Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 năm 2020-2021

b1e23131d17b26ce5149eb338c849c9b
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 8 tháng 9 2021 lúc 20:11:17 | Được cập nhật: 7 tháng 5 lúc 6:49:50 | IP: 14.165.3.160 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 113 | Lượt Download: 0 | File size: 0.455111 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Đề thi giữa kì 2 Văn 7 năm 2021 số 1 UBND HUYỆN SỐNG MÃ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH&THCS CHIỀNG EN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 NĂM HỌC: 2019 – 2020 (Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề) * Ma trận đề. Cấu trúc đề Phạm vi - Tác giả, tác phẩm, thể loại. I. Đọc hiểu: Văn bản: Sống chết mặc bay II. Làm văn Câu 1: - Nội dung của đoạn trích - Tiếng Việt: Câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) có Cấp độ nhận thức NB - Nhận biết được tên tác giả, tác phẩm, thể loại. TH Hiểu được nội dung của đoạn trích Nhận Viết biết đúng đúng chủ yêu cầu đề về nội Trình VD VD cao Tìm được câu đặc biệt và chỉ ra tác dụng của câu đặc biệt. Viết được đoạn văn hoàn chỉnh theo Điểm 3,0 điểm - Có sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 2,0 điểm Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí chủ đề liên quan văn bản đọc hiểu: Nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên. Viết bài văn nghị luận dùng phép lập luận chứng minh. Câu 2: dung và bày nội hình thức dung trong đoạn văn. đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp. Xác định được đúng yêu cầu đặt ra trong đề bài: vấn đề, phạm vi...cần nghị luận Hiểu cách làm bài văn nghị luận dùng phép lập luận chứng minh có các các yếu tố cơ bản: luận điểm, luận cứ, cách lập luận. đúng yêu và thể hiện cầu. được nội dung yêu - Dùng từ cầu đặt ra. chính xác, hợp lý, diễn đạt mạch lạc. - Biết làm bài văn nghị luận có bố cục 3 phần. Thể hiện những cảm nhận, quan điểm cá nhân một cách lợp lý về vấn đề đề. - Có dẫn chứng để chứng minh Bài viết sáng tạo: có những kiến giải riêng sâu sắc, mới mẻ, thuyết phục; diễn đạt hấp dẫn, biết liên hệ, so sánh để mở rộng vấn đề. 5,0 điểm UBND HUYỆN SỐNG MÃ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH&THCS CHIỀNG EN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 7 NĂM HỌC: 2019 - 2020 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc – Hiểu văn bản (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” (Trích Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm) Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là gì? Câu 3 (1 điểm) Nội dung của đoạn trích trên là gì ? Câu 4 (1 điểm) Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên? Tác dụng của câu đặc biệt đó là gì? Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn trích trên? Câu 2 (5 điểm) Viết bài văn nghị luận chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”? Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí UBND HUYỆN SỐNG MÃ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH&THCS CHIỀNG EN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM- BIỂU ĐIỂM Môn: Ngữ văn 7 I. Yêu cầu chung - Giáo viên cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Tổng toàn bài kiểm tra là 10, chiết đến 0,25 điểm. II. Yêu cầu cụ thể Câu Nội dung Điểm I. Đọc – Hiêu văn bản - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Sống chết mặc bay” 0,25 - Tác giả: Phạm Duy Tốn 0,25 2 - Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là truyện ngắn hiện đại 0,5 3 Nội dung của đoạn trích trên là: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. 4 - Câu đặt biệt: Gần một giờ đêm. 1 Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 1 0,5 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí - Tác dụng: Xác định thời gian. 0,5 II. Tạo lập văn bản a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn - Học sinh có thể viết đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp b. Xác định đúng nội dung của đoạn văn: Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. 0,25 0,25 c. Triển khai nội dung của đoạn văn - Trình bày đảm bảo được các ý sau: + Cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm 1 + Cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. Có suy nghĩ và nhận xét về hình ảnh đó. 0,25 d. Chính tả, ngữ pháp - Viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,75 e. Sáng tạo - Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ. 0,25 0,25 2 a. Đảm bảo bố cục của một bài văn nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. 0,25 0,25 c. Bài văn nghị luận chứng minh cần đảm bảo theo dàn ý sau: * Mở bài - Rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống của Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 0,5 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí con người. Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. * Thân bài (Chứng minh) - Rừng đem đến cho con người nhiều lợi ích: + Rừng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. 