Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Giáo án lịch sử lơp 8 bài 9

Gửi bởi: Trần Thị Minh Hằng 12 tháng 6 2019 lúc 10:47:39 | Được cập nhật: hôm qua lúc 16:23:14 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 524 | Lượt Download: 0 | File size: 0.024845 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHƯƠNG III: CHÂU Á THẾ KỶ XVIII-ĐẦU THẾ KỶ XX TIẾT 15 – BÀI 09: ẤN ĐỘ THẾ KỶ XVIII- ĐẦU THẾ KỶ XX A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Học xong bài học sinh biết: Được sự xâm lược của các nước TB phương Tây và phong trào đấu tranh của ND Ấn Độ: Cuộc khởi nghĩa Xi-pay, hoạt động của đảng Quốc đại, khởi nghĩa Bom-bay. 2. Tư tưởng - Bồi dưỡng lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân đối với nhân dân Ấn Độ. - Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống CNĐQ. 3. Kỹ năng - Nhận xét, lập niên biểu, so sánh. Sử dụng lược đồ, thảo luận. B. CHUẨN BỊ. - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. - Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định 2. Kiểm tra - Nêu những thành tựu chủ yếu của kỹ thuật, khoa học. 3. Bài mới * Giới thiệu bài: Từ TK XVI các nước phương tây đã nhòm ngó xâm lược châu á, TD Anh đã tiến hành xâm lược ấn độ như thế nào? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn độ chống TD Anh như thế nào? Hoạt động của GV và HS Nội dung KT cần đạt I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh GV Dùng bản đồ Ấn Độ giới thiệu sơ lược vài nét về điều kiện tự nhiên và lịch sử của Ấn GV Độ ? Yêu cầu HS đọc đoạn đầu mục I (sgk- 56). Thực dân Anh đã đẩy mạnh xâm lược Ấn - Đến giữa TK XIX, TD Độ như thế nào? Kết quả? Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị đối với Ấn Độ. - Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng của thực dân Anh, cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên GV liệu cho chính quốc. Dùng bảng phụ thống kê giá trị lương thực xuất khẩu và số người chết đói. (treo bảng) ? HS thảo luận nhóm với câu hỏi: Qua việc tìm hiểu bảng thống kê em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ ? (K) - Giá trị xuất khẩu của Ấn Độ tăng nhanh tỉ lệ thuận với số người chết đói ngày càng tăng Anh chỉ chú ý tăng cường vơ vét lương GV thực xuất khẩu kiếm lợi mà không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân Ấn Độ. Phân tích, làm rõ chính sách vơ vét, bót lọt tàn bạo của Anh (vơ vét tài nguyên, lương thực, tăng thuế) và thủ đoạn thống trị thâm độc(chính sách chia để trị gây hẳn thù tôn giáo, dân tộc, thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị...) Đây là chính thống trị hết sức tàn bạo Cùng với chính sách bóc lột về kinh tế thực dân Anh còn thực hiện những chính sách như thế nào ở Ấn Độ -> + Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách “ chia để trị ” -> dùng “người Ấn để trị người Ấn” . ? + Văn hóa, giáo dục: Chúng thi hành chính sách “ngu dân” khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa. Chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Anh đã đưa tới hậu quả gì? HS - Đất nước ngày càng lạc hậu, xã hội bị kìm ? hãm không phát triển được. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh bần cùng, chết đói hàng loạt. Đọc thầm mục II ( sgk- 57- 58 ). Trong thời gian từ cuối thế kỉ XIX -> 1910 ở Ấn Độ có những phong trào đấu tranh tiêu ? biểu nào ? + Khởi nghĩa Xi- Pay + Hoạt động của đảng quốc đại + Khởi nghĩa Bom- Bay Cho biết nguyên nhân bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Xi-pay ? - Do sự xâm lược và thống trị tàn ác của GV thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ sự bất mãn của binh lính. Giải thích: “ Xi pay” là quân đội nhà Ấn đi lính cho đế quốc Anh. Trình bày diễn biến ( sgk + sgv - 70) ? - Chính sách thống trị và áp bức bóc lột nặng nề. + Kinh tế: Bóc lột kìm hãm. + Chính trị: Chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc .... II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ * Cuộc khởi nghĩa Xi- Pay (1857) - Nguyên nhân: Do sự xâm lược và thống trị tàn ác của thực dân Anh. - Diễn biến: ( sgk- 57 ) - Kết quả: 1859 cuộc khởi nghĩa thất bại HS ? 