

C

D

B

A

D

C

CÂU

8

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-B

4-G

5-E

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

a. Mi là người tích cực, tự giác tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, còn Phương là người không tích cực, tự giác trong các hoạt động do nhà trường tổ chức.

b. Là học sinh phải có ý thức tự giác tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức. Vì tham gia các hoạt động đó giúp bản thân rèn được những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân, mở rộng được sự hiểu biết về mọi mặt..

1,0

1,0

2

a/ - Hành vi của Hồng không tôn trọng kỉ luật.

- Vì đây là giờ kiểm tra mà Hồng đưa bài cho Mai chép là sai, vi phạm nội qui trường lớp. Kiểm tra là để đánh giá khả năng học tập của mình nên bài của ai nấy làm.

b/ - Em sẽ nói với Hồng là bạn không nên làm vậy trong giờ kiểm tra mà ta nên giúp bạn trong giờ học bình thường, nhưng phải giảng cho bạn hiểu để bạn ấy tự làm bài. Như thế bạn học mới tiến bộ.

0,5

0,5

1,0

3

a/ Nhận xét:

- Hµnh vi cña Hoa lµ kh«ng ®óng, lµ Ých kØ.

- Bổn phận của mỗi học sinh là phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của bản thân.

- NÕu ai còng nh­ Hoa th× mäi ho¹t ®éng cña líp sÏ bÞ ngõng trÖ

b/ Nếu là bạn của Hoa em sẽ:

- Khuyên Hoa nên tham gia các hoạt động của lớp, của trường

- Giải thích để Hoa hiểu lợi ích của việc tham gia các hoạt động để mở mang hiểu biết, xây dựng được quan hệ, rèn luyện khả năng giao tiếp ứng xử, hợp tác tổ chức.

- Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội để Hoa tham gia các hoạt động của lớp

1,0

1,0

4

- Trong học tập: chăm chỉ, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập (đi học đều, học bài, làm bài đầy đủ...)

- Trong lao động, rèn luyện: tham gia lao động đều đặn, cố gắng làm việc để đạt kết quả tốt, chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình, nếp sống gọn gàng, ngăn nắp, không ham trò chơi vô bổ...

0,5

0,5

*Lưu ý: Đây chỉ là gợi ý chấm, tùy theo bài làm của học sinh, giáo viên chấm cho phù hợp.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 19 – Bài 12

CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T1)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên hợp quốc (LHQ).

- Nêu được ý nghĩa quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên hợp quốc (LHQ).

2. Kỹ năng:

- Biết nhận xét đánh giasvieecj thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

- Thực hiện tốt các nhóm quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

3. Thái độ :

- Tôn trọng quyền của mình và mọi người

- HS tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước.

- Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

4. Năng lực hướng tới : Nl hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

  • Học liệu: Đồ dùng dạy học: bộ tranh GDCD bài 12, phiếu học tập,

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

  • Tư liệu hình ảnh về việc thực hiện tốt và chứa tốt quyền trẻ em

III. Tiến trình tổ chức hoạt động:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Kích thích và huy độngn vốn hiểu biết của HS về quyền trẻ em

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Giáo viên yêu cầu: trong cuộc sống các em đã đc hưởng những quyền lợi gì

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm: quyền đc đi học, quyền đc chăm sóc, đc bảo vệ sức khỏe, được vui chơi giải trí...

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV: UNESCO nhấn mạnh rằng “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Đã khẳng định vai trò của trẻ em trong xã hội loài người. Ngạn ngữ Hi Lạp cũng khẳng định “Trẻ em là niềm tự hào của con người”, ý thức được điều đó, LHQ đã xây dựng công ước về quyền trẻ em. Vậy công ước đó gồm những quy định gì về quyền trẻ em, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của Gv và HS

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện đọc 

1. Mục tiêu: Hiểu đc cuộc sống của TE của làng TE SOS để từ đó thấy được TE đã đc hưởng những quyền gì

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình baỳ miệng

- Phiếu học tập của nhómcặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

HS: Đọc truyện “Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội.

GV: Nêu câu hỏi:

? Tết ở làng SOS Hà Nội diễn ra như thế nào?

? Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em thể hiện ở truyện trên?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viênquan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm

+ TE được học hành, được chăm sóc sức khỏe, đc che chở, bảo vệ.......

+ TE mồ côi trong làng trẻ SOS sống rất hạnh phúc

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Chốt lại và kết luận: Trẻ em trong làng TE SOS Hà Nội sống rất hạnh phúc, đó cũng là quyền của TE không nơi nương tựa được Nhà nước bảo vệ, chăm sóc. (Điều 20 của Công ước).

Hoạt động 2:(6’): Giới thiệu khái quát về công ước.

1. Mục tiêu: HS nắm được những qui định cảu nhà nước về quyền trẻ em

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- Hs trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: nghiên cứu về công ước LHQ về quyền TE- GV đã phát trước và trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát về công ước của LHQ về quyền TE?

- Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trả lời

- Giáo viên: lắng nghe

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả

* Khái quát về Công ước.

- Năm 1989, Công ước LHQ về quyền TE ra đời.

- Năm 1990, Việt Nam kí và phê chuẩn Công ước.

- Năm 1991, Việt Nam ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Giải thích.

+ Công ước LHQ là luật quốc tế về quyền TE. Các nước kham gi công ước phải đảm bảo cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền TE ghi trong Công ước.

+ Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai thế giới tham gia Công ước, đồng thời ban hành luật để đảm bảo quyền TE ở Việt Nam. Đến 1999 có 191 quốc gia thành viên.

- Công ước gồm lời mở đầu và 3 phần (54 điều).

Hoạt động 3 (10’): Tìm hiểu các quyền của TE.

1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu đc các quyền cơ bản của TE

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm,

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập của nhóm- 4 nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:: Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu rời có ghi quyền của TE và bộ tranh rời tương ứng với các quyền

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinhDán tranh tương ứng với quyền của TE.

- Giáo viên: quan sát, theo dõi

- Dự kiến sản phẩm: HS dán đúng đc 4 nhóm quyền

*Báo cáo kết quả: GV sẽ gọi 1 nhóm lên báo cáo, các nhóm còn lại theo dõi.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá HS: Nhận xét xem sự sắp xếp có hợp lí không? Có cần thay đổi gì không:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 4(10’): Giúp HS phân biệt các nhóm quyền TE

1. Mục tiêu: Giúp Hs phân biệt 4 nhóm quyền của TE

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

Giới thiệu 4 nhóm quền TE, giải thích từng nhóm quền, ghi lên bảng 4 nhóm quyền.

? Lựa chọn các quyền sắp xếp vào các nhóm quyền.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát , theo dõi

- Dự kiến sản phẩm: Hs chọn các quyền tương ứng với 4 nhóm quyền

*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

GV: Chốt lại đáp án đúng, tóm tắt nội dung từng nhóm quyền.

I. Truyện đọc.

- Nhận xét: TE mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống hạnh phúc.

* Khái quát về Công ước.

- Năm 1989, Công ước LHQ về quyền TE ra đời.

- Năm 1990, Việt Nam kí và phê chuẩn Công ước.

- Năm 1991, Việt Nam ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE.

II. Bài học

1. Các nhóm quyền trẻ em:

a. Nhóm quyền sống còn: Là những quyền:

- Quyền được sống, được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại: Nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ...

b. Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền:

- Bảo vệ TE khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bóc lột và bị xâm hại.

c. Nhóm quyền phát triển:

- Đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển 1 cách toàn diện: Học tạp, vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động văn hoá...

d. Nhóm quyền tham gia:

- Được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của TE: Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

? làm bài tập a,b trong SGK vào phiếu học tập

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:

Bài a:

Bài b

Bài c

*Báo cáo kết quả:

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm, sắm vai

3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống sắm vai

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs giải quyết tình huống: Bạn A là 1 học sinh học khá của lớp nhưng thời gian gần đây A học tập sút kém hẳn, đến lớp bạn không tập trung học. Bạn còn hay bỏ giờ, trốn tiết. Khi cô giáo và các bạn tìm hiểu mới biết bạn bị bố dượng bắt đi làm thêm.

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm:

+ Cố giáo và các bạn sẽ đến nói chuyện với bố bạn A đế bác ấy hiểu TE có quyền được đi học...............Nếu trường hợp ko có gì biến chuyển thì buộc phải nhờ đến sự can thiệp của các cấp có thẩm quyền...

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu 1 nhóm lên sắm vai tình huống trên

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm ở địa phương những biểu hiện tốt, chưa tốt trong việc thực hiện các quyền TE, trình bày trước lớp vào tiết 20.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Rút kinh nghiệm

Kí duyệt của tổ chuyên môn

Ngày kí

---------------------------------------------------------------------

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 20 – Bài 12

CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (t2)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- HS hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em

2. Kỹ năng:

- HS phân biệt được những việc làm vi phạm quyền TE à viêc làm tôn trọng quyền TE.

- HS thực hiện tốt quền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền TE.

3. Thái độ

- HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại.

- Biết ơn những người chăm sóc và dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

4. Năng lực hướng tới: NL giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác...........

II. Chuẩn bị:

1. GV:

- Kế hoạch bài học

- Số liệu, sự kiện về quyền TE ở trên tế giới, trong nước, địa phương.

2. HS: Biểu hiện tốt và chưa tốt trong việc thực hiện quyền TE ở địa phương.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về quyền trẻ em

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Gv chiếu hình ảnh, vi deo có nội dung những hành vi thực hiện tốt và chua tốt về quyền TE.

? Yêu cầu Hs nhận xét, nếu suy nghĩ của bản thân về những hình ảnh, vi deo trên.

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: quan sát và suy nghĩ..

- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm:

+ Hành vi thực hiện tốt:...

+ Hành vi chưa tốt:...

*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

Các em đã biết được các quyền TE ở tiết 19 bài 12, việc đề ra và thực hiện các quyền TE có ý nghĩa ntn chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.

  1. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2 (6’): HS trình bày, trao đổi những kết quả tìm hiểu thực tế. HS trình bày những trường hợp thực hiện hoặc vi phạm quyền TE mà các em quan sát được Đánh giá tính chất, hậu quả.

Hoạt động 3:(5’): Phát triển những kĩ năng nhận biết những việc thực hiện quyền TE.

GV: Đưa BT a(37 SGK) lên bảng phụ.

HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ.

Nhận xét từng trường hợp, đánh dấu x, -.

Cả lớp trao đổi bổ sung.

GV: Chốt lại đáp án đúng.

Hoạt động 4 (8’): Giúp HS hiểu ý nghĩa quyền TE và bổn phận của TE.

- HS thảo luận cá nhân.

? Các quyền của TE cần thiết ntn? Điều gì sẽ xảy ra nếu quyền của TE không được thực hiện? VD.

? Là TE chúng ta phải làm gì?

HS trả lời.

Cả lớp trao đổi, nhận xét.

GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 5 (5’): HS nghiên cứu phần “Nội dung bài học”. 2HS.

HS: Tóm tắt.

Bài tập e(37-SGK)

- Việc làm thực hiện quyền TE:

1, 4, 5, 7, 9.

- Việc làm vi phạm quyền TE:

2, 3, 6, 8, 10.

2. Ý nghĩa:

- Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.

- Là điều kiện cần thiết để TE được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.

3. Trẻ em cần phải:

- Bảo vệ quyền của mình, chống lại mọi sự xâm phạm.

- Tôn trọng mọi quyền của người khác.

- Thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình.

GV: Giải thích quyền, bổn phận.

Hoạt động 6 (8’): Luyện tập.

HS làm BT b, e(38-SGK).

? Trong gia đình, ở nà trường và ngoài xã hội em có các quyền gì? GV cung cấp cho HS những số liệu, sự kiện về thực hiện quyền TE ở trên thế giới, ở trong nước và ơ địa phương (VV có trên 250 triệu TE 5 14 tuổi bị bóc lột sức lao động, 200 triệu TE sống ngoài đường phố...). Gần 160 TE suy dinh dưỡng, 125 triệu TE không được đến trường).

IV. Củng cố (5’):

HS sắm vai tình huống ở BT d, đ(38-SGK).

GV ghi điểm cho nhóm sắm vai, giải quyết tình huống tốt.

GV KL toàn bài: TE chúng ta là những mầm xanh tương lai của đất nước. Chúng ta phải học tập, rèn luyện tốt, thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình để không phụ lòng tin của Đảng, của nhân dân.

V. Hướng dẫn học ở nhà:

- Học bài, làm bài tập g(38).

- Nghiên cứu bài 13.

Kí duyệt của tổ chuyên môn

---------------------------------------------------------------------

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 21 – Bài 13

CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là công dân.

- Căn cứ để xác định công dân của một nước.

- Thế nào là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Kỹ năng:

- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.

3. Thái độ:

Tự hào là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4. Năng lực hướng tới: hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề....

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước (nếu có)… 1. GV: Luật Quốc tịch

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: kích thích học sinh huy động kiến thức đã có để giải quyết tình huống trong sách giáo khoa

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu học sinh chú ý vào mục 1/skg, gọi hs đọc tình huống

? Theo em bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? Vì sao?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trả lời cá nhân

- Giáo viên: có thế gợi ý

- Dự kiến sản phẩm:

+ A-li-a: Là công dân Việt Nam vì có bố là người Việt Nam (Nếu bố, mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a)

+ ko phải là công dân VN

*Báo cáo kết quả: hs trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

GV: Chúng ta luôn tự hào: Chúng ta là công dân nước CH XHCN Việt Nam. Vậy công dân là gì? Những người ntn được công nhận là công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và bạn A li a trong tình huống trên có được coi là công dân VN hay ko? Để trả lời câu hỏi này chúng ta tìm hiểu bài 13.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2:(24’): Tìm hiểu căn cứ để xác định công dân:

1. Mục tiêu: giúp hs hiểu được những căn cứ xác định công dân của 1 nước

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên phát phiếu tự liệu cho HS:

Điều kiện để có quốc tịnh Việt Nam:

1. Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền có quốc tịch Việt Nam.

2. Đối với công dân nước ngoài và người không có quốc tịch:

+ Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt, có ít nhất 5 năm cư trú tại Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam.

+ Là người có công lao đóng góp xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

+ Là vợ, chồng, con, bố, mẹ (kể cả con nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam.

3. Đối với trẻ em:

+ TE có cha, mẹ là người Việt Nam.

+ TE sinh ra tại Việt Nam và xin cư trú tại Việt Nam.

+ TE có cha (mẹ) là người Việt Nam.

+ TE tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không rỏ cha, mẹ là ai.

GV: Nêu câu hỏi:

? Người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được coi là công dân VN không?

? Người nước ngoài đến làm ăn sinh sống ở VN lâu dài có được coi là công dân VN không?

? Trường hợp nào TE là công dân Việt Nam:

? Theo em công dân là gì? Căn cứ để xác định công dân của một nước?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc tư liệu, thảo luận nhóm theo bàn

- Giáo viên quan sát, gọi ý cho hs

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức

I. Tình huống:

- Người nước ngoài đến Vịêt Nam công tác không phải là người Việt Nam.

- Người nước ngoài làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam tự nguyện tuân theo luật pháp Việt Nam thì được coi là công dân VN.

- Trường hợp TE là công dân Việt Nam:

+ TE sinh ra có bố+mẹ là công dân VN.

+ TE sinh ra có bố là người Vn, mẹ là người nước ngoài.

+ TE sinh ra có mẹ là người VN, bố là người nước ngoài.

+ TE bị bỏ rơi ở VN không rõ bố, mẹ là ai.

* Kết luận:

- Công dân là người dân của một nước.

- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.

- Công dân nứơc CH XHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Mọi người dân nước CH XHCN Việt Nam đều có quốc tịch.

- Mọi người công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam.

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại kiên thức đã học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi , cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu Hs làm bài tập a,b

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: làm bài vào phiếu hcoj tập

- Giáo viên…

- Dự kiến sản phẩmBài tập.

a. Những trường hợp là công dân VN

- Người VN đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.

- Người VN phạm tội bị tù giam.

- Người Vn dưới 18 tuổi.

b. Hoà là công dân VN vì Hoa sinh ra và lớn lên ở VN. Gia đình Hoa thường trú ở VN đã nhiều năm.

*Báo cáo kết quả: Hs dán kết quả lên bảng

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tế

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nhiệm vụ

GV: Nêu câu hỏi, hs thảo luận nhóm – 4 nhóm : Phân biệt công dân Việt Nam với: Người gốc Việt Nam, người VN định cư ở nước ngoài, người nước ngoài, người không quốc tịch sống ơ Việt Nam.

* Thực hiện nhiệm vụ

- Cá nhân suy nghĩ, báo cáo nhóm, nhóm tổng hợp ý kiến.

- Gv hoặc Hs khá giỏi trợ giúp các nhóm chưa làm được

- dự kiến sản phẩm

- Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

- Người gốc Việt Nam: Người Việt Nam đã từ bỏ quốc tịch VN, gia nhập quốc tịch nước ngoài.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Có quốc tịch VN là công dân VN.

- Người nước ngoài: Có quốc tịch nước ngoài.

- Người không có quốc tịch: Người không có quốc tịch Việt Nam và không có quốc tịch nước ngoài.

* Báo cáo kết quả : các nhóm báo cáo

* Đánh giá kết quả : hs, gv nhận xét đánh giá

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu: giúp hs mở rộng vốn hiểu biết của mình sau khi học xong bài học

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv: Với tư cách là công dân VN, em hãy suy nghĩ về những việc mình có thể làm để góp phần tạo nên 1 xã hội văn minh, hiện đại

* Thực hiện nv: Hs chuẩn bị ở nhà

* Báo cáo ở tiết sau

Rút kinh nghiệm

Nội dung cần đạt

Tiết 22 – Bài 13

CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

- Mối quan hệ giữa nhà nước với công dân.

2. Kỹ năng:

- HS biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước.

- Thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của công dân.

3. Thái độ :

- HS: Tự hào là người công dân nước CH XHCN Việt Nam.

- Mong muốn được góp phần xây dựng Nhà nước và xã hội .

4. Năng lực hướng tới: NL hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.....

II. Chuẩn bị:

1. GV: Kế hoạch bài học, Gương tốt trong các kì thi.

2. HS: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà nước với công dân

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: tạo tâm thế, hứng thú học tập cho học sinh

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Giáo viên yêu cầu: Em hãy nêu 1 số quyền, nghĩa vụ công dân; các quyền và bổn phận của tẻ em mà em biết?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:suy nghĩ cá nhân

- Giáo viên: có thế gọi ý, định hướng câu trả lời của HS

- Dự kiến sản phẩm:

+ Quyền và nghĩa vụ đóng thuế, quyền tự do kinh doanh, quyền được bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; nghĩa vụ bảo vệ nhà nước...

+ Quyền và nghĩa vụ học tập, quyền được chăm sóc, vui chơi giải trí...

*Báo cáo kết quả: Hs trả lời cá nhân

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Mục tiêu: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.

2. Phương thức thực hiện : Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động : phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra đánh giá : Hs đánh giá, Gv đánh giá

5. Tiến trình haotj động

* chuyển giao nhiệm vụ, Gv chia lớp làm 4 nhóm thảo luận những nội dung sau vaof phiếu học tập

GV: Nêu câu hỏi cho HS thảo luận.

? Nêu các quyền của công dân mà em biết?

? Nêu các nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước mà em biết.

? Trẻ em có quyền và nghĩa vụ gì?

? Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình?

* Thực hiện nhiệm vụ : Hs suy nghĩ và làm việc cá nhân, sau đó báo cáo nhóm, nhóm tổng hợp vào phiếu học tập

- Gv quan sát, gọi ý, tợ giúp

- Dự kiến sản phẩm :

Quyền

Nghĩa vụ

Công dân

Trẻ em

Công dân

Trẻ em

- Học tập

- Nghiên cứu KHKT.

- Hưỡng chế độ bảo vệ SK.

- Tự do đi lại, cư trú.

- Bất khả xâm phạm về cơ thể.

- Bất khả xâm phạm về chổ ở.

- Sống còn

- Bảo vệ.

- Phát triển.

- Học tập.

- Bảo vệ tổ quốc.

- Quân sự.

- Tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

- Tuân theo hiến pháp và pháp luật.

- Đóng thuế và lao động công ích.

Nội dung cần đạt

* Báo cáo kết quả: Gv sẽ gọi 2 nhóm đại diện lên dán và báo cáo

* Đánh giá kết quả: Các nhóm nhạn xét, bổ sung

- Gv nhận xét đánh giá

GV: cung cấp: (Điều 49+51 HP, Đ4 LQT).

+ Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

+ Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Hoạt động 5:(10’):

1. Mục tiêu:Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước, tự hào là công dân VN.

2. phương thức thực hiện: cặp đôi

3. sản phẩm hoạt động: tb miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá

Hs đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiêm vụ:

HS: Đọc truyện “ Cô gái vàng của thể thao Việt Nam”.

GV: Từ tấm gương Thuý Hiền em có suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người HS, người công dân đối với đất nước?

* Thực hiện nhiệm vụ

HS: Thảo luận cặp

Gv quan sát và trợ giúp nếu cần

- Sản phẩm dự kiến: - HS phải phấn đấu học tập tốt để xây dựng đất nước, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích.

GV: ? Em hãy kể về những tấm gương HS giỏi đoạt HCV trong các kì thi Olimpic quốc tế, VĐV đoạt HCV trong thể thao quốc tế....

HS: Kể.

GV: Bổ sung...

Phạm Bá Phước (1t) HCV môn xà kép, Đàm Thanh Xuân, Nguyễn Thị Mỹ Đức (2HCV), Nguyễn Tiến Đạt HCV môn Wushu, Đỗ Thị Ngân Thương HCV TDDC Tại Seagames 23.

GV chốt nội dung bài học

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: Hs củng cố, khắc sâu kiến thức đã học vào giải quyết những tình huống thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu hs trình bày sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà mà gv đã giao ở tiết trước: Với tư cách là người công dân VN......

* Thực hiện nhiệm vụ: đã chuẩn bị trước

- Sản phẩm dự kiến: Cố gắng rèn đức, luyenj tài, doàn kết,...

* Báo cáo: cá nhân lên trình bày kết quả đã chuẩn bị

* Đánh giá: HS, gv đánh giá

- Gv kết luận

Công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ vì: Đã là công dân VN thì được hưỡng các quyền công dân mà pháp luật quy định. Vì vậy phải thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước. Có như vậy quyền công dân mới được đảm bảo.

- Những tấm gương đoạt giải trong các kì thi đã trở thành niềm tự hào, đem lại vinh quang cho đất nước.

- Công dân có quyền và nghĩa vụ..........

3. luyện tập

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những tình huống thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”

Nội dung câu hỏi:

  1. Em hát một bài về quê hương mà em thích.

  1. Em hãy kể một mẩu chuyện vê một tấm gương sáng trong học tập, thể thao hoặc bảo vệ tổ quốc.

  1. Hát 1 bài hát ca ngợi người anh hùng mà em thích.

  2. Quốc tịch là gì?

  3. thế nào là công dân cảu 1 nước

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs lên hái hoa bốc câu hỏi của mình

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời câu hỏi mình đã bốc được

* Đánh giá kết quả: Hs đánh giá, Gv đánh giá, nhận xét

GV: Nhận xét, ghi điểm.

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu: giúp hs mở rộng vốn hieure biết của mình trong cuộc sống

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Chuẩn bị ở nhà: Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay.

Nguyên nhân và tác hại của tai nạn giao thông.

Quy định về an toàn giao thông.

** Dặn dò về nhà làm hết bài c, d, e/ 35/ SGK

Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 23 – Bài 14

THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nêu đựơc nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

- Nêu đc quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.

- Nhận biết đc tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng.

- ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp an toàn khi đi đường.

2. Kỹ năng:

- Biết đánh giá hành vi của người khác đúng hay sai về thực hiện trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

3. Thái độ:

- Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông

- Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông; ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.

4. Năng lực hướng tới: Giao tiếp, hợp tác, .....

II. Chuẩn bị:

1. GV: Luật giao thông đường bộ; số liệu các vụ tai nạn giao thông; biển báo.

2. HS: Các vụ tai nạn giao thông; nguyên nhân, tác hại; quy định về an toàn giao thông.

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: kích thích hs bộc lộ những hiểu biết của bản thân

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Giáo viên yêu cầu hs lên báo cáo phần đã được chuẩn bị ở nhà

? Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay.

Nguyên nhân và tác hại của tai nạn giao thông.

Quy định về an toàn giao thông

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh chuẩn bị trình bày theo nội dung đã làm trước ở nhà

- Dự kiến sản phẩm…

*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học

GV: Có một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: “ Sau chiến tranh và thiên tai, tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ 3 gây ra cái chết và thương vong co loài người”. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Và chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài...

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 1: tìm hiểu tính chất nghiêm trọng của tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay.

1. Mục tiêu:Thông qua số liệu, tìm hiểu tính chất nghiêm trọng của tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs theo dõi phần 1/ sgk và phần tư liệu mà các em đã chuẩn bị:

?Em có nhận xét gì về chiều hướng tăng giảm các vụ tai nạn giao thông và thiệt hại về người do tai nạn giao thông gây ra

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: suy nghĩ và trao đổi nhóm cặp đôi

- Dự kiến sản phẩm: Con số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng.

*Báo cáo kết quả: đại diện cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

GV chốt: Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, trở thành mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội, của từng nhà.

Hoạt động 2:( ): Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.

1. Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs,gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nhiệm vụ

GV: ? Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều như hiện nay? Trong đó nguyên nhân nào là nguyên nhân chính?

? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Cá nhân báo cáo nhóm, nhóm tổng hợp

- Dự kiến sản phẩm: Nguyên nhân:

- Dân cư tăng nhanh.

- Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.

- Quản lí của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.

- ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt.

Nguyên nhân chủ yếu:

- Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông.

- ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt.

. Biện pháp.

- Học tập, hiểu pháp luật về TTATGT

- Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.

* Báo cáo

Đại diện nhóm trình bày.

* Đánh giá:

GV nhận xét, chốt: Nguyên nhân chính là do con người: Coi thường pháp luật hoặc không hiểu PL về TTATGT (Đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đi không đúng làn đường...).

GV: Cung cấp số liệu, sự kiện nói về nguyên nhân gây tai nạn giao thông.

.

GV: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà, của mọi người”. Vì vậy mỗi chúng ta cần thực hiện tốt giao thông đường bộ.

Hoạt động 4 ( ): HS quan sát, nhận biết ý nghĩa của từng loại biển báo.

1. Mục tiêu: nhận biết ý nghĩa của từng loại biển báo

2. Phương thức thực hiện: cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nv:

GV: Giới thiệu 3 loại biển báo cấm, 3 biển báo nguy hiểm, 3 biển hiệu lệnh.

GV: ? Phân loại, nêu đặc điểm của từng loại biển báo.

? Mỗi loại biển báo này có ý nghĩa gì?

* Thực hiện nhiệm vụ : Cặp đôi trao đổi

* báo cáo : đại diện cặp đôi báo cáo

* Đánh giá : HS, gv đánh giá

GV: Giới thiệu điều 10 luật GTĐBộ.

và kết luận

1. Tình hình tai nạn giao thông hiện nay.

Phải chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.

2. Biện pháp.

- Học tập, hiểu pháp luật về TTATGT

- Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.

3. Các loại biển báo thông dụng:

a. Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, hình vẽ màu đen báo cấm.

b. Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ, hình vẽ đen đều nguy hiểm.

c. Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng báo điều phải thi hành.

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

Làm BT a(46-SGK).

* thực hiện nhiệm vụ : học sinh làm vào phiếu học tập

* Báo cáo : Cá nhân trả lời

* Đánh giá : hs, gv đánh giá

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống....

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phieus học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nv:

- Nhóm – mỗi bàn 1 nhóm trao đổi về hành vi ứng xử có văn hóa và ko có văn hóa mà các em nhìn thấy khi tham gia giao thông, sau đó điền nội dung vào bảng sau:

STT

Hành vi có văn hóa

Hành vi không có văn hóa

1

2

3

4

5

* Thực hiện nhiệm vụ: hs suy nghĩ trao đổi, báo cáo nhóm

- dự kiến sản phẩm

* Báo cáo: đại diện nhóm báo cáo

* Đánh giá

Các nhóm nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét, kết luận

5. Hoạt động tìm tòi mở rông

1. Mục tiêu: giúp hs mở rộng kiến thức

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phieus học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

Hãy tìm hiểu các tín hiệu bienr bóa giao thông khác mà em chưa đc học trên lớp, sau đó chia sẻ với các bạn

* Thực hiện nhiệm vụ: tìm hiểu ở nhà

* Báo cáo ở tiêt sau

Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 24 – Bài 14

THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG (Tiếp)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nêu đựơc nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

- Nêu đc quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em.

- Nhận biết đc tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng.

- ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp an toàn khi đi đường.

2. Kỹ năng:

- Biết đánh giá hành vi của người khác đúng hay sai về thực hiện trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

3. Thái độ:

- Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông

- Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông; ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.

4. Năng lực hướng tới: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, đánh giá ...

II. Chuẩn bị:

1. GV: Luật giao thông đường bộ; số liệu các vụ tai nạn giao thông; biển báo.Quy định của luật giao thông, Nghị định 39/Cp của chính phủ (13.7.01)

2. HS: tình huống giao thông, BT d(47-SGK).

Các vụ tai nạn giao thông; nguyên nhân, tác hại; quy định về an toàn giao thông.

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: tạo hứng thú, kích thích tư duy sáng tạo của hs

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Giáo viên chiếu 1 số hình ảnh hành vi tham gia giao thoongvaf yêu cầu hs nhận xét

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinhquan sát những hình ảnh trên

- Dự kiến sản phẩm:

+ Hành vi thực hiện đúng luật giao thông:

+ hành vi vi phạm luật giao thông:

*Báo cáo kết quả: cá nhân hs trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học…

GV: Trật tự an toàn giao thông là vấn đề rất đáng quan tâm của mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp trong xã hội. Để đảm bảo luật trật tự an toàn giao thông chúng ta phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đi đường. Để hiểu rõ các quy định này và biết cách xử lý khi đi đường chúng ta học bài hôm nay.

Hoạt động 1 ( ): Tìm hiểu các quy tắc đi đường.

1. Mục tiêu: Giúp các em có những hiểu biết cơ bản khi tham gia giao thông

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên cho tình huống và cung cấp cho các nhóm điều 29, 30-Luật GTDB. chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:

Nhóm 1, 3: Tan học về giữa trưa, đường vắng, muốn thể hiện với các bạn mình, Hưng đi xe đạp thả hai tay và đánh võng, lạng lách. Không may, xe Hưng vướng phải quang gánh của một bác bán rau đi bộ cùng chiều dưới lòng đường.

Nếu mình là 1 người công an, em sẽ giải quyết việc này ntn?

Nhóm 2, 4: Một nhóm 7 bạn đi 3 chiếc xe đạp.Các bạn đi hàng 3, có lúc 3 xe còn kéo, đẩy nhau. Gần tới ngã tư, khi cả 3 xe chưa đi tới vạch đường, đèn vàng sáng, cả 3 xe tăng tốc vượt qua một chiếc xe máy đang chạy để rẽ vào đường ngược chiều. Theo em các bạn Hs đã vi phạm những lỗi gì về TTATGT?

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ và báo cáo nhóm, nhóm tổng hợp

- Giáo viên trợ giúp khi có nhóm gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm…

Nhóm 1,3:Tình huống 1: Hưng đi xe đạp thả hai tay, lạng lách, đánh võng.

Nhóm 2,4: Tình huống 2: Các bạn đi xe đạp hàng 3, chở 3, kéo, đẩy nhau, tăng tốc khi vượt tín hiệu đèn vàng, rẽ trước đầu xe cơ giới

*Báo cáo kết quả

các nhóm báo cáo, nhóm còn lại theo dõi

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá Giải thích điều HS chưa hiểu

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 3 ( ): Liên hệ thực tế.

1. Mục tiêu: Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu những quy định cơ bản của luật GT để giúp các em hiểu và thực hiện tốt, góp phần bảo đảm TTATGT

2. Phương thức thực hiện: nhóm cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày 1 phút

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs,gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên

?Địa phương, trường, lớp em đã có hiện tượng vi phạm GT ntn

?Bản thân em đã làm gì để đảm bảo trật tự ATGT?

- Học sinh tiếp nhận

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinhsuy nghĩ

- Dự kiến sản phẩm:

+ những hành vi vi phạm:

+ bản thân em đã làm:

*Báo cáo kết quả

- cặp đôi trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

.

4. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

a. Đối với người đi bộ.

- Đi trên hè phố, lề đường, sát mép đường.

- Đi đúng phần đường quy định.

- Đi theo tín hiệu giao thông.

b. Đối với người điều khiển xe đạp không:

- Đèo 3.

- Kéo, đẩy nhau.

- Phóng nhanh, vượt ẩu.

- Lạng lách, đánh võng.

- Thả 2 tay; mang vác chở vật cồng kềnh.

- Rẽ trước đầu xe cơ giới.

Phải: - Đi đúng phần đường.

- Đi đúng chiều.

- Đi bên phải, tránh bên phải.

- Vượt bên trái.

c. Đối với người điều khiển xe cơ giới.

- TE dưới 16 tuổi không được điều khiển xe cơ giới.

- Trẻ em 16t 18t được đi xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3.

- 18t trở lên được đi xe gắn máy trên 50.

d. Đường sắt: Không:

- Chăn thả gia súc, chơi đùa trên đường sắt.

- Thò đầu, tay chân ra ngoài khi tàu chạy.

- Ném các vật nguy hiểm lên tàu.

5. Trách nhiệm của HS:

- Học và thực hiện đúng những quy định của luật GT.

- Tuyên truyền những quy định...

- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

- Lên án trường hợp cố tình vi phạm luật GT.

