Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS Hoàng Hoa Thám năm 2019-2020

f1b6ee6fe6ac5804afada6b525f44422
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 17:02:08 | Được cập nhật: 10 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22256 | Lượt Download: 0 | File size: 0.026846 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

ĐỀ THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài 90 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.

(Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)

1. Chỉ ra trạng ngữ trong câu sau và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó:

Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.

2. Con kiến đã có những hành động gì để vượt qua vết nứt lớn trên nền xi măng?

3. Theo em, hình ảnh “vết nứt” tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống?

4. Từ văn bản trên, hãy rút ra một bài học mà em tâm đắc nhất (trả lời ngắn gọn từ 1 đến 3 câu văn).

PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm)

Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống và làm theo đạo lí: “Lá lành đùm lá rách”.

--------------------HẾT-------------------

TRƯỜNG THCS HOÀNG HOA THÁM

HƯỚNG DẪN CHẤM

BÀI THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: Ngữ văn lớp 7

(Bản hướng dẫn chấm có 3 trang)

Phần Câu/ý Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 4.0
1

*Mức tối đa: Chỉ ra được trạng ngữ trong câu và nêu đúng ý nghĩa của trạng ngữ đó:

+ Trạng ngữ: Khi ngồi ở bậc thềm nhà (0,5 điểm)

+ Ý nghĩa của trạng ngữ: Chỉ thời gian (0,5 điểm)

*Mức chưa tối đa: Chỉ xác định được trạng ngữ

*Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.

1.0

0,5

0

2

*Mức tối đa: Nêu được lần lượt những hành động của con kiến để vượt qua vết nứt: đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá

*Mức chưa tối đa: Chỉ nêu được một trong hai hành động của con kiến: đặt chiếc lá ngang qua vết nứt hoặc bò lên trên chiếc lá

*Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.

1.0

0.5

0

3

*Mức tối đa. Nêu được hình ảnh “vết nứt” tượng trưng cho những khó khăn, trở ngại, thử thách trong cuộc sống.

* Mức chưa tối đa: Nêu được ý nghĩa tượng trưng nhưng diễn đạt dài dòng, lan man.

*Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.

1.0

0,5

0

4

*Mức tối đa: Học sinh nêu được bài học mình tâm đắc nhất rút ra từ câu chuyện:

- Có thể lựa chọn nêu được 1 trong những bài học như:

+ Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại, đối mặt với thử thách, không nên chỉ mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc. 

+ Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải luôn nỗ lực, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh.

+ Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai.

* Mức chưa tối đa: Cách diễn đạt khi nêu bài học còn lan man, dài dòng

*Mức không đạt: HS không làm hoặc làm sai.

1.0

0,5

0

II LÀM VĂN
Chứng minh câu tục ngữ 6.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (chứng minh một vấn đề): Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0,5

b. Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau:

*Mở bài: Dẫn dắt, nêu được vấn đề cần chứng minh: Lòng nhân ái và trích dẫn được câu tục ngữ.

*Thân bài:

Giải thích, rút ra ý nghĩa câu tục ngữ:

- Câu tục ngữ cho thấy một hiện tượng bình thường, quen thuộc trong cuộc sống: Khi gói bánh, gói hàng, người ta thường đặt những lớp lá lành lặn ở ngoài để bao bọc lớp lá rách bên trong.

- Lá lành - lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau:

+ Lá lành: ngụ ý chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp

+ Lá rách: ngụ ý chỉ những người có cuộc sống khó khăn, vất vả, thiếu may mắn

-> Nghĩa của cả câu (lời khuyên): Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, cảm thông, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quẫn, khó khăn.

Chứng minh: Học sinh dùng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục để làm sáng tỏ vấn đề cần chứng minh: lòng nhân ái, tình yêu thương con người là đạo lý sống của nhân dân ta từ xưa đến nay.

+ Từ xa xưa, trong lịch sử dân tộc (lấy dẫn chứng chứng minh).

+ Trong cuộc sống ngày nay (lấy dẫn chứng chứng minh).

*Kết bài: Khẳng định nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay.

5,0

0,5

1,0

1,5

1,5

0.5

c. Sáng tạo: Có cách trình bày, diễn đạt độc đáo; có suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về nội dung . 0,25
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu của tiếng Việt. 0,25
Tổng điểm 10. 0

* LƯU Ý KHI CHẤM BÀI:

Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.

Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ.