Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 3. Khí hậu

 Kiến thức trọng tâm

1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  • Khí hậu nước ta nóng (trừ một số khu vực núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm).
  • Gió và mưa thay đổi theo mùa, với hai loại gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.

CH: Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả Địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh?

Trả lời:

  • Nước ta nằm ở đới khí hậu nhiệt đới. Ở đới khí hậu nhiệt đới nên nước ta có khí hậu nóng.

CH: Chỉ trên hình 1, hướng gió tháng 1 và hướng gió tháng 7?

Trả lời:

  • Hướng gió tháng 1 là mũi tên màu xanh, gió Đông Bắc (mùa đông)
  • Hướng gió tháng 7 là mũi tên màu đỏ, gió Tây Nam (mùa hạ).

2. Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau

  • Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam (ranh giới là dãy núi Bạch Mã).
  • Miền Bắc có bốn mùa: mùa hạ (nóng, mưa nhiều), mùa đông (lạnh, ít mưa), mùa xuân (mưa phùn, ẩm ướt), mùa thu (se lạnh, khô hanh).
  • Miền Nam nóng quanh năm, với 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt

CH: Dựa vào bảng số liệu (trang 72 SGK Địa lý 5), hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?

Trả lời:

  • Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Hà Nội thấp hơn nhiều so với của thành phố Hồ Chí Minh (thấp hơn 13°C)
  • Nhiệt độ trung bình tháng 7 của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh gần như bằng nhau (Hà Nội chỉ thấp hơn 1°C).

3. Ảnh hưởng của khí hậu

  • Tích cực: Khí hậu nóng và mưa nhiều nên cây cối phát triển.
  • Tiêu cực: Hằng năm nhiều lũ lụt, hạn hán, bão…ảnh hưởng lớn đời sống, sản xuất.

CH: Lũ lụt, hạn hán gây ra những thiệt hại gì cho đời sống và sản xuất?

Trả lời:

  • Thiệt hại do lũ lụt gây ra là : Ngập úng nhiều khu dân cư sinh sống, tàn phá mùa màng, đồng ruộng, sạt lở đất đai công trình…
  • Thiệt hại do hạn hán gây ra là: Giảm tính đa dạng các loài sinh vật, làm giảm chất lượng cây trồng, gia tăng bệnh tật…

Bài tập

Có thể bạn quan tâm