Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS Lê Lợi năm 2019-2020

42ca346b05630ee6636794dbb8c4bf1b
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 17:00:06 | Được cập nhật: 1 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22227 | Lượt Download: 0 | File size: 0.032574 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT TP. PLEIKU

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

Họ và tên:……………………………… ……… ……………..- Lớp: 7/ ….-Phòng thi:…… SBD:……

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: : Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Tục ngữ được xếp vào loại văn bản nào?

A. Một loại văn bản tự sự. B. Một loại văn bản biểu cảm.

C. Một loại văn bản trữ tình. D. Một loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.

Câu 2.Phần mở bài của bài văn giải thích có nhiệm vụ gì?

A. Giơí thiệu điều cần giải thích, gợi ra phương hướng giải thích

B. Sử dụng các cách lập luận khác nhau, nhằm làm sáng tỏ vấn đề.

C. Nêu ý nghĩa của việc giải thích đối với mọi người nói chung.

D.Lần lượt trình bày các nội dung giải thích và ý nghĩa của nó.

Câu 3.Theo Phạm Văn Đồng, vì sao Bác Hồ giản dị trong lời nói và bài viết?

A. Vì Bác sinh ra trong một gia đình nghèo. C. Vì nước ta còn nghèo.
B.Vì giản dị là truyền thống của dân tộc. D. Vì Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo.

Câu 4.Nghệ thuật đặc sắc trong truyện “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là:

A.Tương phản. C.Tương phản và phóng đại.

B.Tương phản và tăng cấp. D. Liệt kê và tăng cấp.

Câu 5.Từ một câu chủ động có thể chuyển đổi thành mấy câu bị động tương ứng?

A. Một câu bị động tương ứng. C. Ba câu bị động tương ứng.

B. Một hoặc hai câu bị động tương ứng. D. Bốn bị động tương ứng.

Câu 6. Câu nào có trạng ngữ là một cụm chủ - vị?

  1. Lúc chín giờ sáng, bọn trẻ con đã được xem trò múa rối nước.

  2. Trong kí ức, những ngày thơ ấu của mỗi người đều có bóng mẹ.

  3. Lúc đoàn người diễu qua, tất cả chúng tôi đã vỗ tay reo hò .

  4. Trên những cánh đồng của làng quê, lác đác bóng cây đa cổ thụ.

Câu 7.Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ thời gian?

A. Chiều chiều, tôi thường đọc sách.

B.Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn.

C. Bầu trời trong xanh.

D. Bên vệ đường, tôi thấy sừng sững một cây sồi.

Câu 8:Trong các tình huống sau, tình huống nào cần viết báo cáo?

A. Em bị ốm không thể đi học được.

B.Sự hối hận của bản thân sau khi mắc lỗi không học bài.

C. Em phải chuyển trường.

D. Nhà trường cần biết kết quả ủng hộ bạn nghèo của lớp em.

II. PHẦN TỰ LUẬN:(8 điểm)

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Lịch sử ta có nhiểu cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh)

a. (0,5 điểm) Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

b. (0,5 điểm) Dấu chấm lửng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

c.(1 điểm)Từ đoạn văn trên, em hãy nêu 4 việc làm của thế hệ trẻ đã kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của cha ông ta.

Câu 2: (6 điểm) Viết bài tập làm văn.

Đề bài: Hãy giải thích câu tục ngữ: “Có chí thì nên”

--------------------HẾT ----------------------

PHÒNG GD&ĐT TP. PLEIKU

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2019 -2020

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 7

A. HƯỚNG DẪN CHUNG:

I. Phần trắc nghiệm:

Học sinh trả lời đúng một câu cho 0,25 điểm.

II. Phần tự luận:

1. Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

2. Do đặc trưng của bộ môn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

3. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất giữa các giáo viên cùng chấm bài kiểm tra.

III. Điểm toàn bài: Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến một chữ số thập phân (Ví dụ lẻ 0,25 làm tròn thành 0,3; lẻ 075 làm tròn thành 0,8).

