Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

GDCD Bài 12 Tiết 2 lớp 6 phát triển năng lực

bfaabb68d13e6c3d09ce81196a78a148
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 20 tháng 1 2021 lúc 13:39:41 | Được cập nhật: 18 tháng 4 lúc 6:18:11 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 395 | Lượt Download: 1 | File size: 0.053368 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN :TRẦN THỊ _ĐIỂM____________

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 THCS QUANG TRUNG GIÁO VIÊN :TRẦN THỊ _ĐIỂM____________

lTuần: 21 Ngày soạn: 07/01/2018

Tiết PPCT: 20 Ngày dạy : 09/01/2018

BÀI: 12 CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học :

1.Kiến thức: 1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc.

- Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.

- Hiểu được trách nhiệm, bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường, xã hội.

2.Kĩ năng:

-kĩ năng bài học:

+ Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.

+ HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

-Kĩ năng sống:

+ Kĩ năng tư duy phê phán đối với những thái độ,hành vi, việc làm vi phạm quyền của trẻ em.

+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ,ý tưởng(biết trình bày những suy nghĩ của bản về việc bảo vệ quyền của trẻ em)

+ Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình thực hiện Luật hiện nay.

3.Thái độ:

- Tôn trọng quyền của mình và mọi người.

-HS biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

- HS tự hào là thế hệ tương lai của dân tộc và nhân loại.

II. Các năng lực cần hướng tới

1 Năng lực chuyên biệt

2. Năng lực chung

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

1. Hãy nêu các nhóm quyền của trẻ em theo công ước LHQ?.

2. Em đã được hưởng những quyền gì trong các quyền trên?. Nêu dẫn chứng cụ thể?.

3.Tiến trình dạy học:

Tiến trình dạy học

MỤC TIÊU

( 3 mức độ)

NỘI DUNG

PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

SẢN PHẨM MONG ĐỢI

HỞI ĐỘNG

Học sinh nghe một bài hát.

Mức độ 1

Những hiểu biết của học sinh về ý nghĩa quyền của trẻ em

Mức độ 2

Học sinh phân biệt được tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống và tương lai.

Mức độ 3

Học sinh biết được ý nghĩa của việc thực hiện tốt quyền của trẻ em.

Hiểu sơ lược về ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em.

HS: Nghe bài hát về quyền của trẻ em

Của tác giã Lê Mây

? Nêu nội dung của bài hát trên?

?Em hãy nêu ý nghĩa của bài hát mà em vưà nghe?

? Những việc làm thực hiện tốt quyền của trẻ em có ý nghĩa như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu tiết 2 của bài 12

Giáo viên chuyển ý.

Học sinh phân biệt được việc làm bảo vệ quyền của trẻ em và việc làm xâm phạm quyền trẻ em.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hình ảnh minh họa

Thông tin thực tế.

Tư liệu văn bản pháp luật

Mức độ 1

Học sinh biết ý nghĩa công ước đối với trẻ em và thế giới

Mức độ 2

Học sinh hiểu được quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của trẻ em.

Mức độ 3

Học sinh biết thực hiện bảo vệ quyền của mình trong mọi điều kiện và biết tôn trọng quyền của người khác

-Ý nghĩa của công ước Liên Hợp Quốc

-Tích hợp đạo đức Hồ Chí Minh

Bổn phận của trẻ em.

-Văn bản pháp luật

Học sinh thảo luận nhóm:

Nhóm 1: Nêu những việc làm thực hiện quyền trẻ em? Ý nghĩa của những việc làm đó?

  • Dạy học, dạy nghề cho trẻ em mồ côi, tổ chức việc làm cho trẻ em khó khăn, khám bệnh miễn phí cho trẻ em nghèo, nhận nuôi trẻ em mồ côi…..

Nhóm 2: Nêu những hành vi vi phạm quyền trẻ em? Tác hại của những hành vi đó?

Đánh đập trẻ em , bắt trẻ em làm việc nặng quá sức, lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy, bỏ rơi trẻ em, không cho trẻ em đi học ….

Sau khi HS thảo luận nhóm xong GV nhận xét từng nhóm và chiếu các hình ảnh trên rút ra nội dung bài học.

GV: Thực tế cuộc sống của chúng ta vẫn còn tồn tại những việc làm chưa bảo vệ quyền của trẻ em. Vì vậy Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời nhằm bảo vệ trẻ em.

?Công ước Liên Hợp Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ em?

? Việt Nam là nước thứ mấy tham gia kí kết Công ước Liên hợp quốc?

? Công ước Liên Hợp Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới?

?Câu hỏi điểm 10 dành cho học sinh trả lời đúng.

?Nêu tên văn bản pháp luật của Việt Nam thể hiện quyền của trẻ em?

Hình ảnh văn bản pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam.

Lúc sinh thời Bác Hồ rất quan tâm tới trẻ em , Bác đã dành nhiều tình yêu thương tới cho thiếu niên, nhi đồng .

?Câu nói nào của Bác thể hiện sự quan tâm của Bác tới trẻ em ?

GV tổ chức cho HS thảo luận theo phương pháp khăn trải bàn.

GV: nhận xét chấm điểm

Chia lớp làm 3 ñội thảo luận trong (2 phút):

Nhóm 1: Nêu những việc làm thể hiện bổn phận và nghĩa vụ của trẻ em trong gia đình?

- Vâng lời ông bà, cha m.

- Chăm chỉ tự giác học tập.

- Chăm sóc em nhỏ khi mẹ vắng nhà.

- Làm tốt công việc nhà.

- Xin phép cha mẹ trước khi ra ngoài…

Nhóm 2: Nêu những việc làm thể hiện bổn phận và nghĩa vụ của trẻ em trong nhà trường?

