Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 huyện Nga Sơn

986ae908738a3ec02443a399ae5cfe92
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 16:50:54 | Được cập nhật: 12 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22223 | Lượt Download: 3 | File size: 0.020862 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD& ĐT NGA SƠN

TRƯỜNG……………………

KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Họ, tên học sinh: …………………………………...Lớp:………………

ĐIỂM

………………………

Lời phê của giáo viên

ĐỀ BÀI

Câu 1: ( 3,0 điểm) Cho đoạn văn sau:

“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”

(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)

  1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

  2. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? Tìm câu nêu lên chủ đề của đoạn văn trên?

  3. Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

  4. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .

Câu 2: ( 2 điểm) Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ.

Câu 3: ( 5 điểm) “Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”

Em hiểu như thế nào về lời khuyên của cha ông ta qua câu ca dao trên?

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI NGỮ VĂN 7

Thời gian: 90 phút

Câu 1: ( 3 điểm)

a.- Đoạn văn trên trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”(0.25đ)        

- Tác giả: Phạm Văn Đồng. (0.25đ)

b.- Phương thức biểu đạt: Nghị luận ( 0.25đ)

- Câu nêu chủ đề của đoạn văn: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.(0.25đ)

c.- Tìm đúng cụm C – V: Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ ( 0.5đ)

- Phân tích đúng cấu tạo: Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác/quý trọng biết

C V

bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ.

(0.5đ)

d. - Xác định đúng phép liệt kê : + Con người của Bác, đời sống của Bác (0.25đ)

                          + Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống (0.25đ)

  • Tác dụngLiệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người sống giản dị, điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu.(0.5đ)

Câu 2: ( 2 điểm) Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý, đảm bảo hình thức của một đoạn văn; giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời:

  • Giới thiệu và khẳng định về đức tính giản dị của Bác Hồ.

  • Chứng minh được lối sống giản dị của Bác trong bữa ăn hàng ngày, giản dị trong cách ăn mặc, giản dị trong căn nhà, đồ dùng, giản dị trong đời sống sinh hoạt, giản dị trong cách viết và cách ứng xử

  • Đức tính giản dị của Bác Hồ không chỉ có người dân Việt Nam biết đến mà cộng đồng bạn bè quốc tế cũng hết lời khen ngợi, cảm mến đức tình này của Bác.

  • Em cần làm như thế nào để học tập theo Bác?

Câu 3: (5 điểm)

Yêu cầu chung:

+ Bài viết thể hiện đúng đặc trưng của kiểu văn bản nghị luận: sử dụng phép lập luận giải thích.

+ Bài viết có bố cục rõ ràng, đầy đủ ba phần.

+ Văn viết trôi chảy, mạch lạc, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả.

Yêu cầu cụ thể: HS có thể trình bày bài làm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:

* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn được vấn đề nghị luận. (0.5đ)

* Thân bài:

- Nghĩa đen: bầu và bí là loại cây rau ăn quả, dây leo, tuy khác giống nhưng có chung điều kiện, hoàn cảnh sống.(0.5đ)

- Nghĩa bóng: là lời khuyên nhủ về một thái độ sống; người sống trong cùng cộng đồng phải yêu thương đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.(1đ)

- Tại sao phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau?( 1.5đ)

+ Vì mỗi cá nhân không thể sống tách biệt khỏi những mối quan hệ trong cộng đồng.

+ Vì nếu mỗi cá nhân biết yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần tạo ra môi trường sống tốt đẹp.

+ Vì tình yêu thương, giúp đỡ nhau giữa những con người trong cùng cộng đồng sẽ là nhân tố tạo nên sức mạnh đoàn kết, giúp con người có thể vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc.

- Liên hệ với những câu tục ngữ, ca dao khác và giá trị của câu tục ngữ với ngày nay.(0.5đ)

* Kết bài: Khái quát lại vấn đề hoặc rút ra bài học về đạo lí rút ra từ câu ca dao.(0.5đ)

(0.5đ dành cho trình bày, bố cục, chính tả)