Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Văn 7 trường THCS thị trấn Bình Mỹ năm 2018-2019

128ac01e24e18c8ed32964919aabf987
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 16:33:03 | Được cập nhật: 18 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22875 | Lượt Download: 2 | File size: 0.018565 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD- ĐT BÌNH LỤC

TRƯỜNG THCS T.T BÌNH MỸ

ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

Năm học 2018-2019

(Thời gian làm bài 90 phút)

I- VĂN – TIẾNG VIỆT : (5đ)

Cho đoạn văn :

“ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó , chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ ”

1/ Đoạn văn trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?

2/ Xác định phép liệt kê trong đoạn văn trên.

3/ Xác định trạng ngữ và chỉ ra cụm chủ vị mở rộng trong câu văn:’ Ở việc làm nhỏ đó , chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” . Cho biết cụm C-V mở rộng cho thành phần nào trong câu ?

4/ Từ nội dung trong đoạn văn trên em học tập được điều gì ở Bác ? Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 -10 câu trình bày suy nghĩ của em về Bác , trong đó có sử dụng phép liệt kê . Gạch chân phép liệt kê đó .

- HS viết 1 đoạn văn 8-10 câu

II- LÀM VĂN : (5đ)

Đề : Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”

-----HẾT ------

PHÒNG GD- ĐT BÌNH LỤC

TRƯỜNG THCS T.T BÌNH MỸ

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

Năm học 2018-2019

(Thời gian làm bài 90 phút)

I- VĂN – TIẾNG VIỆT : (5đ)

1.Hs trả lời được :

- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”(0,25đ).

- Tác giả : Phạm Văn Đồng. (0,25đ).

- Phương thức biểu đạt : Nghị luận .(0,25đ)

2.Hs trả lời được :

- Phép liệt kê : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.(0,25đ)

3.Hs :

- Xác định trạng ngữ : Ở việc làm nhỏ đó .(0,5đ)

- Chỉ ra cụm chủ vị mở rộng trong câu văn: Ở việc làm nhỏ đó , chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” .

Cụm C-V dùng để mở rộng thành phần phụ ngữ cho cụm động từ trong đoạn văn là : Bác / quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính

C V

trọng như thế nào người phục vụ làm phụ ngữ cho động từ : “thấy”(1đ)

4.Hs viết được : (2,5đ)

- Hình thức : HS viết 1 đoạn văn 8-10 câu , sử dụng phép liệt kê và gạch chân . Trình bày mạch lạc rõ ràng . (1,0đ)

- Nội dung : HS trình bày suy nghĩ của em về Bác, em học tập được điều gì ở Bác ?(1,5đ)

II- LÀM VĂN : (5đ)

Đề : Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”

a. Mở bài (0,5đ)

- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.

- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?

- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.

b. Thân bài: (4đ)

1/Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào? (1đ)

- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.

Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:

+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.

+ Học nữa: Vế thứ nhất đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.

+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.

2/Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.(1đ)

- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.

- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.

- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.

3/ Học ở đâu và học như thế nào? (1đ)

- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...

- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....

- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...

4/ Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao (1đ)( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)

c. Kết bài: (0,5đ)

- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.

- “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.

-----HẾT ------