1,5 + Rừng cung cấp cho con người nhiều lâm sản quý giá. + Rừng có tác dụng ngăn nước lũ, điều hoà khí hậu. + Rừng là kho tàng thiên nhiên, phong phú vô tận. + Rừng với những cảnh quan đẹp đẽ là nơi để cho con người thư giãn tinh thần, bồi bổ tâm hồn. - Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của con người: + ý thức bảo vệ rừng kém sẽ gây hậu quả xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người. Ví dụ : Chặt phá rừng đầu nguồn dẫn đến hiện tượng sạt lở núi, lũ quét… tàn phá nhà cửa, mùa màng. Cướp đi sinh mạng của con người. + Đốt nương làm rẫy sơ ý làm cháy rừng phá vỡ cân bằng sinh thái, gây thiệt hại không thể bù đắp được. + Bảo vệ rừng tức là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của con người. + Mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng. * Kết bài - Ngày nay, bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng được thế giới đặt lên hàng đầu, trong đó có việc bảo vệ rừng. - Mỗi chúng ta hãy tích cực góp phần vào phong trào trồng cây gây rừng để đất nước ngày càng tươi đẹp. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 1,5 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 - Bài viết mạch lạc, đúng chính tả, đảm bảo chuẩn ngữ pháp. e. Sáng tạo - Cách viết hấp dẫn, mới mẻ, sáng tạo. 0,25 0,25 Đề thi Văn 7 học kì 2 số 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2019 - 2020 CẨM GIÀNG MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Đề gồm có 01 trang I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to. Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt, gắt rằng: - Mặc kệ! Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại: Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí - Có ăn không thì bốc chứ! Thầy đề vội vàng: - Dạ, bẩm, bốc.” (Ngữ văn 7, Tập hai) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Nội dung của đoạn văn trên? Câu 3 (1,0 điểm): Tìm và ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn. Câu 4 (1,0 điểm): Ý nghĩa của câu văn “Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.” II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Qua học văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy lí giải vì sao tác giả viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;...” (trình bày thành một đoạn văn khoảng 150 chữ). Câu 2 (5,0 điểm) Tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. --------------------Hết------------------Mời các em xem đáp án tại đây: Đề thi Văn lớp 7 học kì 2 năm 2020 có đáp án Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng, Hải Dương Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn số 3 SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM HỌC: 2018 – 2019 MÔN: Ngữ Văn 7 Câu 1: (1 điểm) 1.1. Ca dao có câu: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Câu ca trên gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu tục ngữ nào em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 cũng có ý nghĩa nhắc nhở về truyền thống tốt đẹp này? 1.2. Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao? Câu 2: (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. (Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương, Ngữ văn 7, tập 2, trang 101, 102) 2.1 Tìm và nêu tác dụng của các phép liệt kê được sử dụng ở ngữ liệu. 2.2 Từ những gợi dẫn ở ngữ liệu và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu với bạn bè về ca Huế- một nét đẹp văn hóa của quê hương. (Trả lời ngắn gọn, không quá ½ trang giấy thi) Câu 3: (5 điểm) Có ý kiến cho rằng nhà là nơi không cần quá rộng, chỉ cần nơi ấy có đủ yêu thương. Bằng những hiểu biết và trải nghiệm của bản thân, hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện suy nghĩ của em về ý kiến trên. ........HẾT........ Đáp án đề thi Ngữ văn 7 học kì 2 số 3 Câu 1: (1 điểm) 1.1 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 1.2 Ở tục ngữ, thành phần nào của câu thường được rút gọn? Vì sao? - Chủ ngữ thường được rút gọn. - Tục ngữ là những lời khuyên, kinh nghiệm mà ông cha ta truyền lại cho con cháu. Đối tượng mà nó hướng đến là chung tất cả mọi người chứ không riêng ai => rút gọn chủ ngữ. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Câu 2: 2.1 Các phép liệt kê: - buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn - nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân - không vui, không buồn - có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán - thong thả, trang trọng, trong sáng - tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch. Tác dụng: Gợi lên sự phong phú, đa dạng của những làn điệu ca Huế với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ đó mở ra một nội tâm phong phú, âm thầm, kín đáo của con người xứ Huế. 2.2 HS dựa vào gợi dẫn và hiểu biết của bản thân để giới thiệu được một số nét cơ bản về ca Huế. Sau đây là một số gợi ý: - Ca Huế là một nét văn hóa độc đáo của vùng đất cố đô. - Ca Huế là sự kết hợp của nhã nhạc cung đình trang trọng với âm nhạc dân gian bình dị. - Ca Huế độc đáo từ nhạc cụ, trang phục đến không gian, thời gian biểu diễn. - Những làn điệu ca Huế mang nhiều cung bậc khác nhau thể hiện được nội tâm phong phú của con