B. ĐÁP ÁN:

I/ TRẮC NGHIỆM ( 2.0 điểm)HS khoanh tròn vào mỗi ý đúng đạt 0.25 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đề A D A D B B C A D

II. TỰ LUẬN( 8 điểm)

Nội dung Điểm

Đọc-hiểu

(2.0 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh có kĩ năng đọc-hiểu văn bản

- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức:
a. Hoàn cảnh sáng tác văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần 2 của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, lúc bấy giờ nước ta đang kháng chiến chống Thực dân Pháp. 0.5
b. Dấu chầm lửng có tác dụng: Tỏ ý còn nhiều tấm gương về tinh thần yêu nước của dân tộc chưa được liệt kê hết. 0.5

c.Những việc làm kế thừa và phát huy tình yêu nước: ví dụ:

- Yêu những điều xung quanh mình(ngôi nhà, cây cối, người thân...)

- Cố gắng học giỏi để xây dựng đất nước.

- Luôn quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè thế giới.

- Sẵn sàng đóng góp công sức khi tổ quốc cần.

(Chú ý: HS có thể nêu những biểu hiện khác nhau, miễn phù hợp)

Mỗi biểu hiện 0,25

Tạo lập văn bản

( 6.0 điểm)

A. Yêu cầu chung:

1. Kĩ năng:

- Bài viết có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; thể hiện được kĩ năng làm bài văn nghị luận giải thích; kết cấu hợp lí, cân đối; diễn đạt lưu loát, chữ viết, cách trình bày sạch đẹp; biết dựng đoạn văn; không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Trình bày đúng kiểu bài văn nghị luận giải thích, chứng minh.

2. Kiến thức:

- Xác định đúng vấn đề nghị luận.

- Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, chân thực.

B. Yêu cầu cụ thể:

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

0.5
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5

3. Triển khai nội dung phù hợp:

a. Mở bài: - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Có ý chí, cố gắng sẽ đạt được thành công.

- Trích dẫn câu tục ngữ: “Có chí thì nên.”

b. Thân bài:

- Luận điểm 1: giải thích nội dung câu tục ngữ

+ chí: ý chí, sự cố gắng, nỗ lực vươn lên.

+ Nên: đạt được thành công, kết quả tốt đẹp.

=> Khẳng định vai trò quan trọng của ý chí. Con người có ý chí, nghị lực vươn lên sẽ đạt được thành công trong cuộc sống, vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

- Luận điểm 2: Tại sao có ý chí sẽ đạt được thành công?

+ ý chí cho ta thêm động lực, sức mạnh để cố gắng vượt qua thử thách, đạt được mục tiêu.

+ Có ý chí, con người sẽ xác định được con đường đi, đích đến của mình rõ ràng, bởi thế tránh được sự nhầm đường lạc lối, nản lòng, bỏ cuộc giữa chừng.

+ Rèn luyện cho con người sự cứng cỏi, bản lĩnh, tự lập trước những sóng gió cuộc đời.

+ Dẫn chứng: Những người có ý chí đạt được thành công: Ê-đi- xơn, Nick-vu-ric, Nguyễn Ngọc Kí, Ánh Viên, Phạm Nhật Vượng; những học sinh nghèo vượt khó.

- Luận điểm 3: Bàn luận mở rộng vấn đề và liên hệ:

+ Phê phán những người sống thiếu ý chí, dễ bỏ cuộc, nản lòng, không cố gắng.

+ Rèn luyện ý chí: Không bỏ cuộc sau những thất bại, vấp ngã; đặt ra mục tiêu và nỗ lực theo đuổi để thực hiện; nghiêm khắc với bản thân để rèn giũa trở thành con người có ý chí.

c. Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận, liên hệ bản thân.

0.5

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

0,5

0.25

0,5

0,5

4. Sáng tạo: Bài viết sáng tạo, có nhận thức sâu sắc về ý chí trong cuộc đời mồi con người. 0.5

Lưu ý: - Khuyến khích những bài viết sáng tạo và diễn đạt tốt.

- GV chấm thảo luận, thống nhất các mức điểm cụ thể.

…………………….. Hết ………………………