Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 3. Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn

Kiến thức trọng tâm

1. Trồng trọt trên đất dốc

  • Nghề nông là nghề chính của người dân Hoàng Liên Sơn
  • Cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, chè, rau, cây ăn quả và lanh để dệt vải
  • Họ sản xuất chủ yếu ở trên nương rẫy và ruộng bậc thang
  • Ruộng bậc thang để giữ nước trồng lúa.

CH: Quan sát hình 1, em hãy cho biết ruộng bậc thang thường được làm ở đâu (đỉnh núi, sườn núi hay thung lũng)?

Trả lời:

  • Ruộng bậc thang thường được làm ở khu vực sườn núi

2. Nghề thủ công truyền thống

  • Người dân Hoàng Liên Sơn có nhiều nghề thủ công như dệt, may, thêu, đan lát…
  • Mặt hàng thổ cẩm được nhiều khách du lịch trong nước và nước ngoài ưa thích với màu sắc sặc sỡ, bền đẹp có giá trị.

CH: Quan sát hình 2 em hãy:

  • Kể tên một số mặt hàng thủ công chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn?
  • Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì?

Trả lời:

  • Một số mặt hàng thủ công chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn là dệt, may, đan lát, rèn, đúc, thêu…
  • Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm quần áo, váy, thảm, túi, mũ, khăn…

3. Khai thác khoáng sản

  • Hoàng Liên Sơn có các khoáng sản: A – pa – tít, đồng, chì, kẽm…
  • A – pa – tít là khoáng sản có trữ lượng lớn nhất và được sử dụng để chế biến phân lân.
  • Cuộc sống một số người dân thường gắn liền với khai thác gỗ, mây, tre, nứa và các lâm sản quý khác (nấm ,mộc nhĩ, nấm hương, quế, sa nhân…)

Bài tập

Có thể bạn quan tâm