người nơi đây. Câu 3: (5 điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng Học sinh biết vận dụng những kiến thức về đặc điểm, cách làm bài văn văn nghị luận: xác lập luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Bài văn có bố cục 3 phần, hệ thống ý sáng rõ, có sự liên kết giữa các phần, các đoạn. B. Yêu cầu về kiến thức. HS trình bày sự hiểu biết và nhận thức đúng đắn của mình về nội dung, ý nghĩa vấn đề được nêu ở đề bài. Kết hợp giải thích với chứng minh bằng những dẫn chứng gần gũi, thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý : Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí - Nhà là bến đỗ bình yên nhất của mỗi người, là chốn neo đậu của tâm hồn. Sự bình yên ấy được tạo nên không phải bởi những bê tông, cốt thép, những sang trọng, rộng lớn mà được tạo nên bởi yêu thương. - Một căn nhà thật sự là nơi có những yêu thương của bà, của mẹ, có những chở che của bố, có tiếng cười đùa cùng anh em. Đó là nơi bão dừng ngoài cánh cửa để chỉ còn lại ấm áp, yêu thương. - Yêu thương ấm áp là thứ tài sản quý giá nhất để mỗi người luôn muốn tìm về, muốn được sống những giây phút thoải mãi, hạnh phúc nhất. - Mỗi người cần học cách để trao đi yêu thương, để căn nhà luôn ấm áp, là chốn bình yên thật sự ta có thể tìm về. Đề 4 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 ĐIỂM) – Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đề thi Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” là của tác giả nào? A. Hà Ánh Minh. B. Hoài Thanh. C. Phạm Văn Đồng. D. Hồ Chí Minh. Câu 2: Văn bản “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại nào? A. Tùy bút B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Kí sự Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” phương thức biểu đạt nào chính? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Miêu tả Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? A. Cuộc sống lao động của con người. B. Tình yêu lao động của con người C. Do lực lượng thần thánh tạo ra. D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận? A. Cốt truyện. B. Luận cứ. C. Các kiểu lập luận. D. Luận điểm. Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”? A. Tranh luận. B. Ngợi ca. C. So sánh. D. Phê phán. Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính? A. Đơn xin chuyển trường. B. Biên bản đại hội Chi đội. C. Thuyết minh cho một bộ phim. D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 - 2012 Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi. C. Con chó cắn con mèo B. Tôi bị ngã D. Nam bị cô giáo phê bình. PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM) Câu 9 (2đ): Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Sống chết mặc bay”? Câu 10 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau: Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng. b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình. Câu 11 (5đ): Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” (5đ) ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN LỚP 7 Câu Nội dung Biểu điểm 1 A 0,25đ 2 B 0,25đ 3 C 0,25đ 4 D 0,25đ 5 A 0,25đ 6 B 0,25đ 7 C 0,25đ 8 D 0,25đ 9 Nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản: HS ghi 2đ được phần ghi nhớ trong SGK. 10 Xác định được các cụm C – V sau: 0,5đ a. “Huy học giỏi” và cụm “cha mẹ và thầy cô rất vui lòng”. 0,5đ Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí b. “một bàn tay đập vào vai” và cụm “hắn giật mình”. 11 Đề 1:(5 điểm) A/ Yêu cầu chung: – Thể loại: Bài văn nghị luận chứng minh – Nội dung: Có công mài sắt có ngày nên kim là Lòng kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm – Hình thức: Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng. B/ Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: Mở bài: (0,5 điểm ) – Con người cần có lòng kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm – Ông bà ta đã khuyên nhủ qua câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” Thân bài: (3 điểm) Trình bày, đánh giá chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: – Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng (0,5 điểm) Nghĩa đen: Một cục sắt to nhưng nếu con người kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thì sẽ rèn thành 1 cây kim bé nhỏ hữu ích. Nghĩa bóng: Con người có lòng kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm và chăm chỉ chịu khó thì sẽ thành công trong cuộc sống. – Con người có lòng kiên trì và có nghị lực thì sẽ thành công. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 3đ Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí (1,5điểm) + Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động như anh Nguyễn Ngọc Kí, Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền … Trong học tập: Bản thân của học sinh Trong kháng chiến: Dân tộc Việt Nam của ta – Nếu con người không có lòng kiên trì và không có nghị lực thì sẽ không thành công. (0,5điểm) + Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động, trong học tập Trong kháng chiến – Khuyên nhủ mọi người cần phải có lòng kiên trì và có nghị lực. (0,5 điểm) Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lòng kiên trì và nghị lực là đức tính quan trọng của con người. Hình thức: Đảm bảo theo yêu cầu, không mắc lỗi các loại (1điểm) Đề 2: Yêu cầu đạt được: MB: (1đ) – Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm của người xưa, thể hiện sự nhớ công ơn của ông cha Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí ta. TB: (3đ) – Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ. – Triển khai. + Câu tục ngữ có ý nghĩa sâu xa đối với chúng ta. + Thấy được công ơn lớn lao của cha ông đã để lại cho chúng ta. + Cần học tập ở câu tục ngữ trên điều gì. KB: (1đ) – Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với hôm nay. Đề 5. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017 PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút A. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Câu tục ngữ nào sau đây nói về kinh nghiệm dự báo thời tiết? A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. B. Uống nước nhớ nguồn. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí C. Lá lành đùm lá rách. D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. Câu 2. Trong những câu sau, câu nào có ý trái ngược với các câu còn lại? A. Uống nước nhớ nguồn. B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Ăn cháo đá bát. D. Uống nước nhớ người đào giếng. Câu 3. Theo tác giả Hoài Thanh trong bài “Ý nghĩa văn chương”, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở đâu? A. Cuộc sống lao động của loài người. B. Tình yêu lao động của con người. C. Do lực lượng thần thánh tạo ra. D. Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. Câu 4. Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết? A. Vì Bác có năng khiếu văn chương. B. Vì Bác sinh ra ở nông thôn. C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác. D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Câu 5. Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai Mai được viết theo phương thức biểu đạt nào? Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí A. Biểu cảm. B. Nghị luận. C. Tự sự. D. Miêu tả. Câu 6. Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.” được sử dụng phép tu từ gì? A. So sánh. B. Nhân hóa C. Liệt kê. D. Điệp ngữ. Câu 7. Dòng nào sau đây không phải là câu đặc biệt? A. Mùa xuân. B. Trời đang mưa. C. Hoàng hôn. D. Một hồi còi. Câu 8. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cần viết báo cáo? A. Nhà trường cần biết kết quả chuyến đi tham quan của lớp em. B. Gia đình chuyển nơi ở, em phải chuyển trường. C. Sự hối hận của bản thân sau khi mắc lỗi không học bài. D. Em bị ốm không thể đi học được. B. Phần tự luận (8,0 điểm): Câu 9. Đọc đoạn trích sau: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” (Văn 7 – tập 2, NXBGD). a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Nêu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó? Câu 10. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí a) Thế nào là câu chủ động? b) Hãy chuyển câu chủ động sau đây thành câu bị động: Một họa sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV. Câu 11. Em hãy viết bài văn giải thích câu nói của Lê - nin: Học, học nữa, học mãi Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 số 5 Phần A. Trắc nghiệm: (2,0 điểm). Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C D D B C B A Phân B. Phần tự luận: (8,0 điểm) Câu 9 Học sinh cần nêu được đúng tên tác giả, tác phẩm và nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó. a, - Đoạn văn được trích từ tác phẩm “Sống chết mặc bay”. - Tác giả: Phạm Duy Tốn. b, Nội dung, nghệ thuật: - Nội dung: Qua cảnh hộ đê, tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 0 - Nghệ thuật: Lời văn cụ thể, sinh động. Sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật. Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Câu 10 a, Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). b, Học sinh chuyển được câu chủ động thành câu bị động: Ví dụ: Bức tranh này được một họa sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỉ XV. Câu 11 * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết được bài văn nghị luận giải thích. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh giải thích được câu nói của Lê – nin. Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau: A. Mở bài: Nêu vấn đề giải thích và trích dẫn câu nói của Lê – nin. B. Thân bài: 1. Giải thích thế nào là Học, học nữa, học mãi. - Học: là một hoạt động tư duy trí tuệ, là tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức về mọi mặt. - Học nữa: là tiếp tục học tập để có thêm, nâng cao kiến thức vào những điều đã được học. - Học mãi: là học không ngừng nghỉ, học suốt đời để nâng cao tri thức, trình độ hiểu biết của mình, học liên tục không kể gì tuổi tác. -> Câu nói có ba vế ngắt thành ba nhịp kết hợp với các từ “nữa”,“mãi”, điệp từ “học” để khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học và nhấn mạnh việc học tập phải được duy trì suốt cuộc đời. 2. Tại sao phải Học, học nữa, học mãi? Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188