Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi thử đại học môn văn trường THPT Mỹ Đức A năm 2015

e8983767703437272ea15a23e7882e22
Gửi bởi: Lời Giải Hay 21 tháng 9 2016 lúc 18:41:31 | Được cập nhật: 16 tháng 5 lúc 4:11:31 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 637 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Doc24.vnĐề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 THPT Mỹ Đức Câu (4,0 điểm ):Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu dưới: Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa… Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa! Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn! Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười! Trái bưởi kia vàng ngọt với ai Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài! Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm Quanh mặt hồ in mây trắng bay…a. Anh/ chị hãy nêu xuất xứ của đoạn trích, nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản?b. Tìm và phân tích tác dụng của việc sử dụng các thán từ và câu cảm thán trongđoạn thơ trên?c. Nêu nội dung tư tưởng của văn bản trên?Câu (6,0 điểm): Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.Doc24.vn Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luậttrong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thìgặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con” (Theo Quà tặng cuộc sống NXB Trẻ, 2004) Từ câu chuyện trên, anh (chị) hãy viết một bài luận có độ dài không quá 500từ nói lên suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộcsống? Câu (10,0 điểm): Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có đoạn:“ Con sóng dưới lòng sâuCon sóng trên mặt nướcÔi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ đượcLòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắcDẫu ngược về phương namNơi nào em cũng nghĩHướng về anh một phươngỞ ngoài kia đại dươngTrăm nghìn con sóng đóCon nào chẳng tới bờDù muôn vời cách trở” Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ trên và từ đó nói lên suy nghĩ của bản thânvề tình yêu của tuổi trẻ hôm nay?Doc24.vnĐáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2015 THPT Mỹ Đức Câu 1: (4,0 điểm) A. Yêu cầu chung: Học sinh có kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học. Biết cách phân tích giá trị của việc sử dụng các biện pháp tu từ B. Yêu cầu cụ thể: a. Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác (1đ) Xuất xứ: (0,5đ): Trích trong bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu.- Hoàn cảnh sáng tác (0,5đ) Bài thơ được viết vào năm 1969, khi nhà thơ TốHữu nghe tin Bác Hồ mất. b. Tìm và phân tích được tác dụng của việc sử dụng từ và câu cảm thán. (1đ) Hs chỉ ra được các từ cảm thán sử dụng trong đoạn thơ: (0,25đ) Hs chỉ ra được các câu cảm than được sử dụng trong đoạn thơ (0,25đ) Phân tích được tác dụng (0,5đ) c. Nội dung tư tưởng của văn bản. (2,0 đ) Nội dung: Thông qua việc bộc lộ cảm xúc xót xa, đầy tiếc nuối của conngười, của cảnh vật trước sự ra đi của Bác Hồ. (1,0 đ) Tư tưởng: Nhà thơ Tố Hữu đã nói lên được tình cảm đầy kính trọng, yêuthương hết mực của bản thân nhà thơ đối với Bác. 1,0đ) Câu 2: (6,0 đ)A. Yêu cầu chung:-Học sinh có kĩ năng xử lí dạng bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởngđạo lí thông qua văn bản đã cho.- Bài viết thể hiện vốn sống thực tế, các dẫn chứng làm rõ luận điểm cần tiêubiểu, cụ thể, có sức thuyết phục, tránh những dẫn chứng chung chung.