3. Hoạt động luyện tập.

1. Mục tiêu: củng cố kiến thức bài học cho học sinh

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs,gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv: gv yêu cầu hs làm bài tập b.Bài tập a./38/sgk

* thực hiện nv : suy nghĩ cá nhân

- dự kiến sản phẩm

Bài a :

Tranh 1: Chăn dắt các súc vật trên đường ray vi phạm.

Tranh 2: Đi xe đạp hàng 3 vi phạm

b. Biển báo cho phép người đi bộ được đi: 305.

Biển báo cho phép người đi xe đạp được đi: 304

* Báo cáo két quả : cá nhân báo cáo

* Đánh giá kq : Hs nhạn xét, bổ sung

- Gv nhận xét, kết luận, cho điểm

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: hs vận dụng kiến thức đã học giải quyết tình huống...

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu họa tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs,gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv:

? tuổi trẻ học đường cần làm gì trước thực trạng mất trật tự an toàn giao thông hiện nay? Các em hãy xây dựng kế hoạch hành động góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn?

* Thực hiện nhiệm vụ: hs sẽ tự phân nhóm và xây dựng kế hoạch và mang đến lớp phát động các bạn trong lớp cùng thực hiện

* Báo cáo: các nhóm sẽ báo cáo vào tiết sau

* Đánh giá: qua sản phẩm và sự chuyển biến trong thái độ, hành động khi tham gai giao thông- do hs tự đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá và cho điểm sự tiến bộ của hs thông qua việc theo dõi, quan sát

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu: giúp hs mở rông thêm kiến thức...

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv: tìm hieur thêm 1 số qui định của pháp luật giao thông đường bộ dành cho người đi bộ, nguời điều khiển xe mô tô, xe máy, xe đạp, xce thô sơ....

* báo cáo kq: báo cáo với nhóm bàn của mình

* Đánh giá: hs đánh giá lẫn nhau

Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 25 – Bài 15

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

HS hiểu ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung và nghĩa vụ học tập của công dân.

- Thấy được sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân.

2. Kỹ năng:

- Tự giác, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập.

3. Thái độ:

- Thực hiện đúng những quy định nhiệm vụ học tập của bản thân.

- Siêng năng, cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.

4. Năng lực hướng tới: Nl giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, đánh giá, phê phán........

II. Chuẩn bị:

1. GV: Tranh, hiến pháp 1992, luật PCGD, luật GD, Công ước LHQ về quyền trẻ em.

2. HS: Nghiên cứu bài học.

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu:….

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi hay (cá nhân, nhóm)…

.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng hay (phiếu học tập)…

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

- Giáo viên yêu cầu: Giới thiệu tranh “Bác Hồ đến tham lớp bình dân học vụ”

Giới thiệu bức thư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai trương đầu tiên. Tranh các cấp lãnh đạo cao cấp về thăm trường TH Trưng Vương Hà Nội. Tranh bài 16 GDCD 6 do Công ty TBGDI sản xuất.

GV: ? Em có biết vì sao Đảng và nhà nước lại rất quan tâm đến việc học tập của công dân không?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh trả lời cá nhân

- Giáo viên định hướng

- Dự kiến sản phẩm: Vì đó là nghĩa vụ và quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân Việt Nam đặc biệt là đối với TE đang trong độ tuổi đi học

*Báo cáo kết quả: Hs trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học …

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

Để hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ học tập chúng ta học bài hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

.

HS: Đọc truyện “Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô”

Hoạt động 2 ( ): Khai thác nội dung truyện

1. Mục tiêu: giúp HS hiểu thế nào là quyền học tập và ý nghĩa của việc học tập

2. Phương thức thực hiện: cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nv:

? Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây ntn?

? Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở đảo Cô Tô ngày nay là gì?

? Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em Cô Tô được đến trường học tập?

* thực hiện nhiệm vụ:

- Hs đọc truyện, suy nghĩ, trao đổi

- Gv trợ giúp nếu cần

- Sản phẩm dự kiến:

- Trước đây TE Cô Tô không có điều kiện đi học.

- Hiện nay được Đảng và nhà nước tạo điều kiện, được sự ủng hộ của các ban ngành, các thầy giáo, cô giáo, nhân dân tạo điều kiện, Cô Tô đã hoàn thành chỉ tiêu CMC và PCGD TH.

* Báo cáo kq: đại diện cặp đôi báo cáo

* Đánh giá kq: Hs , gv nhận xét, bổ sung

- Gv kết luận

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc học tập

1. Mục tiêu: giúp hs hiểu được tầm quan trọng cảu việc học tập

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phieus học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nv:

GV yeu cầu thảo luận nhóm.

N1: Theo em, vì sao chúng ta phải học tập?

N2: Học tập để làm gì?

N3: Nếu không được học tập sẽ bị thiệt thòi ntn?

N4: Trẻ em khuyết tật có được đi học không? Và học ở đâu?

* thực hiện nv: cá nhân làm việc sau đó báo cáo nhóm, nhóm tổng hợp

_ Dự kiến sản phẩm:

+ ý nghĩa của việc học

+ hậu quả nếu ko được học

+ Trẻ em khuyết tật:

* Báo cáo: Các nhóm báo cáo,

* Đánh giá kq: Hs, gv đánh giá

- Gv kết luận

Hoạt động 2( ): Tìm hiểu những quy định của PL về quyền và nghĩa vụ học tập.

1. Mục tiêu: Giúp hs hiểu những quy định của PL về quyền và nghĩa vụ học tập.

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phieus học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nv:

GV: Giới thiệu những quy định của PL:

+ Hiến pháp 1992 (Điều 59).

+ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE (Điều 10).

+ Luật PCGD(điều 9).

Giải thích các điều luật

+ Công ước LHQ về quyền TE (điều 29).

? Quyền và nghĩa vụ học tập của công dan được thể hiện ntn?

* thực hiện nhiệm vụ: nhóm bàn trao đổi ghi vào phiếu học tập

- Dự kiến sản phẩm:

Quyền học tập: Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo .....

Nghĩa vụ: TE từ 6 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành GDTH.

  • Gia đình .....

* Báo cáo kq : nhóm bàn báo cáo

* Đánh giá kết quả: hs, gv đánh giá

- Gv kết luận nội dung bài học

HS: Trả lời.

GV: Chốt ý chính.

.

1. truyện đọc

Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô

1. ý nghĩa của việc học tập.

- Học tập là vô cùng quan trọng.

- TE có quyền học tập.

- Gia đình, nhà trường, XH tạo mọi điều kiện để cho TE được học tập.

- Nhờ học tập chúng ta mới tiến bộ và trở thành người có ích

2. Quy định của PL.

* Quyền học tập: Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học sau đại học; học bất kì ngành, nghề nào thích hợp với bản thân; học bằng nhiều hình thức; học suốt đời.

* Nghĩa vụ: TE từ 6 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành GDTH.

- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình.

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: củng cố lại kiến thực bài học

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu ht

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs,gc đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nv:

GV: Đưa tình huống.

TH1: Bạn An là 1HS giỏi lớp 5 của trường X bỗng dưng không thấy đi học nữa. Cô giáo CN đến nhà thì thấy mẹ kế của bạn đang đánh bạn và nguyền rủa bạn thậm tệ. Khi cô giáo hỏi lý do không cho bạn đi học thì được biết nhà bạn đang rất thiếu người phụ bán hàng.

Em hãy nhận xét sự việc trên.

Nếu em là bạn của An em sẽ làm gì giúp An để để bạn được đi học?

TH2: ở lớp 6 nọ, An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập.

An nói: Học tập là quyền của mình thì mình học cũng được mà không cũng được, không ai bắt được mình.

Khoa nói: Tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào vì toàn các bạn nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó lẽ ra không được đi học mới đúng.

Em nghĩ gì về suy nghĩ của An và Khoa? ý kiến của em về việc học là gì?

* Thực hiện nv: cá nhân suy nghĩ trình bày với nhóm, nhóm tổng hợp

- Dự kiến sp:

+ trách nhiệm của gia đình:...

+ Trách nhiệm của nhà nước và xã hội : Tạo điều kiện cho các em học hành: Mở mang hệ thống trường lớp, miễn học phí cho HS TH, giúp đỡ TE khó khăn....

* Báo cáo kq : nhóm báo cáo

* Đánh giá kq: hs đánh giá

- gv nhận xét, kết luận

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: vận dụng kiến thức giải quyết tình huống

2. Phương thức thực hiện: cặp đội

3. Sản phẩm hoạt động:phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs,gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyern giao nv:

GV: Em có biết nhờ đâu mà những TE nghèo lại có điều kiện đi học không?

* Thực hiện nv: cặp đôi trao đổi

- Dự kiến sp: nhờ sự quan tâm của gia đình, Đảng, Nhà nước, xã hội.....

* Báo cáo Cặp đôi báo cáo

* Đánh giá kq: hs nhận xét

- Gv nhận xét, chốt lại nội dung cần nắm

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu: Giúp hs mở rộng vốn hiểu biết

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu ht

4. Phương án kiểm tra, đánh giá gv đánh giá:

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nv :

? Em hãy liệt ke các hình thức học tập mà em biết ?

* Thực hiện nv : ở nhà

* Báo cáo, đánh giá kq : tiết sau

*. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)

- Học bài, làm bài tập a, b, c (50).

HS đọc phần “Nội dung bài học”

Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 26 – Bài 15

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (Tiếp)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

HS hiểu ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung và nghĩa vụ học tập của công dân.

- Thấy được sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được những biểu hiện đúng hoặc không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập; thực hiện đúng những quy định nhiệm vụ học tập của bản thân; siêng năng cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.

3. Thái độ:

- Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học

4. Năng lực hướng tới: Nl giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, đánh giá, phân tích,........

II. Chuẩn bị:

1. GV: Gương HS vượt khó vươn lên trong học tập.

2. HS: Bt a,b,c (50 – SGK)

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học (có thể liệt kê hoặc kẻ bảng):

Ví dụ:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: kích thích hứng thú học tập đối với hs

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

? Em hãy kể một số tấm gương thực hiện tốt và chưa tốt quyền và nghĩa vụ học tập ?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- hs: suy nghĩ

* Báo cáo kết quả

- cá nhân báo cáo

* Đánh giá: gv nhận xét, giới thiệu vào bài

GV: Các em đã biết được quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Để biết rõ hơn việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Để biết rõ hơn việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này của công dân như thế nào trong cuộc sống chứng ta học bài hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2: Liên hệ thực tế, kể về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập và những hình thức học tập khác nhau.

1. Mục tiêu: hs rút ra được những bài học từ những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu họa tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs,gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv:

HS:làm bài tập a, b, c(50-SGK).

Bt a: Kể những hình thực học tập mà em biết.

Bt b: Nêu một tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập.

? Qua các bài tập trên em thấy bác bạn đó có đức tính gì đáng quý, đáng học tập?

*Thực hiện nv: Hs suy nghĩ trao đổi nhóm.

* Báo cáo: Đại diện nhóm lên báo cáo

- Dự kiến sp

* Đánh giá sp: các nhóm đánh giá nhau, gv đánh giá

GV KL: Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, phải say mê, kiên trì, tự lực và có phương pháp học tập tốt.

Hoạt động 3: Thảo luận phân tích tình huống

1. Mục tiêu: từ kiến thức đã học, hs biết phan tích, đánh giá các tình huống theo hướng tích cực.

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs,gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv:

HS: §äc BT d(51-SGK).

* Thực hiện nv: Thảo luận theo nhãm.

