Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi lại Văn 7 trường THCS Quảng Bị năm 2020-2021

42cbd5e8a0e923c5707ca969c63f9bec
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 17:18:14 | Được cập nhật: 4 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 23039 | Lượt Download: 84 | File size: 0.039417 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trường THCS Quảng Bị

KIỂM TRA LẠI HÈ 2020

Môn :Ngữ văn 7

Thời gian : 90 phút

Ngày kiểm tra: 25/8/2020

  1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

  1. Kiến thức:

  • Nêu được những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm văn học.

  • Xác định được phương thức biểu đạt của đoạn văn và phép liệt kê trong văn bản; Trình bày được tác dụng của phép liệt kê được dùng trong trường hợp cụ thể.

  • Xác định được phương pháp lập luận giải thích, xây dựng luân điểm, luận cứ cho bài và trình bày bài văn theo đặc trưng kiểu bài nghị luận giải thích.

  1. Kĩ năng:

  • Rèn kĩ năng phân tích các thành phần câu.

  • Biết cách tạo lập văn bản có sử dụng phép biến đổi câu: rút gọn câu và thêm trạng ngữ.

  • Vận dụng kiến thức để viết bài văn lập luận giải thích cụ thể đảm bảo tính liên kết và mạch lạc, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chặt chẽ đáp ứng yêu cầu đề bài.

  1. Thái độ

  • Tuân thủ nội quy khi kiểm tra, có ý thức làm bài kiểm tra độc lập, nghiêm túc, đạt hiệu quả.

  1. ĐỀ BÀI:

  1. Ma trận

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Thấp Cao

Văn bản:

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Trình bày được tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 1: a, b

1

10%

Câu 1 (a,b)

1

10%

Tiếng Việt

- Câu rút gọn

- Thêm trạng ngữ cho câu

- Liệt kê

Nhận biết phép liệt kê Phân tích được tác dụng của phép liệt kê Vận dụng viết đoạn có câu rút gọn và câu có trạng ngữ, đáp ứng nội dung và hình thức

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 1: c

0,5

5%

Câu 1: c

0,5

5%

Câu 1: d

2

20%

Câu 1 (b,c,d)

3

30%

Tập làm văn:

Nghị luận giải thích

Nhận biết kiểu bài nghị luận giải thích

Nhận biết được bố cục ba phần của bài văn

Tự xây dựng dàn ý cho bài nghị luận giải thích một câu tục ngữ. Vận dụng phương pháp giải thích phù hợp Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục và sáng tạo.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Câu 2

1,5

15%

Câu 2

0,5

5%

Câu 2

2

20%

Câu 2

2

20%

Câu 2

6

60%

Tổng số điểm

Tỷ lệ %

3

30%

1

10%

4

40%

2

20%

10

100%

2.Đề bài

Câu 1:(4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !”

(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)

a.Phần văn bản trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? (0,5 điểm)

b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? (0,5 điểm)

c.Xác định phép liệt kê được sử dụng trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” và nêu tác dụng. (1 điểm)

d.  Qua đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn từ 7 - 10 câu nêu cảm nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu. Trong đoạn văn có sử dụng câu câu rút gọn và câu có thành phần trạng ngữ. Chỉ rõ (2 điểm)

Câu 2:(6 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về câu tuc ngữ : “Lá lành đùm lá rách”.

III.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

Câu Đáp án Điểm

Câu

1

(4đ)

a. Trích từ văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ 0,25
Tác giả: Phạm Văn Đồng 0,25
b. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5
c. Phép liệt kê: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống 0,5
Tác dụng: Liệt kê các chi tiết làm sáng tỏ Bác là con người sống giản dị. Điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu. 0,5
d.

- Yêu cầu về nội dung:

+ Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, tuy nhiên cần thể hiện được niềm kính trọng, tin yêu với Bác Hồ qua các đức tính của Bác.

- Yêu cầu về hình thức:

+ Viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số câu quy định.

+Có sử dụng câu rút gọn và câu có trạng ngữ. Chỉ ra được câu rút gọn và thành phần trạng ngữ đó.

1

0,25

0,25

Câu 2. (6đ) Yêu cầu về hìnhthức

- Viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích, theo yêu cầu của đề bài

- Đảm bảo bố cục ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài

- Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, diễn đạt mạch lạc

- Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, trình bày sạch đẹp.

1

Yêu

cầu về nội dung

Học sinh có nhiều cách trình bày, song phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

Mở bài:

Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách”

Thân bài:

-Giải thích, cắt nghĩa hình ảnh “lá lành đùm lá rách” trong câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: Dùng lá để gói hàng, nếu bị rách, người ta lấy tâm lá lành bao bên ngoài.

+ Nghĩa bóng: “lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ‘lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó.

- Câu tục ngữ khuyên con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người.

- Bàn luận:

+ Trong cuộc sống còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, có cuộc sống khó khăn. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta đừng thờ ơ, ghẻ lạnh trước khổ đau, thiếu may mắn của người khác; mà trái lại, phải biết hết lòng đùm boc, nâng đỡ người sa cơ, lỡ vận, giúp họ vượt qua bước khốn cùng, thể hiện sự cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người.

+Lòng nhân ái là đức tính mà mỗi con người đều cần phải có để làm nền móng xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, bác ái. Quay lưng hay ngoảnh mặt với nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân.

- Mở rộng

+ Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống cao quý về đạo lí làm người của dân tộc ta.
+ Chính truyền thống này là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để bao đời nay dân tộc ta chiến thắng thù trong, giặc ngoài, giữ yên ổn, vững bền đất nước.

+ Lòng nhân ái này phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thâu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng.

+ Người được đùm bọc, đỡ đần phải biết vươn lên chứ không được ỷ lại, sống nhờ lòng nhân ái của người khác để mình trở thành bị động, biếng nhác.

+ Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, “lá lành” cần phải “đùm lá rách”. (Nêu một hành động cụ thể tiêu biểu cho câu tục ngữ lá lành đùm lá rách, ví dụ trong đại dịch covid 19 có những tấm lòng hảo tâm xây nên những cây atm gạo, quyên góp tiền bạc để ủng hộ công tác chống dịch,…)

Kết bài

– Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay.

– Liên hệ bản thân: cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ.

0,5

1

1

2

0,5

Cách cho điểm

Biểu điểm:

Điểm 5-6 :

+ Bài viết đảm bảo yêu cầu trên, nắm vững yêu cầu thể loại, diễn đạt tốt, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, có suy nghĩ riêng, có sáng tạo

+ Có thể mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ (dưới 3 lỗi)

+ Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.

Điểm 3 – 4:

+ Nắm được yêu cầu thể loại là viết bài văn lập luận giải thích

+ Diễn đạt khá

+ Có thể mắc một 4 – 5 lỗi diễn đạt.

Điểm 1 – 2:

+ Bài viết thiếu ý quá nhiều

+ Diễn đat kém

+ Mắc nhiều lỗi diễn đạt (Trên 6)

Điểm 0:

+ Không hiểu yêu cầu đề bài, viết sai toàn bộ hoặc viết vài câu vô nghĩa

+ Bỏ giấy trắng

IV. THỐNG KÊ ĐIỂM

Lớp Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
7A
7B

Tổ chuyên môn duyệt Lãnh đạo duyệt Người ra đề