Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 12 trường PTDTNT THCS-THPT Krong Nô năm 2018-2019

8a3bc779368605f4b21080360a8356a0
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 17 tháng 5 2022 lúc 20:04:50 | Được cập nhật: 23 tháng 4 lúc 2:45:33 | IP: 14.165.12.204 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 71 | Lượt Download: 0 | File size: 0.117248 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT THÁI NINH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG

TRƯỜNG PTDTNT THCS VÀ THPT

KRÔNG NÔ

____________________

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2018-2019

MÔN: Ngữ văn 12.

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề).

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập - bóng tối và ánh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng dày vò tâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến.

Thật vậy, sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách - những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà còn ở thế giới nội tâm. Bóng tối sẽ không thể tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.

(Tian Dayton, Ph. D, Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Trang 129)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả Để hạnh phúc luôn mỉm cười ta phải làm gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không dám đối mặt với nỗi sợ hãi? (1,0 điểm)

Câu 3. Sự trưởng thành của mỗi con người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách?

Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao? (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy trình bày đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”

----------- HẾT ----------

Họ, tên thí sinh:

Số báo danh:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG

TRƯỜNG PTDTNT THCS VÀ THPT

HUYỆN KRÔNG NÔ

____________________

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2018-2019

MÔN: Ngữ văn 12.

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề).

A. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn ngữ văn lớp 12 học kỳ 2.

Cụ thể là đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:

- Kĩ năng đọc hiểu văn bản:

+ Biết xác định phương thức biểu đạt, thông điệp từ đoạn trích.

+ Tìm hiểu ý nghĩa của đoạn trích.

+ Kĩ năng tạo lập văn bản bàn về một vấn đề xã hội rút ra từ ý nghĩa đoạn trích.

- Kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận (xã hội, văn học).

2. Mục tiêu về năng lực.

- Kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản.

- Học sinh phát huy tính sáng tạo của cá nhân khi làm bài.

- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, năng lực trình bày suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân, năng lực sáng tạo, năng lực thu thập thông tin để viết một bài văn nghị luận tổng hợp.

B. MA TRẬN

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

Phần đọc hiểu

Xác định phương thức biểu đạt

Nhận diện ý của tác giả trong đoạn văn

Trình bày quan điểm của mình về một vấn đề đặt ra trong văn bản

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

2

1,5

15%

1

1,5

15%

3

3

30%

Phần làm văn

Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để viết một đoạn văn nghị luận xã hội

Tích hợp kiến thức, kĩ năng đã học để làm một bài văn nghị luận văn học cảm nhận về một nhân vật văn học

Số câu

Số điểm

Tỷ lệ %

1

2

20%

1

5

50%

2

7

70%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỷ lệ %

2

1,5

15%

1

1,5

15%

1

2

20%

1

5

50%

5

10

100%

C. BIÊN SOẠN ĐỀ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG

TRƯỜNG PTDTNT THCS VÀ THPT

KRÔNG NÔ

____________________

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2018-2019

MÔN: Ngữ văn 12.

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề).

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập - bóng tối và ánh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng dày vò tâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tối tăm, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến.

Thật vậy, sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách - những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà còn ở thế giới nội tâm. Bóng tối sẽ không thể tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.

(Tian Dayton, Ph. D, Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Trang 129)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả Để hạnh phúc luôn mỉm cười ta phải làm gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không dám đối mặt với nỗi sợ hãi? (1,0 điểm)

Câu 3. Sự trưởng thành của mỗi con người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách?

Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao? (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy trình bày đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề: Chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”

----------- HẾT ----------

D. HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Đọc – hiểu

1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0,5

2

Theo tác giả

- Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình.

- Khi “không đối diện với nỗi sợ hãi”, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có

1,0

3

Học sinh bảo về được quan điểm của mình có sức thuyết phục

1,5

Làm văn

Câu 1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của tuổi trẻ.

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

0,25

b. Xác định được vấn đề nghị luận

0,25

c. Nội dung đoạn văn

Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, thí sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách với điều kiện lập luận chặt chẽ, thuyết phục,... Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài:

- Giải thích Thế nào là bóng tối? Tình yêu được nói tới ở đây là gì?

Câu nói đề cao sức mạnh của tình yêu thương con người, nó có khả năng đẩy lùi bóng tối và tội ác.

- Lí giải sức mạnh của tình yêu thương trong đời sống cộng đồng.

- Bài học: làm thế nào để bồi đắp cho tâm hồn có tình yêu thương?