* Báo cáo kq: đại diện nhóm báo cáo

- Dự kiến sp

* Đánh giá kq: hs , gv đánh giá

GV NX, chốt: công dân có nhiều con đường, nhiều cơ hội học tập, có thể học suốt đời.

Hoạt động 4: Phân biệt những biểu hiện đúng và không đúng về quyền và nghĩa vụ học tập.

1. Mục tiêu: Phân biệt những biểu hiện đúng và không đúng về quyền và nghĩa vụ học tập.

2. Phương thức thực hiện: cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs,gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv:

? Hãy nêu những biểu hiện tốt và chưa tốt trong học tập của bản thân em và các bạn? Hậu quả.

* thực hiện nv: cặp đôi suy nghĩ trao đổi

* Báo cáo kq: đại diện cặp đôi báo cáo

* Đánh giá kq: hs,gv đánh giá

GV: Các em cần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Bài tập

d. Các giải pháp

- Ban ngày đi làm, tối đi học ở TTGDTX.

- Tạm nghỉ học 1 thời gian, đỡ khó khăn lại đi học tiếp.

- Học ở trường vừa học vừa làm.

- Tự học qua sách, bạn bè, vô tuyến,...

- Học ở lớp học tình thương.

* Biểu hiện tốt:

- Đi học chuyên cần, đúng giờ.

- Học, làm bài đầy đủ.

- Nghiêm túc, sôi nổi trong giờ học.

- Ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo

* Biểu hiện chưa tốt:

- Lười học.

- Trốn học.

- Thiếu trung thực trong học tập...

=> Đây là những hành vi tự tước đoạt quyền học tập của mình.

3. Hoạt động luyện tập:

1. Mục tiêu: củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs,gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv:

HS: làm BT (51-SGK).

* Thực hiện nv: suy nghĩ cá nhân

* Báo cáo kq: hs lên dán phiếu học tập lên bảng

* Đánh giá

Hs khác nhận xét

Gv nhận xét bổ sung

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs,gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv:

Xây dựng tình huống và sắm vai.

TH1: 1HS lười học và quay cốp trong giờ kiểm tra.

TH 2: HS cho rằng nhiệm vụ của mình chỉ là học tập nên khoogn chịu làm việc nhà.

* Thực hiện nv:

Các nhóm xây dựng kịch bản, phân vai

* Báo cáo

- các nhóm thể hiện tình huống của nhóm mình

* Đánh giá

- Nhận xé, bổ sung các nhóm

GV ghi điểm cho nhóm thực hiện tốt

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Mục tiêu: Mở rộng vốn hiểu biết của hs

2. Phương thức thực hiện: cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: hs làm vào vở

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: hs,gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* chuyển giao nv:

- Tìm hiểu những tấm gương sáng trong học tập

- Học bài.

- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết bài 12, 13, 14, 15.

* Thực hiện nv: hs thực hiện ở nhà

* Báo cáo: ở tiết sau

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 27

KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA:

- Nhằm kiểm tra nhận thức của học sinh về kiến thức, kĩ năng thái độ từ bài 12 đến bài 15 trong học kì II

II. MỤC TIÊU KIỂM TRA:

1. Về kiến thức:

- Nêu được tên 4 nhóm quyền và một số quyền trong 4 nhóm theo công ước LHQ về quyền trẻ em.

- Nêu được mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước.căn cứ để xác định công dân của 1 nước

- Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thôngVận dụng quy định về an toàn giao thông để giải quyết tình huống cụ thể

2. Về kĩ năng

- Vận dụng quy định về an toàn giao thông để giải quyết tình huống cụ thể

- Vận dụng quyền và nghĩa vụ học tập để giải quyết tình huống cụ thể

3. Về thái độ

Đồng tình, ủng hộ những người có ý thức khi tham gia giao thông

III. NHỮNG NĂNG LỰC MÀ ĐỀ KIỂM TRA HƯỚNG TỚI ĐÁNH GIÁ

Năng lực có thể hướng tới trong đề kiểm tra: NL tư duy phê phán, NL giải quyết vấn đề

IV. HÌNH THỨC KIỂM TRA

Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan.

V. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ( Mã đề 02)

Cấp độ

Tên chủ đề

Nhận biết

( Mô tả yêu cầu cần đạt)

Thông hiểu

( Mô tả yêu cầu cần đạt)

Vận dụng

( Mô tả yêu cầu cần đạt)

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1.

Công ước LHQ về quyền trẻ em

Nêu được tên 4 nhóm quyền và một số quyền trong 4 nhóm theo công ước LHQ về quyền trẻ em.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

10%

1

10%

2. Công dân nước CHXHCN Việt Nam

Nêu được mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước. căn cứ để xác định công dân của 1 nước

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

10%

1

10%

3. Thực hiện trật tự ATGT

Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông

Vận dụng quy định về an toàn giao thông để giải quyết tình huống cụ thể

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1

30%

1

20%

2

50%

4. Quyền và nghĩa vụ học tập

Vận dụng quyền và nghĩa vụ học tập để giải quyết tình huống cụ thể

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1

30%

1

30%

Ts câu

Ts điểm

Tỉ lệ %

2

20%

1

30%

1

50%

5

10đ

100%

VI. ĐỀ KIỂM TRA

Trường:

Họ và tên:......................................

Lớp:............

TIẾT 27- KIỂM TRA VIẾT

Môn GDCD 6

Năm học :

Điểm:......................Nhận xét....................................................................

Đề bài:

Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm)

Câu 1: ( 1 điểm) Hãy nối một số quyền cơ bản của trẻ em theo bốn nhóm quyền sao cho phù hợp

Một số quyền cơ bản

Nối

Hành vi

A. Nhóm quyền sống còn

1. Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí

2. Trẻ em có quyền được chăm sóc sức khỏe

A. Nhóm quyền sống còn

3. Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi sự bóc lột và lạm dụng

A. Nhóm quyền sống còn

4. Trẻ em có quyền được sống

5. Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em

A. Nhóm quyền sống còn

6. Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử

7. Trẻ em có quyền được học tập

Câu 2:(1 điểm)

a. Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

( Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)

A. Trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam

B. Trẻ em có cha mẹ là người Việt Nam

C. Trẻ em nước ngoài theo cha mẹ đến sống tại Việt Nam

D. Người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam

b. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây để xác định công dân của một nước?

( Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)

A. Nơi sinh sống

B. Trang phục

C. Ngôn ngữ

D.Quốc tịch.

Phần II: Tự luận ( 8 điểm)

Câu 4:( 3đ)

Theo em, tai nạn giao thông ngày càng tăng là do những nguyên nhân nào? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất ?

Câu 5( 2đ) Bài tập tình huống:

Bé Bông năm nay lên 6 tuổi. Mẹ đưa bé đến trường Tiểu học trong thôn để xin cho bé vào học, nhưng vì bé không có giấy khai sinh nên trường Tiểu học không nhận bé vào học.

Theo em, bé Bông đã không được hưởng quyền gì của trẻ em ? Ai là người có lỗi trong trường hợp này ? Vì sao ?

Câu 6.( 3 điểm) Tình huống :

Trên đ­­ường đi học về, An đèo Bình và Quốc vừa đi vừa đánh võng, vừa hò hét giữa trưa vắng. Đến ngã tư­­, Tú vẫn lao xe nhanh. Bỗng có cụ già qua đ­­ường, do không chú ý nên các bạn đã va phải cụ.

- Em hãy đánh giá hành vi của các bạn khi tham gia giao thông ?

- Nếu là một trong ba bạn học sinh đó em sẽ làm gì ?

- Nếu là ng­­ười qua đ­­ường thấy sự việc nh­­ư vậy em sẽ làm gì ?

Bài làm:

.....................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

VII. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm)

Câu 1:(1đ) Mỗi nhóm quyền nối đúng được 0,25 điểmq:

- Nối A với 2, 5

- Nối B với 3,7

- Nối C với 1,4,8,9

- Nối D với 6

Câu 2:

a. (0,5 đ): Đáp án : C

b. (0,5 đ): Đáp án : D

Phần II Tự luận ( 8 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

câu 4

3 điểm

- Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt.

- Đường xấu và hẹp.

- Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.

- Phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo an toàn.

- Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông( Kém hiểu biết về pháp luật về TTATGT hoặc biết nhưng không tự giác thực hiện)

0,75

0,5

0,5

0,5

0,75

câu 2

2 điểm

- Bé Bông đã không được hưởng quyền được tham gia học tập.

- Bố mẹ là người có lỗi trong trường hợp này vì :

Lẽ ra sau khi sinh ra tối đa là một tháng phải làm giấy khai sinh và đăng ký hộ tịch hộ khẩu cho em thì em mới có quyền của một công dân.

câu 6

3điểm

- An, Bình, Quốc đã vi phạm luật giao thông đ­ường bộ ( đi đánh võng, không tuân theo luật giao thông đư­ờng bộ, đến ngã tư­ không giảm tốc độ, va phải cụ già ...)

- Giảm tốc độ khi đi đến ngã t­ư, xin lỗi cụ già...

- Khuyên các bạn nên có ý thức khi tham gia giao thông....

1,0

1,0

1,0

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 28 - Bài 16

QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG,

THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (T1)

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

-Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

-Chỉ ra được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.

- Trình bày được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

2. Kĩ năng:

-Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

-Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.

3. Thái độ

- Có thái độ tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác; phản đối những hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật;

- Phẩm chất:

+Nghĩa vụ công dân: tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.

* Lồng ghép GDQP-AN: Ví dụ đơn giản về các quyền bảo hộ tính mạng,thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, tranh hình kẻ xâm phạm thân thể ...

2. Học sinh:

- Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK;

- Dụng cụ học tập...

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: kích thích hứng thú học tập đối với hs

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề

Sơn và Thuỷ là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau.Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua. Tìm mãi không thấy, Sơn đổ tội cho Thuỷ lấy cắp. Thuỷ và Sơn to tiếng, tức quá Thuỷ đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi”. ? Nhận xét cách ứng xử của hai bạn?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- hs: suy nghĩ

Dự kiến:+ Sơn sai. Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Thủy ăn trộm. Như vậy là Sơn đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của Thủy. + Thủy sai.Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu mũi. Như vậy, Thủy đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Sơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của Sơn.

* Báo cáo kết quả

- cá nhân báo cáo

* Đánh giá: gv nhận xét, giới thiệu vào bài

- GV: Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

  1. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức trọng tâm

Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện đọc 

1. Mục tiêu: Hiểu đc câu chuyện 1 bài học nắm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình baỳ miệng

- Phiếu học tập của nhómcặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

- GV yêu cẩu HS đọc truyện đọc trong sgk.

-Nhóm 1: Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở ? Ông Hùng có cố ý không?

-Nhóm 2: Ông Hùng phạm tội gì?

? Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?

-Nhóm 3: Theo em đối với mỗi con người thì điều gì là quý nhất?

-Nhóm 4: Khi thấy người khác bị xâm hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm em sẽ làm gì?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viênquan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm

- Ông Hùng giăng điện bẫy chuột bảo vệ lúa. Ông Hùng không cố ý.

- Tội vô ý giết người.

-> Chứng tỏ pháp luật rất nghiêm luôn bảo vệ tính mạng của con người.

- Đó là tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Vì có những điều này mới có điều kiện để làm những việc khác.

- Đề nghị cơ quan đại diện cho pháp luật xem xét, giải quyết và xử lý theo những quy định của pháp luật.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2 (10’): Tìm hiểu các quyền đc pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sk, danh dự và nhân phẩm.

