Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS Hoàng Văn Thụ năm 2016-2017

795907c846aac50c36ce2e8c12ff1cc4
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 17:03:48 | Được cập nhật: 11 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22253 | Lượt Download: 0 | File size: 0.023823 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD – ĐT TP NAM ĐỊNH

TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ

Đề chính thức

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian giao đề).

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Thế nào là câu bị động? Cho một ví dụ về câu bị động?

b. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu trong ví dụ sau đây và cho biết cụm

chủ - vị được mở rộng làm thành phần gì của câu?

Cái cặp này khóa bị hỏng.

Câu 2 (3,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc rất lớn: việc cứu nước,cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định,Thắng, Lợi!"

a / Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

b / Tác giả của đoạn văn trên là ai?

c / Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?.

d / Theo em,đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn nghị luận này là gì?

e / Qua văn bản trên em học được ở Bác những đức tính, phẩm chất gì?

Câu 3 (5,0 điểm):

Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân.

.

--- Hết ---


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2016 - 2017

MÔN NGỮ VĂN – Lớp 7

Câu Nội dung Điểm
Câu 1

a.

- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

- Cho ví dụ đúng.

0,5 điểm

0,5 điểm

b.

- Cụm chủ vị dùng để mở rộng câu: khóa bị hỏng.

- Cụm chủ vị dùng để mở rộng câu làm thành phần vị ngữ.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

a/ Đức tính giản dị của Bác Hồ

b/ Phạm Văn Đồng

c/ Nghị luận chứng minh

d/ Cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, nhận xét sâu sắc vừa thấm đượm tình cảm chân thành.

e/ Từ văn bản trên em thấy mình cần phải sống giản dị, chan hoà với mọi người, không kiêu căng, xa hoa lãng phí. Biết quý trọng thành quả lao động của người khác, sống không ỷ lại và yêu thương giúp đỡ mọi người.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,75 điểm

1,5 điểm

Câu 3

*Yêu cầu:

- Về hình thức: Bài viết đảm bảo là một bài văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, sạch sẽ và ít sai lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Về nội dung: Bài viết cần đạt được một số ý cơ bản sau:

a. Mở bài

- Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.

b. Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

+ Thương thân: yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quí trọng… bản thân mình.

+ Thương người: yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ… những người xung quanh.

=> Lời nhắn nhủ: yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

- Phải “Thương người như thể thương thân” bởi:

+ Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.

+ Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.

+ Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

+ Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.

+ Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

- Tinh thần “thương người như thể thương thân” được thể hiện:

+ Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.

+ Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

+ Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi…

(Nêu dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh… để làm sáng tỏ những điều đã giải thích).

+ Những việc đã, đang và sẽ làm của bản thân.

c. Kết bài

- Câu tục ngữ thể hiện một đạo lí đúng đắn.

- Lời khuyên.

0,5 điểm

4,5 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

0,25 điểm

Lưu ý: Trên đây là những gợi ý định hướng, giám khảo có thể vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không rập khuôn máy móc. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.

--- Hết ---