1,0

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, vừa với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng việt

0,25

Câu 2:

Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

- Có đủ MB, TB, KB: MB nêu được vấn đề, TB triển khai được vấn đề, KB kết luận được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

- Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba và liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” để làm sáng tỏ ý kiến: “Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ, đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba.

0,5

Giải thích khái niệm:

Theo từ điển thuật ngữ văn học: Bi kịch là một thể loại kịch thường được coi như là đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hòa được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn… diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật  thường chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng

0,5

Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ:

- Bi kịch sống nhờ, sống gửi tồn tại trái với lẽ tự nhiên. (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt)

0,5

- Bi kịch không được người khác hiểu, tôn trọng, yêu quý. (Dẫn chứng: Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân).

0,25

- Bi kịch sửa sai càng thêm sai. (Phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích).

0,5

  Kết thúc tác phẩm, Trương Ba trả lại thân xác cho người hàng thịt, chấp nhận cái chết để không còn là cái vật quái gở mang tên “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nữa. Một kết cục bi kịch nhưng là sự chiến thắng của những điều tốt đẹp, của bản lĩnh, của một Hồn Trương Ba “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Đây là vở bi kịch lạc quan, Trương Ba chết nhưng giá trị cuộc sống được bảo toàn. Không còn thân xác nhưng Trương Ba sẽ còn sống mãi trong lòng người thân, bạn bè với tất cả những gì tốt đẹp nhất. Đoạn kết của vở bi kịch được tác giả viết thêm thể hiện rõ tinh thần lạc quan này và ý nghĩa tư tưởng nhân văn sâu sắc của tác phẩm: sự sống là quý giá nhưng không thể sống bằng mọi cách. Sự tồn tại của con người chỉ có ý nghĩa khi họ là mình một cách trọn vẹn, sống hợp quy luật, hòa linh hồn vào thân xác khi sự tồn tại đó mang lại niềm vui, sự thanh thản cho chính mình và hạnh phúc cho những người xung quanh. Cái chết là một điều không thể tránh khỏi, con người cần phải biết chấp nhận nó và hiểu rằng: người ta chỉ chết thực sự khi không còn sống trong lòng của những người khác”.

- Liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”

- Từ người lao động lương thiện Chí Phèo bị đẩy vào con đường tha hóa, trở thành quỷ dữ, bị loại ra khỏi xã hội loài người.

- Từ quỷ dữ, Chí Phèo thức tỉnh lương tâm, muốn trở lại làm người lương thiện, nhưng Chí Phèo chết thảm khốc trên ngưỡng cửa trở lại làm người.

- Niềm khao khát làm người lương thiện của Chí Phèo vẫn chỉ là ước muốn. Cơ duyên tìm cuộc sống lương thiện của Chí Phèo đã đứt gãy giữa chừng. Ước muốn làm người thật bình dị, đối với Chí Phèo lại thành ra quá xa vời, còn lâu Chí Phèo mới chạm tới được, thậm chí, thành không tưởng.

- Bi kịch chồng chất bi kịch, dù chết Chí Phèo vẫn không thay đổi được bi kịch đau đớn của mình. Vì vậy, tiếng nói khát khao được sống như một con người đối với Chí Phèo là cả một kì vọng.

0,5

0.5

0.25

 Đánh giá chung:

+ Nhìn chung, cả hai tác phẩm cùng nói lên bi kịch của mỗi người. Hai tác giả đều thể hiện sự bế tắc, nỗi đau tột cùng của con người, đồng thời cả hai tác phẩm cũng khẳng định nét đẹp không thể mất ở mỗi người đó là: nguyện vọng, khát vọng vươn tới sự hoàn thiện về nhân cách, sống là mình và trân trọng giá trị cuộc sống.

+ Ở truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao: Chí Phèo có khát vọng hoàn lương. Cả hai lần Chí Phèo khóc đều liên quan đến vấn đề “sống như thế nào?”. Làm thế nào để con người được sống làm người? Đó là một câu hỏi lớn không lời đáp. Chí Phèo thậm chí chấp nhận việc giết người, chấp nhận việc giết mình để khẳng định quyền được sống.

+ Ở đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt”được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải là sống bằng bất cứ cách nào, bằng bất cứ kiểu sống nào.

0,25

0,25

d. Sáng tạo

Cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo đúng nguyên tắc.

0,25

Tổng điểm toàn bài: 3 +2 + 5 = 10

*Lưu ý:

Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản. Khi chấm, giáo viên cần vận dụng linh hoạt, tránh áp đặt. Tuỳ theo mức độ trình bày về nội dung và sai phạm về hình thức mà cho điểm từng phần cho phù hợp. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, diễn đạt tốt, chữ đẹp và không sai lỗi chính tả.

………………………………………………….

7