Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 31 : Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH

I. Thương mại         

1/ Nội thương

a/Tình hình phát triển

-Sau khi thống nhất đất nước đến nay, đã hình thành thị trường thống nhất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.

b/Cơ cấu theo thành phần kinh tế

- Khu vực nhà nước giảm tỉ trọng

- Khu vực ngoài nhà nước tăng tỉ trọng

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng

2/ Ngoại thương

a/Tình hình

- Sau khi đổi mới thị trường ngày càng mở rộng.

-Hoạt động XNK có nhiều chuyển biến rõ rệt. Năm 1992, lần đầu tiên cán cân XNK tiến tới cân đối; từ 1993 tiếp tục nhập siêu.

-Thị trường mua bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.

-2007, VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức.

- Giá trị nhập khẩu tăng,giá trị xuất khẩu tăng

b/  Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu

-Các mặt hàng XK ngày càng phong phú: hàng CN nặng và khoáng sản, hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN, hàng nông lâm thuỷ sản.

-Các mặt hàng NK: tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, nguyên liệu…

II. Du lịch

1/ Tài nguyên du lịch

a/Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong phú và đa dạng, gồm: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.

-Về địa hình có nhiều cảnh quan đẹp như: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo. Địa hình Caxtơ với hơn 200 hang động, nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha-Kẻ Bàng…

-Sự đa dạng của khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là phân hóa theo độ cao. Tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng như thiên tai, sự phân mùa của khí hậu.

-Nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch như: hệ thống sông Cửu Long, các hồ tự nhiên (Ba Bể) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng). Ngoài ra còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách.

-Tài nguyên sinh vật có nhiều giá trị: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia.

b/Tài nguyên du lịch nhân văn gồm: di tích, lễ hội, tài nguyên khác…

-Các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị hàng đầu. Cả nước có 2.600 di tích được Nhà nước xếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn; di sản phi vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

-Các lễ hội diễn ra khắp cả nước, có ý nghĩa quốc gia là lễ hội đền Hùng, kéo dài nhất là lễ hội Chùa Hương…

-Hàng loạt làng nghề truyền thống và các sản phẩm đặc sắc khác có khả năng phục vụ mục đích du lịch.

2/ Tình hình phát triển du lịch và các trung tâm du lịch chủ yếu

a/Tình hình phát triển

-Phát triển mạnh từ đầu thập kỷ 90 (TK XX) đến nay, nhờ có chính sách đổi mới

- Khách nội địa tăng, khách quốc tế tăng, doanh thu từ du lịch tăng

b/Sự phân bố

-Nước ta chia làm 3 vùng du lịch: vùng du lịch Bắc Bộ, BTB, NTB và Nam Bộ.

-Tập trung ở 2 tam giác tăng trưởng du lịch: HN-HP-QN, Tp.HCM-Nha Trang - Đà Lạt.

-Các trung tâm du lịch lớn: HN, Tp.HCM, Huế-Đà Nẵng, Hạ Long, Vũng Tàu, Cần Thơ…

3/ Phát triển du lịch bền vững

-Là mục tiêu quan trọng hàng đầu của ngành du lịch là bền vững về KT, XH, tài nguyên-môi trường.

-Cần có nhiều giải pháp đồng bộ như: tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, tôn tạo và bảo vệ tài nguyên-môi trường gắn với lợi ích cộng đồng, tổ chức thực hiện theo quy hoạch, giáo dục-đào tạo về du lịch…

 

 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm