Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 7 huyện Minh Hoá năm 2018-2019

13766cf3df966ea89e644912006549c1
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 16:38:42 | Được cập nhật: 20 giờ trước (2:48:34) | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 49 | Lượt Download: 0 | File size: 0.020971 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD - ĐT MINH HÓA

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2018- 2019

MÔN NGỮ VĂN 7

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

(Đề có 01 trang, gồm 08 câu)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

( Ngữ văn 7 tập 2, trang 24)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? (0.5điểm)

Câu 2. Tác giả là ai ? (0.5điểm)

Câu 3. Nêu nội dung chính đoạn trích trên? (1điểm)

Câu 4. Dấu chấm lửng trong câu: “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…” có tác dụng gì ?(1 điểm)

II. KIỂM TRA KIẾN THỨC (2 điểm)

Câu 1. Thế nào là tục ngữ? (0.5 điểm)

Câu 2. Thế nào là câu đặc biệt ? (0.5 điểm)

Câu 3. Dấu chấm phẩy trong câu: “Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.” có tác dụng gì?

III. LÀM VĂN (5 điểm)

Ca dao có câu:

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra."

Em hãy giải thích nghĩa câu ca dao trên.


PHÒNG GD - ĐT MINH HÓA

TRƯỜNG THCS HÓA HỢP

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA

HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC 2018- 2019

(Hướng dẫn chấm có 02 trang)

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC – HIỂU 3.0
1 Đoạn trích được trích trong tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 0.5
2 Tác giả : Hồ Chí Minh 0.5
3 Nội dung của đoạn trích : Thể hiện niềm tự hào và trách nhiệm phải luôn ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì họ đã dũng cảm đấu tranh giữ nước. 1.0
4 Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu: Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc chưa liệt kê hết 1.0
II KIỂM TRA KIẾN THỨC 2.0
1 Nêu đúng khái niệm tục ngữ: Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ành, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội…) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. 0.5
2 Nêu đúng khái niệm câu đặc biệt : Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ 0.5
3 Tác dụng của dấu chấm phẩy trong câu: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp 1.0
II LÀM VĂN 5.0

Giải thích nghĩa câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn với các phần MB, TB và KB 0.5
b. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ và đặt câu 0.5

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

* Mở bài:

- Giới thiệu về câu ca dao.

- Nêu ý nghĩa khái quát của câu ca dao: Nói về công lao to lớn của cha mẹ.

*Thân bài:

Triển khai việc giải thích

- Nghĩa đen:

+ Núi Thái Sơn (là ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc)? Ví công cha như núi Thái Sơn có ý nghĩa gì? (nói lên công cha là bao la, rộng lớn).

+ Nước trong nguồn (là nước chảy ra không bao giờ cạn)? Ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn có ý nghĩa gì? (nói lên sự vô cùng, vô tận của công mẹ)?

+ Cả câu ca dao nói lên điều gì? (Nói lên công ơn to lớn, vô cùng của cha mẹ đối với con cái.

- Nghĩa bóng: Câu ca dao nói lên công lao to lớn của cha mẹ thể hiện:

+ Công lao sinh thành. (Không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi người, công lao này không gì so sánh được)

+ Công lao nuôi dưỡng. Nuôi dưỡng từ bé đến lớn. Bé thì mẹ cho bú mớm, lớn lên cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc lúc khỏe mạnh, khi ốm đau… (nuôi ăn mặc, sắm sửa các phương tiện khác để sinh sống). Lấy dẫn chứng của bản thân

+ Công lao dạy dỗ, giáo dục: Dạy bảo đạo đức, cách cư xử trong xã hội. (Liên hệ bản thân )

- Nghĩa sâu xa: Công lao cha mẹ rất to lớn, làm con phải ghi nhớ công ơn ấy. (Liên hệ bản thân: em thấy tình cảm của em với cha mẹ như thế nào. Em sẽ làm gì để để đền đáp công ơn cha mẹ.)

* Kết bài:

- Ý nghĩa của câu ca dao đối với mọi người.

- Xác định thái độ, tình cảm của chúng ta đối với cha mẹ.

3.5

0.25

0.25

0.25

0.25

0.5

0.25

0.5

0.25

0.5

0.25

0.25

d. Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ, phát biểu độc đáo, mới mẻ ; có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng. 0.5