1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu đc các quyền cơ bản của TE

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động nhóm,

3. Sản phẩm hoạt động

- Phiếu học tập của nhóm- 4 nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

-GV treo tranh: Kẻ xâm phạm thân thể

-HS quan sát.GV giới thiệu nội dung tranh và câu chuyện có liên quan.

?- Pháp luật quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?

- Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trả lời

- Giáo viên: lắng nghe

- Dự kiến sản phẩm…

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người khác phải theo đúng pháp luật.

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

*Báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

-GV: Giới thiệu Điều 20 – Hiến pháp 2013:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

? làm bài tập a,trong SGK

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm:- HS nêu một số hành vi

+ Đánh người -> xâm phạm đến thân thể, sức khỏe.

+ Giết người -> Xâm phạm đến tính mạng.

+ Vu khống, vu cáo hoặc nói xấu…

-> xâm phạm danh dự, nhân phẩm.

*Báo cáo kết quả:

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm, sắm vai

3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống sắm vai

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs giải quyết tình huống: Hà là học sinh lớp 6. Hằng ngày, Hà phải đi bộ từ nhà đến trường. Con đường này thường vắng vẻ và thỉnh thoảng em gặp một nhóm con trai lớn hơn em. Nhóm này thường trêu chọc, giật tóc và đụng chạm vào người Hà.

Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng thế' hiện cách ứng xử đúng:

- Hà mắng và còn cãi nhau với đám con trai.

- Hà sợ hãi không dám đi học nữa.

- Hà không có phản ứng gì và không dám nói cho bố mẹ biết vì sợ bố mẹ không cho đi học nữa.

- Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết.

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm:

- Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết.

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu 1 nhóm lên sắm vai tình huống trên

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm ở địa phương những biểu hiện tốt, chưa tốt trong việc thực hiện các quyền đc pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sk

- Làm các bài tập SGK;

- Chuẩn bị tiếp bài tiết 2.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

I. Truyện đọc “Một bài học”

1.Đọc truyện:

2.Nhận xét:

- Ông Hùng giăng điện bẫy chuột bảo vệ lúa. Ông Hùng không cố ý.

- Tội vô ý giết người.

-> Chứng tỏ pháp luật rất nghiêm luôn bảo vệ tính mạng của con người.

- Đó là tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Vì có những điều này mới có điều kiện để làm những việc khác.

- Đề nghị cơ quan đại diện cho pháp luật xem xét, giải quyết và xử lý theo những quy định của pháp luật.

3.Kết luận:

Đối với mỗi con người, tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là điều đáng quý nhất và được pháp luật bảo hộ.

II. Nội dung bài học:

1. Nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người khác phải theo đúng pháp luật.

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

III.Bài tập

BT a SGK/44

HS nêu một số hành vi

+ Đánh người -> xâm phạm đến thân thể, sức khỏe.

+ Giết người -> Xâm phạm đến tính mạng.

+ Vu khống, vu cáo hoặc nói xấu…

-> xâm phạm danh dự, nhân phẩm.

Bài tập b/SGK/ T45

- Tuấn vi phạm: Chửi bạn, đánh

bạn : xâm phạm thân thể, sức khoẻ và danh dự của Hải.

- Anh trai Tuấn cùng phạm tội: Xâm phạm thân thể người khác.

- Nếu em là Hải:

+ Trực tiếp giải thích cho Tuấn hiểu.

+ Tuấn không nghe báo cáo với thầy cô chủ nhiệm, bố mẹ biết để cùng giải quyết.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 29 - Bài 16

QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG,

THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (T2)

I. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức:

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Chỉ ra được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.

- Trình bày được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

2. Kĩ năng:

-Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

-Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.

3. Thái độ

- Có thái độ tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác; phản đối những hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật;

- Phẩm chất:

+Nghĩa vụ công dân: tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.

* Lồng ghép GDQP-AN: Ví dụ đơn giản về các quyền bảo hộ tính mạng,thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án...

2. Học sinh:

- Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK;

- Dụng cụ học tập...

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: kích thích hứng thú học tập đối với hs

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Nêu nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân ?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- hs: suy nghĩ

Dự kiến:

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người khác phải theo đúng pháp luật.

- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

* Báo cáo kết quả

- cá nhân báo cáo

* Đánh giá: gv nhận xét, giới thiệu vào bài

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Vậy quyền này đối với mỗi công dân có ý nghĩa ntn ? Trách nhiệm của công dân ra sao ? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung tiết 2 của bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức trọng tâm

Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: Hiểu đc nd bài học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình baỳ miệng

- Phiếu học tập của nhómcặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

- GV nêu tình huống:

1. Anh Hà đi xe máy không giấy phép, vượt đèn đỏ gây tai nan chết người nhưng đã bỏ chạy.

2. Chị Nga, vợ anh Lưu rất hay ghen . Một hôm chị bắt gặp anh Lưu lai một cô gái, chị vội vàng ra chặn xe đánh đập, chửi cô gái kia ầm ĩ cả khu phố.

3. Nhà nghèo, mới 14 tuổi Na đã bị cha ép gã cho một người Đài Loan hơn Na gần 20 tuổi để lấy 50 triệu đồng.

: Qua các tình huống trên em có nhận xét gì?

- Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có ý nghĩa như thế nào?

- Trách nhiệm của công dân ?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viênquan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm

- Tình huống 1 xâm phạm đến tính mạng con người.

- Tình huống 2 xâm phạm đến danh dự cô gái.

- Tình huống 3 xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, thân thể cô gái.

- Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có ý nghĩa như thế nào?

- Công dân phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình, phê phán, tố cáo những việc làm trái với quy định của pháp luật.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV cho HS đọc điều 121.122.104 của Bộ luật hình sự để hiểu được trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền được bảo vệ tính mạng sức khỏe của công dân.

- Những quy định trên cho ta thấy điều gì?

- HS: Nhà nước ta thực sự coi trọng con người, chúng ta phải biết tôn trọng sức khỏe, tính mạng ... của người khác, phải biết tự bảo vệ quyền của mình.

-

II. Nội dung bài học:

- Tình huống 1 xâm phạm đến tính mạng con người.

- Tình huống 2 xâm phạm đến danh dự cô gái.

- Tình huống 3 xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, thân thể cô gái.

2. Ý nghĩa:

- Quyền đ­ược pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân vì nó gắn liền với mỗi con người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do, bình an.

3. Trách nhiệm của công dân

- Công dân phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình, phê phán, tố cáo những việc làm trái với quy định của pháp luật.

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

? làm bài tập c,d trong SGK

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm

Bài tập c/SGK/T54

+ Hành vi ứng xử đúng: 4

Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho bố mẹ, thầy cô biết

-> Đó là cách ứng xử đúng, để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

Bài tập d/SGK

+ Ý kiến đúng: 1, 3.

+ Ý kiến sai: 2, 4, 5

*Báo cáo kết quả:

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm, sắm vai

3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống sắm vai

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

Tích hợp phòng chống BLHĐ:

- Trong lớp em, trường em có hiện tượng các bạn HS có hành vi xâm phạm đến thân thể nhân phẩm của bạn bè mình không ?

? Nếu chứng kiến cảnh các bạn của mình đánh nhau, mắng chửi nhau em sẽ làm gì

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm:

+Gặp các bạn, phân tích để bạn thấy vậy là sai, là VPPL.

+Nếu bạn vẫn tiếp tục vi phạm báo GVCN và bố mẹ biết để kịp thời ngăn chặn những hành vi đó.

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu 1 nhóm lên sắm vai tình huống trên

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV: Các hành vi bạo lực học đường không chỉ vi phạm đạo đức, vi phạm nội quy của nhà trường mà còn là hành vi VPPL vì đã xâm phạm đến thân thể, nhân phẩm của người khác. Là HS chúng ta cần lên án các hành vi bạo lực học đường.

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm ở địa phương những biểu hiện tốt, chưa tốt trong việc thực hiện các quyền đc pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sk

- Làm các bài tập SGK;

- Chuẩn bị bài: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 30 - Bài 17

QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở

I. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức:

-Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

2.Kĩ năng:

-Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.

-Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở.

-Biết bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình.

3.Thái độ

- Tôn trọng chỗ ở của người khác

- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của người khác.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật;

- Phẩm chất:

+Nghĩa vụ công dân: Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

*Nội dung lồng ghép GDQP-AN: Ví dụ đơn giản về các quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ...

2. Học sinh:

- Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK;

- Dụng cụ học tập...

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: kích thích hứng thú học tập đối với hs

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân có ý nghĩa như thế nào?

-Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ?

- Gặp tình huống sau em sẽ làm gì:

Trên đường đi học về em thấy hai bạn lớp em đang đánh nhau.

* Thực hiện nhiệm vụ:

- hs: suy nghĩ

Dự kiến:

- Quyền đ­ược pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân vì nó gắn liền với mỗi con người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do, bình an.

- Công dân phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình, phê phán, tố cáo những việc làm trái với quy định của pháp luật.

* Báo cáo kết quả

- cá nhân báo cáo

* Đánh giá: gv nhận xét, giới thiệu vào bài

- GV: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức trọng tâm

Hoạt động 1 : Tìm hiểu tình huống 

1. Mục tiêu: Hiểu đc tình huống và quyền nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình baỳ miệng

- Phiếu học tập của nhómcặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

- HS: Thảo luận theo cặp đôi.Thời gian thảo luận 3p.

Trả lời các câu hỏi:

1.Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà.

2.Bà Hoà có suy nghĩ và hành động như thế nào.

3.Bà Hoà hành động như vậy đúng hay sai? Tại sao?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc , suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viênquan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm

- Bà Hoà bị mất gà, mất quạt.

- Bà Hoà nghĩ chỉ có nhà T bắt trộm, chửi đổng suốt ngày. Đòi vào khám nhà bà T, mẹ con bà T ko cho bà Hòa cứ xông vào khám.

- Hành động của bà Hoà là sai vì: Chửi bới là hành động thiếu văn hoá, tự ý khám nhà, tự vào chỗ ở của ngư­ời khác. là hành vi vi phm pháp luật.

- Bà Hoà:

+ Quan sát, theo dõi.

+ Báo với chính quyền địa phương nhờ can thiệp

+ Không tự ý xông vào khám xét, lục lọi nhà người khác – vi phạm pháp luật.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: Hiểu đc nd bài học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình baỳ miệng

- Phiếu học tập của nhómcặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

? ND cơ bản về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

? Trách nhiệm của công dân?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Dự kiến sản phẩm

- Là một quyền cơ bản của công dân: Công dân có quyền được các cơ quan NN và mọi người tôn trọng chỗ ở.

- Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép

- Mỗi người cần tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình

- Phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- GV cho HS đọc điều 22 – HP 2013.

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

- GV giới thiệu Đ158 - BLHS 2015

-Về chỗ ở công dân có quyền như thế nào?

- Từ nội dung phần I, GV yêu cầu HS rút ra nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của CD.

? Trách nhiệm cña công dân trong việc thực hiện quyền này?

- HS: Trả lời

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

? làm bài tập b,d trong SGK

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm

Bài tập b/SGK/T45

-Những hành vi phạm về chỗ ở của công dân:

+ Tự ý vào chỗ ở của người khác mà người đó không đồng ý.

+ Vào chỗ ở của người khác khi họ không có ở nhà.

+ Tự ý khám nhà khi không có lệnh của cấp có thẩm quyền...

