Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS Đồng Tiến năm 2019-2020

dfd4e33527924bc96097649d79a760d5
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 16:59:16 | Được cập nhật: 2 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22314 | Lượt Download: 0 | File size: 0.022717 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT TX PHỔ YÊN

TRƯỜNG THCS ĐỒNG TIẾN

BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 2

Năm học 2019- 2020

Môn Ngữ văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.

Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi!”

(Trích “Sống chết mặc bay” – Ngữ văn 7, tập 2)

Câu 1 (1,0 điểm). Ai là tác giả của văn bản “Sống chết mặc bay”? Phương thức biểu đạt chủ yếu nào được sử dụng trong văn bản đó?

Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm ở đoạn trích trên.

Câu 3 (1,0 điểm) Cho biết công dụng của dấu gạch ngang, dấu chấm lửng sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 4 (1,0 điểm) Dựa vào nội dung của đoạn trích trên, em hãy:

a, Đặt 1 câu có dùng cụm chủ - vị để mở rộng thành phần câu.

b, Đặt 1 câu có sử dụng trạng ngữ.

Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 5: (6,0 điểm): Rừng quý giá vì mang lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.

Câu Nội dung Điểm

1

(1 điểm)

- Tác giả: Phạm Duy Tốn

- Phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự

0,5

0,5

2

(1 điểm)

- HS xác định được biện pháp tu từ liệt kê: mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời 0,5
- Tác dụng: Góp phần diễn tả đầy đủ, sâu sắc dáng vẻ, hành động của người dân phu trong cảnh “muôn sầu nghìn thảm” do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền gây nên. 0,5

3

(1 điểm)

- Dấu gạch ngang: đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

- Dấy chấm lửng: thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng

0,5

0,5

4

(1 điểm)

Căn cứ vào nội dung đoạn trích:

  1. Học sinh đặt được câu có cụm C-V để mở rộng câu

  2. HS đặt được câu có trạng ngữ

0,5

0,5

5

(6 điểm)

a. Đảm bảo thể thức văn bản

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,5

0,5

a. Mở bài:

*Yêu cầu trả lời: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề vai trò của rừng đối với đời sống con người.

0,5

b. Thân bài:

*Yêu cầu trả lời: HS chứng minh được

*Vai trò của rừng đối với cuộc sống con người:

- Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ:

+ Cho hoa thơm quả ngọt

+ Cho vỏ cây làm vật che thân

+ Cho củi, đốt sưởi.

+ Cung cấp các nguồn thực phẩm đa dạng: rau, củ, quả, chim thú,…

- Rừng cung cấp vật dụng cần thiết

+ Gỗ quý làm đồ dùng, làm nhà

+ Cho dược liệu làm thuốc chữa bệnh

- Rừng mang nhiều lợi ích cho con người.

+ Rừng chắn lũ, giũ nước.

+ Cung cấp ô xi, điều tiết khi hậu

+ Rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu: giấy viết, sợi nhân tạo để dệt vải, thắng cảnh để nghỉ ngơi, là nguồn du lịch.

+ Rừng điều hoà khí hậu, làm trong lành không khí

+ Liên hệ trong chiến tranh.

*Thực trạng của rừng hiện nay.

*Hậu quả (tác hại) của việc tàn phá rừng bừa bãi.

*Trách nhiệm của con người.

+ Bảo vệ rừng, chống phá rừng bừa bãi, chống cháy rừng.

+ Khai thác rừng hợp lí, trồng rừng,..

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25

c) Kết bài:

-Khẳng định lợi ích to lớn của rừng, cần bảo vệ rừng.

- Liên hệ với bản thân

0,5

d. Sáng tạo:

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; lời văn chặt chẽ, lôgic; thể hiện khả năng tư duy, lập luận tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật

0,5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu:

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5