Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 trường TH-THCS-THPT Đa trí tuệ năm 2018-2019

79027fb10141fde725b1c04170ee0b75
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 16:39:41 | Được cập nhật: 13 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22904 | Lượt Download: 0 | File size: 0.019814 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT HÀ NỘI

TRƯỜNG TH, THCS & THPT

ĐA TRÍ TUỆ

(Đề này có 2 trang)

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn lớp 7

Năm học 2018-2019

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên:……………………………

Số báo danh:…………………………

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (4.5 điểm)

…..“Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”…

(Ngữ văn 7, tập II, trang 101, NXB Giáo Dục, 2014)

a. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai viết?

b. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu mở đầu của đoạn trích?

c. Chuyển câu chủ động sau thành câu bị động: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.”

d. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) chứng minh “Thưởng thức ca Huế là một thú tao nhã”; trong đoạn văn có sử dụng cụm C-V để mở rộng thành phần câu, gạch chân dưới câu văn có chứa cụm C-V đó và chú thích rõ là cụm C-V mở rộng thành phần nào.

Câu 2: (1.0 điểm)

a. Chép lại một câu tục ngữ về con người và xã hội.

b. Em hiểu câu tục ngữ vừa chép như thế nào?

Câu 3: (4.5 điểm)

Ca dao, tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý báu về mọi mặt mà ông cha ta đã truyền lại cho thế hệ sau.

Bằng hiểu biết của mình, em hãy chứng minh bài học kinh nghiệm được gửi gắm trong câu tục ngữ:

Thương người như thể thương thân”

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Nội dung cần đạt Điểm
1a

- Đoạn văn trên trích trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương”

- Của tác giả: Hà Ánh Minh

0.5

0.5

1b

- Biện pháp nghệ thuật liệt kê: “…bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt …

- Tác dụng: minh chứng cho sự phong phú đa dạng, giàu nhịp điệu của các khúc nhạc biểu diễn trong một đêm ca Huế.

0.5

0.5

1c Câu bị động: Các ngón đàn được các nhạc công dùng trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.”

0.5

0.5

1d

Yêu cầu:

- Hình thức:

+ Đảm bảo yêu cầu về dung lượng (cộng trừ 2 câu)

+ Diễn đạt trôi chảy, sử dụng từ chuẩn xác, rõ nghĩa, không sai lỗi chính tả.

- Nội dung:

HS có thể trình bày theo cảm nhận của bản thân, đoạn văn cần đảm bảo những nội dung sau

Ca Huế sang trọng, tao nhã, duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức, từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến cách trang điểm, ăn mặc.

+ Không gian biểu diễn: du khách sẽ được thưởng thức những làn điệu dân ca mang hồn cốt của con người xứ Huế trên những chiếc thuyền rồng được trang trí cầu kì, vô cùng cổ kính nhưng cũng rất đỗi sang trọng, lung linh, huyền ảo.

+ Trang phục: Nam mặc áo dài the, quần thụng, nữ mặc áo dài rất duyên dáng.

+ Nguồn gốc: có sự kết hợp giữa nhã nhạc cung đình Huế trang trọng và sự bình dị của ca nhạc dân gian.

+ Thể điệu ca Huế sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán... góp phần thể hiện thế giới nội tâm phong phú của con người.

- Gạch chân đúng câu văn có cụm C-V mở rộng thành phần câu và chú thích rõ.

0. 5

1.0

0.5

2a Chép đúng câu tục ngữ về con người về xã hội 0.5
2b

Đưa ra được cách hiểu của mình về câu tục ngữ đó.

- Về mặt hình thức nghệ thuật: chỉ ra được đặc điểm chung về hình thức, nghệ thuật của thể loại tục ngữ

- Về mặt nội dung: nếu đúng nội dung, bài học kinh nghiệm

0.5
3

* Hình thức

- Đúng kiểu bài

- Bố cục đầy đủ, đúng, biết cách tách đoạn trong thân bài

- Diễn đạt trôi chảy, sử dụng từ chuẩn xác, rõ nghĩa, không sai lỗi chính tả.

- Trật tự sắp xếp ý hợp lý, biết tập trung vào yêu cầu trọng tâm

- Cho phép trong bài sai từ 1-2 lỗi về diễn đạt.

* Nội dung

HS có thể chứng minh theo theo ý tưởng của bản thân.

Bài làm cần dựa trên những nội dung sau.

I. MB

Giới thiệu được đối tượng cần nghị luận: câu tục ngữ Thương người như thể thương thân.

II. TB

- Giải thích ngắn gọn câu tục ngữ:

+ Phép so sánh “như thể thương thân” đã giúp ta hình dung rõ hơn về tình cảm dành cho người khác với tình cảm ta dành cho mình.

+ Câu tục ngữ là lời khẳng định: phải biết quan tâm, giúp đỡ, lo lắng, đùm bọc người khác, ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế.

+ Câu tục ngữ đã đề cao lối sống nhân ái, giàu tình yêu thương của dân tộc Việt Nam ta.

- Chứng minh bài học kinh nghiệm được gửi gắm qua câu tục ngữ

+ Ngay từ xa xưa, nhân dân ta luôn sống theo tinh thần, truyền thống đạo đức này (ví dụ: hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của dân tộc, rất nhiều phong trào tương thân tương ái được truyền bá rộng rãi như: “Hũ gạo cứu đói”, “Nhường cơm sẻ áo”…)

+ Ngày nay, tinh thần đó vẫn được nêu cao và chúng ta có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi trên đất nước.

(HS lấy dẫn chứng và phân tích rõ sau đó rút ra kết luận: phải yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình)

- Phản đề: Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một bộ phận sống ích kỉ, vô cảm, thờ ơ với mọi người xung quanh, thậm chí còn sằn sàng chà đạp lên người khác để trục lợi cho bản thân.

- Nêu bài học của bản thân

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em

0.5

4.0

0.25

0.75

2.0

0.5

0.25

0.25

* Đối với bài tập làm văn:

- Điểm 4.0 – 4.5: Đáp ứng đủ, đúng các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, từ ngữ phong phú, đúng yêu cầu của kiểu bài nghị luận chứng minh. Hầu như không sai chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 3.0 – 4.0: Nắm được yêu cầu của đề bài. Nội dung tương đối đầy đủ, diễn đạt khá. Có 2 – 3 lỗi về chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 2.0 – 3.0: Xác định đúng yêu cầu của đề bài, chưa biết tách đoạn trong thân bài. Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt. Có khoảng 5 – 7 lỗi sai về chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 1 - 2: Chưa biết cách viết bài văn. Bài văn chưa đủ bố cục, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp. Chưa làm sáng tỏ được yêu cầu của đề bài.

- Điểm 0: Không làm được bài / bài làm lạc đề.