- Diễn đạt tốt, khuyến khích những bài viết sáng tạo.B. Yêu cầu cụ thể:Doc24.vnHọc sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảocác cơ bản sau:1 Nêu vấn đề nghị luận (0,5đ)- Học sinh dẫn dắt được vấn đề nghị luận (0,25đ) Từ câu chuyện học sinh rút ra nghĩa về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận”trong cuộc sống (0,25đ) .2. Giải quyết vấn đề (4,5 đ)a. Tóm tắt và rút ra nghĩa của câu chuyện (1,5 đ) Học sinh tóm tắt được câu chuyện (0,5đ) Giải thích đúng “cho” và “nhận” (0,5đ) Rút ra nghĩa: (0,5đ)=> Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc đờimỗi con người. Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì sẽ nhận lạiđược tình cảm đó. Đấy là mối quan hệ nhân quả và cũng là quy luật tất yếu củacuộc sống.b. Phân tích, chứng minh (2đ) Biểu hiện mối quan hệ “cho” và “nhận” trong cuộc sống (1,0đ)+ Quan hệ “cho” và “nhận” trong cuộc sống vô cùng phong phú bao gồm cả vậtchất lẫn tinh thần dẫn chứng. (0,25đ)+ Mối quan hệ “cho” và “nhận” không phải bao giờ cũng ngang bằng trong cuộcsống: có khi ta cho nhiều nhưng nhận lại ít hơn và ngược lại dẫn chứng. (0,25đ) Mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” không phải bao giờ cũng là mình cho ngườiđó và nhận của người đó, mà nhiều khi mình nhận người mà mình chưa hề cho.Và cái mình nhận có khi là sự bằng lòng với chính mình, là sự hoàn thiện hơn nhâncách làm người của mình trong cuộc sống dẫn chứng. (0,5đ) Làm thế nào để thực hiện tốt mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộcsống? (1,0đ)+ Con người phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất: Đó là sự yêuthương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần dẫnchứng. (0,25đ)+ Con người cần phải biết “cho” nhiều hơn là “nhận”. (0,25đ)+ Phải biết “cho” mà không hi vọng mình sẽ được đáp đền (0,25đ)Doc24.vn+ Để “cho” nhiều, con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiệnmình, làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiềuhơn cuộc đời này. (0,25đ) c. Bàn bạc (1,0 đ) Bên cạnh việc “cho” và “nhận” đúng mục đích, đúng hoàn cảnh thì sẽ đượcmọi người quý trọng tin yêu. Còn:- “Cho” vì mục đích vụ lợi, vì tham vọng, dục vọng của bản thân. 0,5đ)- “Nhận” không có thái độ, tình cảm biết đền đáp, biết ơn. (0,5đ) Thì chúng ta cần phê phán3. Kết thúc vấn đề (1đ)- Khẳng định vấn đề đã nghị luận. (0,25đ)- Rút ra bài học cho bản thân về nhận thức và hành động (0,75đ)Câu 3: (10 đ)A. Yêu cầu về kĩ năng- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Từ đó, liên hệ một vấn đề xã hộiliên quan.- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.- Khuyến khích những bài viết sáng tạo. không trừ quá hai điểm cho các lỗi trong bài làm của thí sinh )B. Yêu cầu về kiến thức- Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và nội dungcũng như nghệ thuật của ba khổ thơ, thí sinh làm rõ được: một trong những biểuhiện cụ thể của tình yêu là nỗi nhớ và sự thủy chung.- Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình về kiến thức xã hội.C. Yêu cầu cụ thểHọc sinh có nhiều cách triển khai vấn đề song cần bảo đảm được: Kết cấu của bài văn nghị luận Kiến thức phải đảm bảo được các cơ bản sau:I. Đặt vấn đề (1,0 đ)- Giới thiệu đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh (0,25 đ)- Bài thơ Sóng,ví trí đoạn trích (0,25 đ)- Nội dung cần nghị luận (0,5 đ)Doc24.vnII. Giải quyết vấn đề (8,0 đ)Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (6,0 đ)a. H/s chuyển dẫn được vấn đề bằng một trong các cách sau: (0,5 điểm)- Thể thơ và hình tượng thơ.- Khái quát được nội dung của những đoạn thơ trước.