Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS khiếm thính Lâm Đồng năm 2018-2019

e72e980cb73eba001572bf0ef90e80c9
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 16:40:38 | Được cập nhật: 16 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22873 | Lượt Download: 0 | File size: 0.037351 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT LÂM ĐỒNG

TRƯỜNG KHIẾM THÍNH LÂM ĐỒNG

KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2018-2019

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ 2

I.PHẦN 1( 4,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:

““Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

(Ngữ văn 7 – Tập 2)

Chọn phương án trả lời đúng từ câu hỏi 1- 4:

Câu 1: Đoạn vaên treân ñöôïc trích töø vaên baûn naøo?

A. YÙ nghóa vaên chöông. B. Tinh thaàn yeâu nöôùc cuûa nhaân daân ta.

C. Söï giaøu ñeïp cuûa Tieáng Vieät D. Ñöùc tính giaûn dò cuûa Baùc Hoà.

Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?

A. Hoà Chí Minh B. Hoaøi Thanh

C. Phaïm Vaên Ñoàng D. Ñaëng Thai Mai

Câu 3: Văn bản chứa đoạn trích trên được viết trong thời kì nào ?

  1. Tháng 1 năm 1951 C. Tháng 3 năm 1951 .

  2. Tháng 2 năm 1951 D. Tháng 4 năm 1951

Câu 4: Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên là:

  1. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

  2. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

  3. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.

Câu 5: (1,0 điểm)

Phân tích cấu tạo câu sau và cho biết cụm chủ - vị  nào dùng để mở rộng câu, mở rộng thành phần gì trong câu sau?

“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

Câu 6: (1,0 điểm)

Xác định câu có sử dụng phép liệt kê trong đoạn trích trên? Phép liệt kê được thực hiện theo cách nào?

II. PHẦN II: Tập làm văn: (6,0 điểm)

Giải thích câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân”

( Lưu ý: Học sinh không sử dụng tài liệu khi làm bài)

------- Hết------

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỀM

  1. Phần 1: Đọc – Hiểu:

Câu Đáp án Thang điểm
Câu 1 B 0,5
Câu 2 A 0,5
Câu 3 B 0,5
Câu 4 A 0,5
Câu 5

Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng

ĐT C V

C V

bày.”

+ Phân tích được cấu tạo câu.

+ Nêu đúng cụm c-v đó dùng mở rộng thành phần phụ ngữ cho động từ.

0,5

0,5

Câu 6

- Câu có chứa phép liệt kê trong đoạn trích trên là: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Kiểu liệt kê: không theo cặp, không tăng tiến.

0,5

0,5

  1. PHẦN II: Tập làm văn.

Tiêu chí Nội dung cần đạt Thang điểm
Yêu cầu hình thức

- Làm đúng kiểu bài: Lập luận giải thích.

- Bố cục hoàn chỉnh, ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Hành văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả, không viết tắt, viết số

- Trình bày sạch sẽ, khoa học, bố cục rõ ràng, mạch lạc.

1,0
Yêu cầu nội dung HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các nội dung chính sau:

a. Mở bài:

Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.

0,5

b. Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

- Thương người: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ...những người xung quanh.

- Thương thân: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quí trọng... bản thân mình.

Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trântrọng chính bản thân mình. Phải biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

* Phải Thương người như thể thương thân bởi:

- Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.

- Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.

- Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

- Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.

- Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

* Tinh thần thương người như thể thương thân được thể hiện:

- Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.

- Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

- Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi...

(Nêu dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh... để làm sáng tỏ những điều đã giải thích).

- Những việc đã, đang và sẽ làm của bản thân để thể hiện tinh thần thương người như thể thương thân.

1,5

1,5

1,5

c. Kết bài:

- Câu tục ngữ thể hiện một đạo lí đúng đắn.

- Lời khuyên.

0,5

------- Hết-------