- Thc hin tt ni quy Nhà trường.

- Học tập tốt.

- Kính trọng thầy, cô giáo.

- Giữ gìn lối sống đạo đức.

- Không đánh nhau, chửi tục.

- Không nói xấu bạn.

Nhóm 3: Nêu những việc làm thể hiện bổn phận và nghĩa vụ của trẻ em ở ngoài xã hội?

- Yêu quê hương.

- Tôn trọng và chấp hành Pháp luật.

- Thực hiện nếp sống văn minh.

- Bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Không nghe theo lời bạn xấu.

- Không nhận tiền, quà của người không quen

GV: Chốt nội dung bài học.

Học sinh hiểu ý nghĩa của công ước Liên Hợp Quốc

Học sinh biết một số văn bản pháp luật Việt Nam quy định về quyền của trẻ em và từ đó biết thực hiện và bảo vệ quyền của mình cũng như tôn trọng quyền của người khác.

Nội dung bài học:

3.Ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc

  1. Đối với trẻ em:

Trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, do đó được phát triển đầy đủ.

  1. Đối với thế giới:

Trẻ em là chủ nhân của thế giới tương lai, trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng nên một thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ.

3. Trách nhiệm của học sinh:

- Biết bảo vệ và thực hiện tốt quyền

của mình.

  • Tôn trọng quyền của người khác.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi

Hình ảnh

Bài tập tình huống.

Mức độ 1

Học sinh biết phê phán đối với những thái độ, hành vi vi phạm quyền của trẻ em.

Mức độ 2

Học sinh biết càn phải làm gì để phản đối thái độ việc làm xâm phạm quyền trẻ em

Mức độ 3

Học sinh vận dụng trực tiếp kiến thức để phê phán việc làm hành vi xâm phạm quyền của trẻ em.

Sự quan tâm của nhà nước ta đối với trẻ em

Một số tác hại của việc xâm phạm quyền trẻ em

Câu hỏi điểm 10 dành cho học sinh trả lời đúng

  1. Độ tuổi trẻ em trong công ước Liên hợp quốc được quy định như thế nào?

  2. Độ tuổi trẻ em ở Việt Nam được quy định như thế nào?

Giới thiệu độ tuổi của trẻ em ở Việt Nam:

Độ tuổi của trẻ em ở Việt Nam chưa thống nhất giữa các luật:

Luật dân sự quy định: Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, như vậy người chưa đủ 18 tuổi là trẻ em.

Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động.Như vậy trẻ em là dưới 15 tuổi…..

Hình ảnh bảo vệ quyền trẻ em.

?Hiện tại các em đã được hưởng những quyền nào?

Hình ảnh bé Ngọc Mai bị mẹ dùng dao chém

Bà Quảng Thị Lâm Hoa ở TPHCM đã có hành vi đánh đập các trẻ nhỏ đang được bà trông giữ tại nhà.

Ảnh bà Hoa đang đánh trẻ em.

?Hành vi của người mẹ và Bà Hoa đúng hay sai? Vì sao?

? Trên đường đi học về em nhìn thấy một người lớn đang đánh một bạn hoặc một em bé rất dã man, em sẽ làm gì?

Học sinh trả lời câu hỏi :

?Em thực hiện bổn phận trong học tập như thế nào?

VẬN DỤNG

Tham khảo tư liệu, hình ảnh

Mức độ 1

Củng cố kiến thức đã học.

Mức độ 2

Nhận biết được vai trò của hôn nhân đối với sự phát triển của mỗi người

Mức độ 3

Học sinh vận dụng được kiến thức để phân tích thực tế của hôn nhân trong cuộc sống

-Giải các bài tập đã học.

-Viết thư.

-Viết khẩu hiệu.

-Ước mơ về tương lai tốt đẹp cho trẻ em khó khăn…

1.Viết thư gửi cho trẻ em ở những vùng bị chiến tranh đói nghèo dịch bệnh…nói lên sự cảm thông và chia sẽ với những trẻ em đó.

2.Viết câu khẩu hiệu nhằm kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ quyền trẻ em.

3.Viết nên một mơ ước của em về cuộc sống của trẻ em trong tương lai trên khắp hành tinh này.

N ộp bài ( sau 1 tuần) Chọn một trong hai chủ đề 1 hoặc 2

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và viết bài.

Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của thế giới trẻ em hôm nay, từ đó thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình cũng như tôn trọng quyền của người khac.

MỞ RỘNG

Tư liệu về quyền của trẻ em.

Tìm hiểu thông tin về quyền của trẻ em đang thực hiện tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Nghiên cứu tài liệu Công ước Liên hợp quốc. văn bản pháp luật quyền của trẻ em của việt Nam.

Giao nhiệm vụ cho học sinh viết bài thu hoạch.

Giáo viên hướng dẫn học sinh, học sinhtìm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, người thân, phương tiện thông tin…

Thông tin về quyền của trẻ em, so sánh việc thực hiện quyền của trẻ em tại Việt Nam với thế giới.

4. Hướng dẫn về nhà:

    • Đối với bài vừa học

+ V nhaø hoïc thuoäc noäi dung baøi hoïc.

+ Xem laïi baøi taäp: sgk/32.

    • Đối với bài học ở tiết tiếp theo

Tiết 21 – Bài 13: Công dân nước CHXHCNVN xem trước:

    • Tình huống: sgk/33.

    • Truyện đọc: Cô gái vàng của thể thao Việt Nam sgk/33,34.

    • Nội dung bài học:

? Thế nào là công dân.

? Thế nào là công dân nước Cộng hòa XHCNVN.

5. Rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Trang 4