- Đề tài tình yêu trong thơ ca xưa và nay.b. Khổ đầu: (2,0 đ) “Con sóng dưới lòng sâu Cả trong mơ còn thức” Nội dung: Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ (1,0 đ) Hình tượng sóng “Con sóng…ngủ được” (0,5 đ) Không gian nào: “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước” Thời gian nào: “ngày” cũng như “đêm” Sóng bồn chồn thao thức “không ngủ được” vì “nhớ bờ” Tình cảm của người thiếu nữ “Lòng em…còn thức” (0,5đ) Lấy không gian và thời gian để đo nỗi nhỡ của em “Trong mơ” và “còn thức”: cả trong thực và trong mộng, em vẫn “nhớ đếnanh”. Hình ảnh người yêu luôn ngự trị trong trái tìm cuả người thiếu nữ. nó len lỏicả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức. Nghệ thuật (1,0 đ)- Các động từ vị ngữ: “nhớ bờ”, “không ngủ được” được Xuân Quỳnh dung rấtđắt, tinh tế và biểu cảm, đem đến cho người đọc những cám xúc rất đẹp về tìnhyêu (0,25 đ)- Cấu trúc song hành đối xứng và điệp ngữ làm cho ngôn ngữ thơ cân xứng hàihòa, âm điệu nhạc điệu nhịp nhàng, uyển chuyển, say đắm, ngọt ngào. (0,25 đ)- Sóng đã được nhân hóa mang hồn em và tình em. Từ cảm thán “ôi” xuất hiệntrong đoạn thơ như một tiếng lòng. (0,25 đ) => Sóng trên đại dương là biểu tượng cho sự sống muôn đời, cũng như tình yêucủa “em” đối với “anh” mãi mãi là nỗi khao khát nhớ thương, mong đợi trongkhông gian, trong thời gian. (0,25đ)c. Khổ thơ thứ hai (1,5 đ)“Dẫu xuôi về phương bắc…Doc24.vn Hướng về anh một phương”+ Nội dung Tình yêu gắn liền với sự thủy chung (1,0 đ)- Giả thiết: “dẫu xuôi”, “dẫu ngược”: tình yêu có muôn vàn cách trở, có gặp phải những trở ngại… (0,25 đ)- “Phương bắc”, “phương nam” không gian xa cách (0,25 đ)=> Tác giả khẳng định lòng thủy chung: dù phương nào, nơi nào cũng chỉ hướngvề nơi anh, về phương anh (0,5 đ)+ Nghệ thuật (0,5 đ)- Điệp từ, điệp cấu trúc ngữ pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm,thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhỡ mãnh liệt (0,25 đ)- Dưới hình thức nói ngược tác giả muốn khẳng định dù vật đổi sao rời, dù xuôihóa ngược, dù cho đâu, em như kim chỉ nam, em luôn hướng về anh (0,25đ)d Khổ thơ thứ ba (1,5 đ)“Ở ngoài kia đại dương Dù muôn vời cách trở”+ Nội dung Tình yêu gắn liền với khát vọng, niềm tin (1,0 đ)- Những con sóng đại dương dù gió xô bão táp tới phương nào đi chăng nữa thìcuối cùng sóng vẫn trở về với bờ. (0,5 đ)- Em cũng như sóng, cho dù gặp bao khó khăn em cũng sẽ vượt qua hết để đến vớianh, bởi tình yêu anh đã cho em sức mạnh (0,5 đ)+ Nghệ thuật (0,5 đ)- Sử dụng số từ “trăm nghìn”, Giả thiết “dù”: để khẳng định “con nào chẳng tớibờ” về: đặc điểm, vẻ đẹp của sóng. (0,25 đ) => “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của “em”, là hiện thân của cái tôi trữ tình. Sóng nóihộ người con gái đang yêu những điều thầm kín nhất. (0,25 đ) Thí sinh mở rộng được vấn đề bằng cách so sánh đối chiếu nỗi nhớ trong vănhọc dân gian hoặc văn học viết. Từ đó thấy được một cách nói mới mẻ, một cáchdiễn đạt độc đáo của Xuân Quỳnh khi thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu. (0,5 đ)* Liên hệ thực tế Tình yêu của tuổi trẻ hôm nay (2,0 đ)- Tuổi trẻ hôm nay vẫn phát huy được những vẻ đẹp của tình yêu trong bài thơnhư (1,0 đ) Sự thuỷ chung trong tình yêu (0,25 đ) Niềm khát khao, tin tưởng vào một tình yêu đích thực (0,5 đ) Chủ động vươn tới một tình yêu tốt đẹp (0,25 đ)Doc24.vn- Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ các bạn trẻ có quan niệm sai lầm trong tình yêu.Họ sống thực dụng, không trân trọng những giá trị truyền thống đẹp đẽ của tìnhyêu. Cần phải phê phán hiện tượng này. (0,5 đ) Học sinh lấy dẫn chứng thực tế và phân tích để làm sáng tỏ luận điểm)- Thí sinh rút ra được bài học cho bản thân (0,5 đ)Kết thúc vấn đề (1,0 đ)- Khẳng định lại vẻ đẹp của tình yêu được thể hiện trong đoạn thơ. (0,5 đ)- nghĩa của bài thơ trong việc bồi đắp tâm hồn của tuổi trẻ. (0,5 đ)Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.