Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường THCS Bình Lợi Trung năm 2019-2020

819ddfd391b6e2b4c823c1ecae2fc3e5
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 16:53:26 | Được cập nhật: 1 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22273 | Lượt Download: 1 | File size: 0.02333 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

UBND QUẬN BÌNH THẠNH

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

BÌNH LỢI TRUNG

ĐỀ 01

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

" Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sỹ ngoài mặt trận bám lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần nào vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính phủ,.... Những cử chỉ tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."

(Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - Hồ Chí Minh)

a. Xác định 1 câu rút gọn và 1 câu liệt kê có trong đoạn trích trên. (2.0 điểm)

b. Đoạn trích trên viết về nội dung gì? (1.0 điểm)

c. Em sẽ làm gì để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc khi đang ngồi dưới mái trường? (1.0 điểm)

Câu 2: (6.0 điểm)

Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

- Hết -

HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ SỐ 01 – NGỮ VĂN 7

Phần Câu Yêu cầu Điểm
Đọc hiểu 1

a.

- Mức tối đa (2.0 điểm) HS trả lời 1 trong 3 câu sau:

Câu rút gọn:

+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

+ Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến

Câu liệt kê:

+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến

+ Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.

+Từ những chiến sỹ ngoài mặt trận bám lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc bộ đội như con đẻ của mình.

- Mức chưa tối đa (0.25 điểm): HS xác định được câu rút gọn, câu có phép liệt kê mà không chép hết các ý trong câu

- Mức không đạt (0 điểm): Không trả lời chính xác.

Chú ý: Khi trả lời HS phải lặp lại câu hỏi. Nếu không lặp lại câu hỏi – 0.25 điểm

2.0

b.

- Mức tối đa (1.0 điểm):

Nội dung đoạn trích: nêu cao bổn phận của toàn dân trong việc làm cho tinh thần yêu nước của dân tộc được thể hiện bằng hành động.

- Mức chưa tối đa (0.5 điểm): HS trả lời các ý gần đúng: nhiệm vụ để phát huy lòng yêu nước…

- Mức không đạt (0 điểm): Không trả lời chính xác ý nào.

Chú ý: Khi trả lời HS phải lặp lại câu hỏi. Nếu không lặp lại câu hỏi – 0.25 điểm

1.0

c.

- Mức tối đa (1.0 điểm): HS có thể tự đưa ra ý kiến của mình, cần nêu được 3 ý trở lên

+ Chăm chỉ học tập, làm nhiều việc tốt

+ Tham gia tích cực các phong trào: gìn giữ môi trường, chống các tệ nạn…

+ Biết ơn các anh hùng liệt sĩ……………

- Mức chưa tối đa (0.5 điểm): HS chỉ nêu được một trong 3 ý.

- Không đạt (0 điểm): HS trả lời không đúng hoặc không trả lời.

Chú ý: Khi trả lời HS phải lặp lại câu hỏi. Nếu không lặp lại câu hỏi – 0.25 điểm

1.0
Tập làm văn

Bằng những kiến thức trong thực tiễn cuộc sống hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

* Yêu cầu về kỹ năng:

- Vận dụng những hiểu biết về cách làm bài văn giải thích

- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng.

- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, sáng tạo, có cảm xúc.

* Yêu cầu về kiến thức

A) Mở bài: Giới thiệu khái quát ai có lòng kiên trì, ý chí nghị lực sẽ thành công trong cuộc sống.

-Trích dẫn câu tục ngữ: “Có công…kim”

B) Thân bài:

1. Giải thích: Sắt là gì? Kim là gì?

-Ý nghĩa: Người có ý chí nghị lực, lòng kiên trì sẽ thành công trong cuộc sống.

2.Tại sao con người cần phải có ý chí, nghị lực?

-Tất cả những thành công nào đều đòi hỏi con người phải cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách.

- Có ý chí, nghị lực giúp con người vững vàng trước thử thách phong ba.

- Dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to.

- Sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn.

3. Nêu các dẫn chứng có ý chí, nghị lực thì thành công

+Ngày xưa

+Trong cuộc sống đời thường

4. Bài học: Đây là đức tính quý báu của dân tộc ta. Giúp con người không đầu hàng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

C)Kết bài:

- Khẳng định giá trị câu tục ngữ

- Liên hệ bản thân.

* Biểu điểm

Điểm 5.5 –6.0:

- HS hiểu đề. Nội dung phong phú.

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.

- Mắc lỗi chính tả có thể chấp nhận được.

- Bài làm có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm. Chữ viết sạch đẹp.

Điểm 4.5 – 5.0:

- HS hiểu đề. Nội dung hoàn chỉnh.

- Diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng, mắc lỗi chính tả có thể chấp nhận được.

- Bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc. Chữ viết sạch đẹp.

Điểm 3.5 – 4.0:

- Bài làm có nội dung trình bày không theo trình tự hợp lý.

- Diễn đạt lủng củng, bài làm còn gạch xóa, mắc nhiều lỗi chính tả.

Điểm 2.0:

- Nội dung rất sơ sài tỏ ra không hiểu bài.

- HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết (thiếu kết luận).

- Chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.

Điểm 1.0:

- Nội dung rất sơ sài, thiếu ý.

- Không nắm phương pháp làm văn giải thích chứng minh.

Điểm 0:

- Lạc đề.

6.0

0.5

5.0

0.5