Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Văn 7 trường THCS Bách Thuận năm 2019-2020

f4a88658c04421261bc665f4eb88aa08
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 2 2022 lúc 16:46:29 | Được cập nhật: 15 phút trước | IP: 14.185.168.44 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 22262 | Lượt Download: 0 | File size: 0.019962 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT VŨ THƯ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS BÁCH THUẬN Môn: Ngữ văn - Lớp 7

Năm học: 2019 – 2020

(Thời gian làm bài 90 phút)

I. PHẦN I: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

( Dẫn theo SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục)

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên?

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu văn “Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

II. PHẦN LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (5-7 c âu) nói về tình yêu quê hương, đất nước trong đó có sử dụng câu đặc biệt. Chỉ ra và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn.

Câu 2: (5 điểm)

Chứng minh rằng : Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 7

NĂM HỌC 2019

  1. Phần đọc hiểu

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?

Con mỗi ngày một lớn lên                                                  
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi

Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

  (Mẹ – Đỗ Trung Quân)

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản, Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ:

Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt/ Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua

Câu 3: Cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ.

Câu 4: Từ đoạn thơ trên hay viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về người mẹ thân yêu của mình.

II. Phần làm văn

Câu 1: Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”

BÀI LÀM

Dẫn dắt: Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau

Mở bài 1: Có ai đó đã nói: “Nơi nào có tình thương yêu, thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”. Quả đúng như vậy, cuộc sống rất cần tình yêu thương và tình yêu thướng rất cần thiết đối với mỗi con người. Và nhân dân ta đã đúc kết lối sống đẹp ấy qua câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”

Mở bài 2: Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có nhiều câu đề ca ngợi yêu thương giữa con người với con người như thương người như thể thương thân, bầu ơi thương lấy bí cùng…và mộ trong những câu được nhiều người biết đến đó là “thương người như thể thương thân”

B. Thân bài:

Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người sống để yêu nhau

Luận điểm 1: Giải thích Trước hết, ta phải hiểu nội dung của câu tục ngữ. “Thương người” nghĩa là yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người khác còn “Thương thân” là thương chính bản thân mình. “Thương người như thể thương thân” được hiểu là thương yêu người khác như chính bản thân mình. Hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động đã làm nổi bật tình yêu thương đồng loại sâu sắc; sự chia sẻ, đồng cảm, sự thấu hiểu trước nỗi đau, nỗi khổ, nỗi bất hạnh của con người. Ý nghĩa cả câu Từ đó, câu tục ngữ khuyên chúng ta cách sống, cách ứng xử giữa người với người: phải yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn khó khăn. Cách sống, cách ứng xử đó đã trở thành lẽ sống cao đẹp của người xưa.

Luận điểm 2: Tại sao thương người như thể thương thân? (Nguyên nhân, ý nghĩa, lí lẽ)

Cuộc sống xung quanh ta còn rất nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn cần được sự giúp đỡ. Lòng nhân ái của con người sẽ giúp người khác vượt qua những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống, giúp người với người xích lại gần nhau hơn, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người yêu mến, quý trọng. Nếu không có tình yêu thương con người sẽ trở nên lạnh lùng vô cảm, tàn nhẫn với tất cả mọi người. Tuy nhiên lòng nhân ai phải xuất phát từ sự chân thành, vô tư, không vụ lợi, không toan tính. Lòng nhân ái sẽ làm cho con người có niềm tin hơn vào cuộc sống, làm cho cuộc đời đáng yêu hơn, ý nghĩa hơn.

Luận điểm 3: Dẫn chứng Lòng nhân ái được thể hiện cụ thể qua lời nói, hành động việc làm thiết thực, có ý nghĩa. Người Việt Nam luôn mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, cùng sinh ra trong bọc trăm trứng nên có lòng yêu thương nhau như ruột thịt. Trong gia đình, cCha mẹ, ông bà yêu thương con cái; anh chị em đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn. Nhân dân từ Bắc chí Nam, mỗi khi lũ lụt miền Trung, miền nam đau xót, chúng tay góp sức ủng hộ để an ủi phần nào những mất mát, đau thương. Hàng năm, các chương trình “Trái tim cho em”, “Tết cho người nghèo”, ... đều đựoc tổ chức để cho các nhà hảo tâm nói lên tiếng nói và bày tỏ tấm lòng nhân ái của mình đối với những cảnh ngộ éo le. Trên khắp mọi miền đất nước, các làng trẻ SOS vẫn được xây dựng để cưu mang, chăm sóc những trẻ em mồ côi trẻ lang thang cơ nhỡ.

Luận điểm 3: Bài học nhận thức và hành động, mở rộng vấn đề

Nhận thức Câu tục ngữ giúp em nhận thức được ý nghĩa vô cùng to lớn của tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống Hành đồng đồng thời tạo cho em một thái độ sống đúng đắn hơn, biết yêu thương nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Mở rộng Tuy nhiên trong xã hội, bên cạnh những người có tình yêu thương, biết quan tâm đến người khác thì cũng có những người sống thiếu đi lòng nhân ái. Cả đời họ chỉ lo nghĩ đến quyền lợi cá nhân mình. Họ có thể sống phè phỡn, xa hoa, con em của họ có thể vung tiền qua cửa sổ trong những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, nhưng họ lại không một chút xao động trước nỗi đau của người khác, trước những mảnh đời bất hạnh đang diễn ra xung quanh. Đó là biểu hiện của lối sống ích kỉ nhỏ nhen, đi ngược lại truyền thống đạo lý của dân tộc, đáng để người đời phê phán. Ta cũng cần phân biệt lòng nhân ái với sự thương hại. Người nhân ái sẽ quan tâm bằng tình cảm chân thành, ánh mắt cảm thông, còn kẻ thương hại sẽ giúp đỡ bằng sự bố thí, bằng cái nhìn ái ngại. Sự quan tâm ấy có lẽ chẳng ai cần đến.

Kết luận: Đánh giá khái quát Lòng nhân ái là một trong những giá trị đạo đức của con người, là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc cần được phát huy trong xã hội hiện nay. Chúng ta, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tuổi nhỏ làm việc nhỏ như mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ những bạn trong lớp, trong trường không may gặp khó khăn…Chỉ là những việc làm nhỏ thôi nhưng cũng đủ để ấm lòng biết bao người như câu ca dao

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chùng một giàn