Bài tập đ/SGK/T45

- Em sẽ xử lí tình huống như sau:

+ Không vào nhà mà chờ khi bạn về mới vào hỏi mượn truyện.

+ Nếu là người quen thì em cho vào còn không quen thì xin lỗi để khi bố mẹ về thì mời đến kiểm tra.

+ Chờ khi họ về thì xin phép vào để nhặt.

+ Có thể vào giúp nhưng trước sự chứng kiến của nhiều người hàng xóm.

+ Gọi mọi người cùng sống chung khu dân cư của em cùng đến giúp.

*Báo cáo kết quả:

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I. Tình huống:

- Bà Hoà bị mất gà, mất quạt.

- Bà Hoà nghĩ chỉ có nhà T bắt trộm, chửi đổng suốt ngày. Đòi vào khám nhà bà T, mẹ con bà T ko cho bà Hòa cứ xông vào khám.

- Hành động của bà Hoà là sai vì: Chửi bới là hành động thiếu văn hoá, tự ý khám nhà, tự vào chỗ ở của ngư­ời khác. là hành vi vi phm pháp luật.

- Bà Hoà:

+ Quan sát, theo dõi.

+ Báo với chính quyền địa phương nhờ can thiệp

+ Không tự ý xông vào khám xét, lục lọi nhà người khác – vi phạm pháp luật.

3. Kết luận:

-Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

-Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không đồng ý

-Trừ trường hợp pháp luật cho phép.

II. Nội dung bài học:

1. Nôi dung cơ bản quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Là một quyền cơ bản của công dân: Công dân có quyền được các cơ quan NN và mọi người tôn trọng chỗ ở.

- Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép

2. Trách nhiệm của công dân:

- Mỗi người cần tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình

- Phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

III. Bài tập:

Bài tập b/SGK/T45

-Những hành vi phạm về chỗ ở của công dân:

+ Tự ý vào chỗ ở của người khác mà người đó không đồng ý.

+ Vào chỗ ở của người khác khi họ không có ở nhà.

+ Tự ý khám nhà khi không có lệnh của cấp có thẩm quyền...

Bài tập đ/SGK/T45

- Em sẽ xử lí tình huống như sau:

+ Không vào nhà mà chờ khi bạn về mới vào hỏi mượn truyện.

+ Nếu là người quen thì em cho vào còn không quen thì xin lỗi để khi bố mẹ về thì mời đến kiểm tra.

+ Chờ khi họ về thì xin phép vào để nhặt.

+ Có thể vào giúp nhưng trước sự chứng kiến của nhiều người hàng xóm.

+ Gọi mọi người cùng sống chung khu dân cư của em cùng đến giúp.

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm, sắm vai

3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống sắm vai

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

* Lồng ghép GDQP-AN:

-Nêu ví dụ về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm:

-HS trả lời:

+ Không tự tiện vào nhà người khác.

+ Chứng kiến hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác thì tìm cách ngăn chặn; báo với cơ quan chức năng …

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu 1 nhóm lên sắm vai tình huống trên

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm ở địa phương những biểu hiện tốt, chưa tốt trong việc thực hiện các quyền đc pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sk

- Làm các bài tập SGK;

- Chuẩn bị bài: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 31- Bài 18

QUYỀN ĐƯỢC ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BÍ MẬT

THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN

I. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức:

-Nêu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

2. Kĩ năng:

-Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

-Biết xử lí các tình huống phù hợp với quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

-Biết bảo vệ quyền của mình, không xâm phạm an toàn và bí mật thư tín của người khác.

3. Thái độ:

-Tôn trng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của mình và của người khác.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật;

- Phẩm chất:

+Nghĩa vụ công dân: bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của mình và của người khác .

*Nội dung lồng ghép GDQP-AN: Ví dụ đơn giản về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín lồng ghép:

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ...

2. Học sinh:

- Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK;

- Dụng cụ học tập...

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: kích thích hứng thú học tập đối với hs

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

1. Nêu nội dung cơ bản quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ?

2. Em sẽ làm gì nếu: “Đến nhà bạn mượn truyện nhưng không có ai ở nhà ?”

* Thực hiện nhiệm vụ:

- hs: suy nghĩ

Dự kiến:

- Là một quyền cơ bản của công dân: Công dân có quyền được các cơ quan NN và mọi người tôn trọng chỗ ở.

- Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép

* Báo cáo kết quả

- cá nhân báo cáo

* Đánh giá: gv nhận xét, giới thiệu vào bài

- GV: Công dân có quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.Không ai được chếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại. Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động GV và HS

Kiến thức trọng tâm

Hoạt động 1 : Tìm hiểu tình huống 

1. Mục tiêu: Hiểu đc tình huống và quyền nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình baỳ miệng

- Phiếu học tập của nhómcặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

-GV treo bảng phụ viết tình huống.

- GV mời HS đọc tình huống trên bảng phụ.

- HS đọc.

yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi.Thời gian thảo luận 3p.

Trả lời các câu hỏi:

1.Theo em Ph­ượng có nên đọc thư­ ca Hin không? Vì sao ?

2.Em có đồng ý với giải pháp của Phượng không? Vì sao ?

3.Nếu em là Loan em sẽ làm gì ?

Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc , suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viênquan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm

- Phượng không nên đọc thư của Hiền.Vì: Công dân có quyền được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Em không đồng ý với giải pháp của Phượng.Vì tự ý mở thư của người khác

là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

-Nếu em là Loan em sẽ: Khuyên Phương không nên đọc thư vì làm thế là vi phạm pháp luật, đưa thư cho Hiền.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học

1. Mục tiêu: Hiểu đc nd bài học

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình baỳ miệng

- Phiếu học tập của nhómcặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

?Nội dung cơ bản quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

?Trách nhiệm của công dân

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Dự kiến sản phẩm

Quyền được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định:

+Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

+Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

- Mỗi công dân cần biết tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác;

-Biết bảo vệ quyền của mình;

- Phản đối, phê phán những hành vi xâm phạm quyền của người khác.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

? làm bài tập b,c trong SGK

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm

Bài tập b/SGK/T47

-Những hành vi vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín:

+ Nghe trộm điện thoại.

+ Xem trộm thư của người khác.

+ Xem trộm điện tín của người khác.

+ Ăn cắp thư, điện tín của người khác ....

Bài tập c/SGK/T47

-Theo quy định của pháp luật thì người vi phạm sẽ bị xử lí như sau:

+ Xử lí kỉ luật

+ Xử lí hành chính

+ Xử lí hình sự

-> Tùy vào mức độ vi phạm của hành vi.

*Báo cáo kết quả:

- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I. Tình huống

1. Đọc

2.Nhận xét:

- Phượng không nên đọc thư của Hiền.Vì: Công dân có quyền được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Em không đồng ý với giải pháp của Phượng.Vì tự ý mở thư của người khác là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

-Nếu em là Loan em sẽ: Khuyên Phương không nên đọc thư vì làm thế là vi phạm pháp luật, đưa thư cho Hiền.

3.Kết luận:

-Không ai được chếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác.

- Mọi hành vi xâm phạm trái phép đến thư tín, điện thaoị điện tín của công dân sẽ bị xử lí nghiêm minh theo các quy định của pháp luật.

II.Nội dung bài học

1. Nội dung cơ bản quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

-Quyền được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định:

+Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

+Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

2. Trách nhiệm của công dân

- Mỗi công dân cần biết tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác;

-Biết bảo vệ quyền của mình;

- Phản đối, phê phán những hành vi xâm phạm quyền của người khác.

III. Bài tập

Bài tập b/SGK/T47

-Những hành vi vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín:

+ Nghe trộm điện thoại.

+ Xem trộm thư của người khác.

+ Xem trộm điện tín của người khác.

+ Ăn cắp thư, điện tín của người khác ....

Bài tập c/SGK/T47

-Theo quy định của pháp luật thì người vi phạm sẽ bị xử lí như sau:

+ Xử lí kỉ luật

+ Xử lí hành chính

+ Xử lí hình sự

-> Tùy vào mức độ vi phạm của hành vi.

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm, sắm vai

3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống sắm vai

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

*Lồng ghép GDQP-AN:

-Nêu một số ví dụ về hành vi liên quan đến quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm:

HS:Trả lời.

+Có người nhờ em chuyển đến bạn mình một bức thư. Chuyển thư ngay cho bạn, tuyệt đối không mở ra xem hoặc cho người khác xem.

+ Nhắc nhở bạn khi bạn nghe trộm điện thoại của người khác.

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu 1 nhóm lên sắm vai tình huống trên

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm ở địa phương những biểu hiện tốt, chưa tốt trong việc thực hiện các quyền đc pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sk

- Làm các bài tập SGK;

- Chuẩn bị bài: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 32

ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức:

- Hệ thống hoá kiến thức đã học ở học kì II.

2.Kĩ năng:

- Biết cách học bài logic, nhớ lâu, áp dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.

- Xử lý các tình huống pháp luật và đạo đức.

3.Thái độ:

- Thực hiện theo tốt những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực tự học;

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực trình bày;

+Năng lực thu thập, xử lí thông tin;

- Phẩm chất:

-Nghĩa vụ công dân: thực hiện chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án...

2. Học sinh:

- Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK;

- Dụng cụ học tập...

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

1. Hoạt động khởi động

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học dự án

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

3. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

4. Hoạt động vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu: kích thích hứng thú học tập đối với hs

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-Nêu nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

-CD có trách nhiệm ntn trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

* Thực hiện nhiệm vụ:

- hs: suy nghĩ

Dự kiến:

Quyền được đảm bảo an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định:

+Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

+Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

- Mỗi công dân cần biết tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác;

-Biết bảo vệ quyền của mình;

- Phản đối, phê phán những hành vi xâm phạm quyền của người khác.

* Báo cáo kết quả

- cá nhân báo cáo

* Đánh giá: gv nhận xét, giới thiệu vào bài

- GV: Giới thiệu cho HS nội dung ôn tập, mục đích của tiết ôn tập, hình thức ôn tập.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức trọng tâm

- GV: Yêu cầu HS nhắc lại tất cả các bài trong HK II.

- HS: Liệt kê.

- GV: Tổng hợp, kết luận.

Hoạt động 1 : Nội dung ôn tập 

1. Mục tiêu: ôn tập lại những kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi hái hoa dân chủ, mỗi bông hoa là một câu hỏi

- HS: Hái hoa, chuẩn bị trả lời câu hỏi

- Hoạt động cá nhân.

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- trình baỳ miệng

- Phiếu học tập của nhómcặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

.

-Thế nào là mục đích học tập của học sinh?

- Mục đích học tập đúng đắn có ý nghĩa ntn?

- Học sinh phải có trách nhiệm học tập như thế nào để đạt mục đích đã đặt ra?

Học sinh nhắc lại

- Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em gồm có mấy nhóm quyền? Nêu nội dung từng mỗi nhóm quyền.

- Trẻ em có bổn phận như thế nào?

- Công dân là gì?

- Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước.

- Thế nào là công dân nước CHXHCN Việt Nam.

- Những ai có quốc tịch Việt Nam.

- Theo em, việc học tập có ý nghĩa ntn? ( đối với bản thân, gia đình, xã hội )

- Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của mỗi công dân?

- Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình em cần phải làm gì?

- Pháp luật quy định như thế nào về quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm cuả công dân

? Trách nhiệm của công dân.

- Em hãy nêu ví dụ về việc xâm phạm quyền Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở trong HS?