1857-1859 khởi nghĩa nổ ra ở Bắc và Trung Ấn Độ. Lập chính quyền ở nhiều thành phố lớn Kết quả ra sao? Tuy bị thất bại song cuộc khởi nghĩa Xi-pay có ý nghĩa như thế nào? - Ý nghĩa + Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ. + Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc rộng lớn sau này ? GV => Khởi nghĩa Xi-pay mang tính dân tộc thu GV hút được các tầng lớp nhân dân tham gia, cổ vũ phong trào đấu tranh chống Anh. Đặt câu hỏi HS thảo luận nhóm. Cho biết hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Đảng quốc đại? Phân tích hoàn cảnh: + Trong điều kiện mới của sự xâm lược và thống trị của thực dân Anh, giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và phát triển khá nhanh. Đây là giai cấp tư sản dân tộc có mặt sớm nhất châu Á trên vũ đài chính trị. + Thực dân Anh lo sợ phong trào công - nông ở Ấn Độ phát triển rộng lớn, vốn có kinh nghiệm làm yếu phong trào đấu tranh ở Anh, nên chúng tìm cách lôi kéo giai cấp tư sản Ấn Độ và cho phép giai cấp này được thành GV lập thành chính đảng. Đảng quốc đại – Chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ, được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự chủ , phát triển nền kinh tế dân tộc. Phân tích: * Hoạt động của Đảng quốc đại - 1885, Đảng Quốc Đại được thành lập. - Hoạt động của Đảng Quốc Đại ( sgk- 58 ) -> Đường lối đấu tranh “ôn hoà” rồi “ cấp tiến ” -> bị thực dân Pháp lợi dụng, chia rẽ. + Hoạt động của đảng quốc đại lúc đầu đi theo đường lối “ôn hoà” chống lại mọi hình thức đấu tranh bạo lực, về sau phân hoá một bộ phận theo đường lối “ cấp tiến ” chủ trương đòi lậy đổ ách thống trị thực dân, đứng đầu là Ti-lắc. + Tuy nhiên, Ti- lắc và phái của ông không tránh khỏi những hạn chế như không gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đâú tranh chống phong kiến. Hãy nêu vài nét hiểu biết của em về tiểu sử GV Ti-lắc. ( sgv – 72 ). Sự phân hoá của đảng quốc đại chứng tỏ điều gì?(K) Vì quyền lợi giai cấp -> đấu tranh chống thực dân Anh ; sẵn sang thoả hiệp khi được ? nhượng bộ quyền lợi . Thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Bom- bay trên bản đồ bằng tư liệu ( sgk- 58) và (sgv- 71). ? Cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa BomBay? Em có nhận xét gì về các phong trào đấu GV tranh ở Ấn Độ? (Thảo luận nhóm ). Diễn ra liên tục, mạnh mẽ với nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia ( binh lính, tư sản, công nhân ) => Chứng tỏ nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh. * Cuộc khởi nghĩa BomBay (1905) - DB: (sgk- 58) - Kết quả: Các cuộc đấu tranh thất bại. - Ý nghĩa + Là đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ đầu TK XX. + Đặt cơ sở cho thắng lợi sau này. Vì sao các phong trào đều bị thất bại? - Sự đàn áp, chia rẽ của thực dân Anh. - Các phong trào chưa có sự lãnh đạo thống nhất, liên kết .. chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn. GV Các phong trào có ý nghĩa tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ? (K) Cổ vũ tinh thần yêu nước, thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ. Khái quát bài học - Thực dân Anh đã xâm lược và tiến hành chính sách thống trị rất tàn ác, gây nhiều cho nhân dân ấn độ, trước hết là ngăn chặn sự phát triển của đất nước gây ra nạn đói khủng khiếp. .......................... 4. Củng cố * Bài tập : Nối cột I ( niên đại ) với cột II (sự kiện) sao cho đúng: Cột I Năm 1885 Cột II Biểu tình chống chính sách “ chia để trị” của thực dân Anh. Công nhân Bom-bay nổi dậy Đảng quốc đại thành lập 1905 1908 5. Dặn dò - Về nhà học bài đầy đủ – biết trả lời câu hỏi SGK. - Làm bài tập 3 ( sgk- 58 ) theo mẫu: Thời gian Tên địa danh Lực lượng hình thức Kết quả ........................ ....................... ............................... ..................... . ........................ ...................... .................................. ........................ Chuẩn bị bài Trung quốc giữa thế kỷ XI X- đầu thế kỷ XX. ----------------------------------------------------------------------------------------------------