- Gặp những trường hợp đó em sẽ làm gì?

- Nôi dung cơ bản Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

- Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền này

Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc , suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi

- Giáo viênquan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs

- Dự kiến sản phẩm

. Mục đích học tập của học sinh

* Mục đích học tập của học sinh:

- Học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.

- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để lập nghiệp góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc XHCN.

* Ý nghĩa:

- Mục đích học tập đúng đắn giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc sống.

* Nhiệm vụ của học sinh:

- Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.

2. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

* Công ước Liên hợp quốc về quyn tr em gồm 4 nhóm quyền :

+ Nhóm quyền sống còn.

+ Nhóm quyền bảo vệ.

+ Nhóm quyền phát triển.

+ Nhóm quyền tham gia.

* Bổn phận của trẻ em:

- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.

- Thực hiện tốt bổn phận của mình.

- Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.

3. Công dân nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

* Khái niệm:

- Công dân là người dân một nước.

- Căn cứ vào Quốc tịch để xác định công dân của một nước.

- Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam

- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đảng về quyền có quốc tịch Việt Nam.

4. Quyền và nghĩa vụ học tập:

* Ý nghĩa của việc học tập:

- Đối với bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, để phát triển toàn diện, trỏ thành người có ích cho gia đình và xã hội.

- Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.

- Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh.

* Pháp luật nước ta quy định:

" Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân".

+ Mọi công dân có thể học không hạn chế từ tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học; có thể học bất cứ nghành nghề nào thích hợp với bản thân, tùy điều kiện có thể, có thể học bằng nhiều hình thức và học suốt đời.

+ Trẻ em từ 6 – 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc tiểu học.

+ Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt ở bậc giáo dục tiểu học.

* Trách nhiệm của HS

- Có ý thức quan tâm đến việc học tập của bản thân

- Tự giác chấp hành nội qui học tập.

- Biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

4. Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm:

* Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

* Trách nhiệm của công dân

* VD:

- Đánh bạn

- Xúc phạm bạn

- Nói xấu bạn với người khác.

+ Giải pháp:

- Gặp gỡ các bạn, phân tích để bạn thấy vậy là sai.

- Nếu bạn vẫn tiếp tục vi phạm báo GVCN và bố mẹ biết để kịp thời ngăn chặn những hành vi đó.

5. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

* Nôi dung cơ bản.

* Trách nhiệm của công dân

- Tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Biết bảo vệ chỗ ở của mình

- Phê phán tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm nơi ở của người khác.

6. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:

* Nội dung cơ bản:

- Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại..

* Trách nhiệm của công dân

- Biết tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Biết bảo vệ quyền của mình.

- Phản đối, phê phán những hành vi xâm phạm quyền của người khác.

*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV: Nhận xét, cho điểm kết luận bài học.

I. Các bài đã học:

- Từ bài 11 đến bài 18 (Trừ bài 14)

II. Nội dung ôn tập

1. Mục đích học tập của học sinh

* Mục đích học tập của học sinh:

- Học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.

- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để lập nghiệp góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc XHCN.

* Ý nghĩa:

- Mục đích học tập đúng đắn giúp con người luôn biết cố gắng, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn lên trong học tập và đạt kết quả tốt, thành công trong cuộc sống.

* Nhiệm vụ của học sinh:

- Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.

2. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

* Công ước Liên hợp quốc về quyn tr em gồm 4 nhóm quyền :

+ Nhóm quyền sống còn.

+ Nhóm quyền bảo vệ.

+ Nhóm quyền phát triển.

+ Nhóm quyền tham gia.

* Bổn phận của trẻ em:

- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.

- Thực hiện tốt bổn phận của mình.

- Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.

3. Công dân nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

* Khái niệm:

- Công dân là người dân một nước.

- Căn cứ vào Quốc tịch để xác định công dân của một nước.

- Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam

- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đảng về quyền có quốc tịch Việt Nam.

4. Quyền và nghĩa vụ học tập:

* Ý nghĩa của việc học tập:

- Đối với bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, để phát triển toàn diện, trỏ thành người có ích cho gia đình và xã hội.

- Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.

- Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh.

* Pháp luật nước ta quy định:

" Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân".

+ Mọi công dân có thể học không hạn chế từ tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học; có thể học bất cứ nghành nghề nào thích hợp với bản thân, tùy điều kiện có thể, có thể học bằng nhiều hình thức và học suốt đời.

+ Trẻ em từ 6 – 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc tiểu học.

+ Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt ở bậc giáo dục tiểu học.

* Trách nhiệm của HS

- Có ý thức quan tâm đến việc học tập của bản thân

- Tự giác chấp hành nội qui học tập.

- Biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập.

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

4. Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm:

* Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

* Trách nhiệm của công dân

* VD:

- Đánh bạn

- Xúc phạm bạn

- Nói xấu bạn với người khác.

+ Giải pháp:

- Gặp gỡ các bạn, phân tích để bạn thấy vậy là sai.

- Nếu bạn vẫn tiếp tục vi phạm báo GVCN và bố mẹ biết để kịp thời ngăn chặn những hành vi đó.

5. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

* Nôi dung cơ bản.

* Trách nhiệm của công dân

- Tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Biết bảo vệ chỗ ở của mình

- Phê phán tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm nơi ở của người khác.

6. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:

* Nội dung cơ bản:

- Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại..

* Trách nhiệm của công dân

- Biết tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Biết bảo vệ quyền của mình.

- Phản đối, phê phán những hành vi xâm phạm quyền của người khác.

3. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu hs:

- GV hướng dẫn HS xem lại 1 số dạng bài tập trong SGK và SBT tình huống.

- HS xem lại các dạng bài tập có thể nêu ý kiến thắc mắc để GV giải đáp.

- GV lưu ý thêm cho HS các dạng BT tình huống, nối ý, trắc nghiệm.

* Bài tập tình huống :

Cường là học sinh chưa ngoan, thường xuyên đi học muộn và trốn học. Hôm đó Cường lại gây sự với một bạn trong lớp và bỏ tiết. Thầy giáo chủ nhiệm viết thư và nhờ bạn lớp trưởng mang về cho bố mẹ Cường. Biết chuyện Cường chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.

- Theo em, Cường đã mắc những sai phạm gì ?

- Nếu học cùng lớp với Cường, em sẽ làm gì để giúp Cường khắc phục những sai phạm đó?

- Học sinh tiếp nhận…

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém

- Dự kiến sản phẩm

*Cường đã mắc những sai phạm sau:

- Nhác học, thường xuyên đi học muộn ,trốn học và hay gây sự với bạn.

- Chặn đường bạn lớp trưởng lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi.

Như vậy Cường đã vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, đồng thời tự bôi nhọ danh dự của bản thân mình.

*Nếu học cùng lớp với Cường em s:

- Ngăn cản và giải thích cho bạn hiểu hành động lấy thư, bóc ra đọc rồi đút vào túi là vi phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. Là vi phạm pháp luật.

- Đồng thời giúp Cường trong học tập để bạn học tiến bộ hơn

4. Hoạt động vận dụng

1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm, sắm vai

3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống sắm vai

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

*Lồng ghép GDQP-AN:

-Nêu một số ví dụ về hành vi liên quan đến quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân

- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs

- Dự kiến sản phẩm:

HS:Trả lời.

+Có người nhờ em chuyển đến bạn mình một bức thư. Chuyển thư ngay cho bạn, tuyệt đối không mở ra xem hoặc cho người khác xem.

+ Nhắc nhở bạn khi bạn nghe trộm điện thoại của người khác.

*Báo cáo kết quả:

-Gv yêu cầu 1 nhóm lên sắm vai tình huống trên

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học

* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ

* Phương thức hoạt động: cá nhân

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Tìm ở địa phương những biểu hiện tốt, chưa tốt trong việc thực hiện các quyền đc bảo đảm an toàn vè bí mật..

- Làm các bài tập SGK;

- Chuẩn bị bài: Kiểm tra

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc yêu cầu.

+ Về nhà suy nghĩ trả lời.

Ôn tập theo đề cương giờ sau kiểm tra học kì.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 33

KIỂM TRA HỌC KÌ II

I. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức:

-Hệ thống lại các kiến thức đã học trong HKII.

2.Kĩ năng:

- Biết vận dụng kiến thức đã học làm bài.

3.Thái độ :

- Tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực tự học;

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực thu thập, xử lí thông tin;

- Phẩm chất:

+Trung thực, tự lập, tự chủ.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án...

2. Học sinh:

-Ôn tập theo đề cương;

- Dụng cụ học tập...

III. Tiến trình dạy học

1. Tổ chức:

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

HS vắng

6B

6C

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Bài mới:

- Hình thức kiểm tra: Tự luận

- Thời gian làm bài: 45 phút.

A.MA TRẬN:

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Cao

Cộng

TNKQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Trình bày được nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân theo quy định của phát luật

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

20

20%

1

2

20%

2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe,

danh dự và nhân phẩm

Giải quyết một tình huống cụ thể và đưa ra cách ứng xử phù hợp.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

4

40%

1

4

40%

3.Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

-Lấy được ví dụ về hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

-Vận dụng kiến thức để giải quyết một tình huống cụ thể.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1/2

2

20%

1/2

2

20%

1

4

40%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

1

2

20%

1/2

2

20%

1+1/2

6

60%

3

10

1 100%

B.ĐỀ KIỂM TRA

Câu 1 (2điểm):

Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?

Câu 2 (4điểm):

Tình huống:

Trên đường đi học về, An đang đạp xe thì vô tình đi vào bãi nước, làm nước bắn lên quần áo của Nam, khi Nam đang đi bộ bên lề đường. Dù An đã xin lỗi nhưng Nam vẫn rất tức giận nên đã chửi An và đánh An.

a. Theo em hành vi của Nam là đúng hay sai? Vì sao?

b. Nếu em là Nam, trong tình huống này em sẽ làm gì?

Câu 3 (4điểm):

a. Em hãy lấy bốn ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín mà em biết?

b. Nếu thấy bạn xem trộm thư của người khác em sẽ làm gì?

C.ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM:

Câu

Đáp án

Biểu điểm

1

Pháp luật nhà nước CHXHCN Việt Nam quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như sau: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

2 điểm

2

a.Theo em hành vi của Nam là sai. Bởi vì:

+ Chửi bạn là xúc phạm đến nhân phẩm và danh dự của bạn.

+ Đánh bạn là xâm phạm đến thân thể, sức khỏe của bạn.

+ Hành vi vi phạm pháp luật.

b. Nếu em là Nam, trong tình huống này em sẽ:

+ Chấp nhận lời xin lỗi của An, vui vẻ với bạn.

4 điểm

3

a. Bốn hành vi vi phạm pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là:

+ Chiếm đoạt thư tín, điện tín của người khác.

+ Tự ý mở thư tín, điện tín của người khác.

+ Nghe trộm điện thoại của người khác.

+ Xem trộm nhật kí của người khác.

b. Thấy bạn xem trộm thư của người khác em sẽ:

+Nhắc nhở bạn không được làm vậy, phân tích để bạn thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật.

+ Nếu bạn không nghe có thể nhờ thầy cô hoặc gia đình phân tích để bạn hiểu.

4 điểm

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

4.Củng cố:

- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra

5.Hướng dẫn về nhà:

- Chuẩn bị nội dung bài: Thực hành ngoại khóa, các vấn đề địa phương và các nội dung đã học (T1) - Tìm hiểu về trật tự, an toàn giao thông ở Phú Thọ trong những năm gần đây.

Trang 211